1.2. Cho vay dự án đàu tư của Ngân hàng thưong mại
1.2.6. Quy trình thẩm định cho vay dụ án đầu tu
Thẩm định DAĐT là việc tiến hành nghiên cứu phân tích một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tê - kỹ thuật của dự án, đặt trong môi tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tê và xã hội đê cho phép đâu tư và quyêt định tài trợ vốn.
Thẩm định cho vay DAĐT là việc rà soát, thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học thông qua sử dụng các công cụ và kỳ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro về mặt kinh tê đứng trên góc độ của ngân hàng đôi với DAĐT mà doanh nghiệp đã đề xuất nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức hoạt động mang tính chất lợi nhuận. Mọi hoạt động của ngân hàng đều huớng tới hiệu quả kinh tê, tìm cách phân tán và giảm thiêu rủi ro.
Hoạt động cho vay DAĐT tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc do biến động của nền kinh tế, thị trường, doanh nghiệp. Vì vậy, trước mỗi dự án đầu tư, ngân hàng đều phải tiên hành thẩm định một các toàn diện xem dự án có khả thi không, doanh nghiệp có khả năng hoàn vốn, thu lợi nhuận không, và nhất là có khả năng trả nợ, lãi cho ngân hàng không.
... trước khi quyết định đầu tư vốn cho dự án.
a. Nội dung thẩm định cho vay dự án đầu tư
Dựa trên khái niệm, cũng như cơ sở về lý luận về các bước để lập, quản lý dự án đầu tư, khi thực hiện cho vay một dự án cần phải tiến hành xem xét, thẩm định các nội dune như sau:
Thứ nhất, thấm định về khách hàng
Cône tác thẩm định khách hàng là một công việc hết sức quan trọng, bao gồm các nội dune thẩm định sau:
-Thấm định tư cách pháp nhân của khách hàng
Cán bộ phải kiểm tra xem khách hàne cho đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hay khône, đánh eiá về lịch sử hoạt động của khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, mục đích vay vốn thông qua việc xem xét: Giấy chứne nhận đăne ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (còn hiệu lực và phù họp với thời hạn cho vay hay khône), điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng để nắm rõ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành của khách hàng.
- Thẩm định năng lực lãnh đạo, điều hành của người quản lý doanh nghiệp
Cán bộ tín dụne trao đổi trực tiếp với chủ sở hữu và người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nehiệp, thông qua các nguồn thông tin từ nhân viên cấp dưới cũng như bên thứ ba độc lập đánh giá để đánh giá năng lực lãnh đạo, điều hành của neười quản lý doanh nehiệp thône qua một số tiêu chí như: Trình độ học vấn, kinh nehiệm chuyên môn, sự thăng tiến...
- Thẩm định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Năne lực kinh doanh của doanh nehiệp được đánh giá dựa trên các yếu tố:
(i) Năne lực hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có của doanh nghiệp:
Nhà máy, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, đội ngũ nhân viên.
(ii) Neuồn cung cấp neuyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nehiệp: do doanh nghiệp tự cung tự cấp hay phải cung cấp vởi các nhà cung ứng trong và ngoài nước, đánh giá khả năng cung câp.
(iii) Các sản phẩm chủ yểu của doanh nghiệp, thị phần của từng loại sản
phẩm trên thị trường, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm.
(iv) Khả năng cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.
(v) Triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
(vi) Mức độ tín nhiệm của bạn hàng đối với doanh nghiệp.
(vii) Chính sách với khách hàng, chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của khách hàng.
- Thầm định tình hình tài chính doanh nghiệp
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trong việc thẩm định dự án nhàm đánh giá tiềm lực tài chính của chủ đầu tư, khả năng tham gia vôn tự có, khả năn2 hỗ trợ tài chính cho dự án. Khi tiến hành thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp. cán bộ tín dụng tập trung vào các nội dung chính sau:
+ Kiểm tra về mức độ tin cậy của các Báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.
Nếu khách hàn2 cung cấp được các Báo cáo tài chính được kiêm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín thì mức độ tin cậy thường được đánh giá là cao. Tuy nhiên, đối với các Báo cáo tài chính chưa được kiêm toán thì cán bộ tín dụng phải kiêm tra neuồn sổ liệu do khách hàng cun2 cấp, phương pháp hạch toán để đánh giá xem Báo cáo tài chính của khách hàng cun2 cấp có trung thực không và đánh giá về mức độ tin cậy của các báo cáo đó.
+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
Trên cơ sở các Báo cáo tài chính được đánh giá là trung thực, mức độ tin cậy cao, cán bộ tín dụng sẽ phân tích cơ cẩu n2uồn vốn, tài sản và các chỉ tiêu khả năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt độn2, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nợ... Từ đó, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra đánh eiá về tình hình tài chính của doanh nehiệp. Ngoài ra để đánh giá một cách toàn diện, cần tìm hiểu các thông tin vê doanh nghiệp thông qua các bạn hàng, các tô chức tín dụng, các nhà đầu tư. Qua việc phân tích năng lực tài chính của khách hàng, neân hàng sẽ đánh RĨá được khả năng cân đôi vón tự có của chủ đâu tư có thê tham gia vào dự án. khả năng góp vốn tự có thực hiện dự án.
- Thâm định uy tín trong quan hệ tín dụng tại các TCTD
Thông qua hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước, các TCTD sẽ kiểm tra thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, qua đó, đánh giá được uy tín của khách hàng.
Thứ hai, thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư mà ngân hàng sẽ tài trợ vốn.
Bên cạnh việc thẩm định mặt pháp lý của dự án, thẩm định sự cần thiết phải đầu tư, thẩm định khả năng triển khai dự án, thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án, thẩm định hiệu quả mặt kinh tế xã hội của dự án, thì cán bộ tín dụng phải đi sâu thấm định tài chính dự án, bao gồm các nội dung:
- Thẩm định về tính khả thi và hợp lý của tổng vốn đẩu tư, cơ cấu và nguồn tài trợ.
- Thẩm định tính họp lý của các bảng báo cáo tài chính.
- Thẩm định dòng tiền của dự án.
- Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án: (i) Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV); (ii) Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR), (iii) Thời gian hoàn vốn đầu tư (PP), (iv) Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi (PI), (v) Điểm hoà vốn.
- Ngoài thẩm định những nội dung phân tích trên, cán bộ tín dụng cần phân tích những thuận lợi và khó khăn để từ đó xác định mức độ rủi ro của dự án. Đe đưa ra được đánh giá, nhận định một cách khách quan nhất.
Thứ ba, tham đinh tài sản đảm bảo.
Trên cơ sở các văn bản quy định, hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ vay, nhận diện rủi ro có thể xảy ra đổi với dự án, cán bộ thẩm định cần lựa chọn và quyêt định hình thức bảo đảm tiền vay phù họp, bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản gan liền với đất, tài sản của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay. Mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo là đánh giá một cách chính xác và trung thực giá trị cũng như khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo khi cần thiết. Khả năng thanh lý của tài sản đảm bảo phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị trường của tài sản. Do vậy, nội dung của thẩm định tài sản đảm bảo chủ yếu tập trung vào khía cạnh pháp lý của tài sản, định giá tài sản đảm bảo và khả năng thanh lý tài sản đó.
b. Phương pháp sử dụng trong công tác thâm định cho vay DAĐT
Trong công tác thẩm định cho vay DAĐT, các NHTM thường sử dụng kết hợp các phương pháp bao gồm:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này so sánh, đối chiếu các nội dung trong dự án với các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích họp, các thông lệ trong nước cũng như quốc tế và các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Trong công tác thẩm định tài chính, phương pháp so sánh được dùng để so sánh với các tiêu chuẩn tài chính của dự án tương tự hay tiêu chuẩn của ngành. Dùng phương pháp này để biết được các chỉ tiêu tài chính của dự án có phù họp với tiêu chuẩn cũng như hiệu quả không.
- Phương pháp phân tích độ nhạy
Thường sử dụng phương pháp này để xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi có các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Trong phân tích độ nhạy, các yếu tố thay đổi được xem xét sự tác động của chúng một cách đơn lẻ hoặc đồng thời tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, từ đó cán bộ thẩm định có thể đánh giá được độ nhạy cảm của các chỉ tiêu này, từ đó phân tích được rủi ro có thể xảy ra đối với dự án.
- Phương pháp thẩm định theo trình tự
Đây là phương pháp tiến hành thẩm định tổng quát đến thẩm định chi tiết, sau đó rút ra kết luận. Đây cũng là một phương pháp phổ biến mà các ngân hàng hiện đang sử dụng. Thẩm định sơ bộ sẽ thực hiện thẩm định những nội dung cơ bản ảnh hưởng đến khách hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như dự án đầu tư của khách hàng. Thẩm định chi tiết sẽ đi sâu vào thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng, thẩm định hồ sơ, thẩm định tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng.
1.3. Hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 1.3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tu
Trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm và lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù họp với những thay đổi của môi trường; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuât kinh doanh. Vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh là gì?
Từ trước đến nay có nhiều nhà kinh tế học đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, tuy nhiên một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (tài sản, lao động, nguồn vốn) để đạt được mục tiêu nhất định trong một thời kỳ xác định.
Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Đây là khái niệm tương đối đày đủ phản ánh được tính hiệu quả.
Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thê tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả bằng công thức như sau:
H = K/C
Trong đó: H- hiệu quả
K- kết quả đạt được
C- hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Hiệu quả phản ánh mặt chất lượng các hoạt động, trình độ sử dụng các nguồn lực trong sự vận động không ngừng của các quá trình, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
Như vậy bản chất của hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ sử dụng các nguồn lực không thể đo bàng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối.
Tùy vào từng góc độ, đối tượng, phạm vi và thời kỳ đánh giá mà hiệu quả được phân loại thành:
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm giải quyết những yêu cầu của xã hội và đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế trong một thời kỳ nào đó.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tể xã hội ở các mặt:
trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân, ... Một quốc gia cần phải kết họp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội để tạo tiền đề và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
- Hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định trong một thời gian xác định.
Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình sản xuât kinh doanh như: kêt quả kinh doanh, trình độ tô chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào, ... Đây là thước đo ngày càng trở nên quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế và là co sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Cần chú ý rằng hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh doanh là hai phạm trù khác nhau, giải quyết ở góc độ khác nhau song có quan hệ biện chứng với nhau.
[10, tr.489-491].
Từ khái niệm hiệu quả kinh doanh trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT là việc sử dụng các nguồn lực (vốn, nhân, tài, vật lực) của ngân hàng để đầu tư vào dự án, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh... đế nham đạt được lợi nhuận, lợi ích kinh tế - xã hội mong muốn trong một thời gian nhât định.
Đối với từng NHTM, hoạt động cho vay DAĐT có hiệu quả sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ của NHTM đó, có thể là gia tăng khoản thu từ lãi, tăng thị phân trên thị truờng hoặc cơ câu lại câu trúc khoản tín dụng....Đôi với một khoản vay DAĐT, hiệu quả cho vay DAĐT được đánh giá là tốt khi khoản vay thu được cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế được mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra từ đó mang lại khả năng sinh lời cao nhất cho NHTM. Đồng thời, phạm vi và mức độ giới hạn cho vay DAĐT phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân NHTM và phải bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc thu hồi đúng hạn gốc và lãi.
Cho vay DAĐT là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NHTM do đó, có thể đánh giá, NHTM khó có thể phát triển tốt nếu không quan tâm tới hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT. Phân tích và đánh giá đủng hiệu quả cho vay DAĐT, xác định được nguyên nhân của những tồn tại trong lĩnh vực này sẽ giúp ngân hàng tìm được những biện pháp quản lý thích họp từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường giúp ngân hàng đạt được mục tiêu kế hoạch kinh doanh của mình.