2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
a. Nguyên nhân phát sinh tù'phía ngân hàng
- Nguồn vốn huy động để cho vay dự án đầu tư còn chưa có tính on định cao Mặc dù neuồn vốn huy động trung dài hạn của chi nhánh vẫn đảm bảo tài trợ cho hoạt độne tín dụng của Chi nhánh và còn dư ra một phần đe gửi vốn điêu hoà về Hội sở chính, nhưng nếu xét cơ cấu vốn hiện tại của Chi nhánh thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, hơn nữa một lượng lớn tiền gửi cá nhân đứng tên chủ các doanh nghiệp trên địa bàn. Điều này làm cho nguồn vốn huy động của Chi nhánh thật sự vẫn chưa on định mà còn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. nếu do một nguyên nhân nào đó, các khách hàng lớn này đều rút tiền thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc cân đối vốn cho vay của Chi nhánh. Trong trường hợp, nguồn vốn trung dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ cho hoạt động cho vay trung dài hạn thì Chi nhánh sẽ phải huy động từ Hội sở chính, điều này làm tăng chi phí huy động và ảnh hưởng đến tính chủ động trong hoạt động cho vay của Chi nhánh.
- Luôn luôn phải đánh đoi giữa rủi ro và lợi nhuận
Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn song hành cùng với nhau. Nếu ngân hàng chỉ chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà thiêu sự thận trọng cần thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng ngược lại, nêu vì quá lo sợ rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì sẽ đê lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh và những khách hàng tốt. Đây là một vấn đề nan giải không chỉ riêng đối với Chi nhánh mà tất cả các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đang gặp phải.
- Năng lực thâm định dự án, thâm định khách hàng còn nhiêu hạn chê
Năns, lực và kinh nshiệm của cán bộ thẳm định, cán bộ tín dụng là một trong nhữns yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượns cho vay DAĐT nói riêns của nsân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ cán bộ tín dụns và cán bộ thẩm định tại Chi nhánh đa sô còn khá trẻ, chưa có nhiêu kinh nshiệm cũns như kiến thức chuyên môn, kỳ thuật trong các ngành nghề mà ngân hàns cho vay (tuổi đời bình quân của cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng tại Chi nhánh là dưới 30 tuổi) nên khôns thể nắm bắt được hết những bất hợp lý của dự án, nhữns vấn đề cần tập truns cũns như khôns đánh giá hết được những rủi ro có thể phát sinh của dự án. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định và cho vay DAĐT của Chi nhánh.
- Việc nắm bắt kịp thời chính sách tín dụng, chính sách khách hàng và cập nhật thị trường còn nhiều khó khăn
Với số lượng các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động cho vay, tài sản bảo đảm, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng lớn... cùng với hàng loạt văn bản mới thay thế và liên quan có hiệu lực được ban hành đã làm cho việc tiêp cận và hiểu sâu sắc tinh thần chỉ đạo, nội dung chính sách trong các văn bản đó thật sự là điều không dễ dàng. Các kiến thức về nền kinh tế thị trường đầy sôi động và phức tạp, chi phối đến từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, trong khi khả năng nắm bắt thực tế của cán bộ ngân hàng chưa sâu, từ đó đã dẫn đến những sai sót trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn cũng như thẩm định DAĐT của khách hàng.
- Hệ thống thông tin khách hàng và dự án còn chưa đầy đủ và có nhiều hạn chế
Hệ thống thông tin của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Sơn Tây nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, thông tin không được cập nhật thường xuyên và đầy đủ, nên việc tìm kiếm, thông tin để thấm định khách hàng, thẩm định DAĐT còn phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và kinh nghiệm, năng lực của cán bộ thẩm định.
+ Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá, xếp loại khách hàng
Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng như: lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ quản lý, điều hành là cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, đánh giá khách hàng, phục vụ cho công tác tín dụng của ngân hàng. Neu hệ thống này không đây đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng.
Hiện nay, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng nhà nước (CIC) là tô chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Cơ chế thu thập thông tin của CIC theo Quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng nhà nước ban hành. Trong đó, quy định các TCTD theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đên khách hàng cho CIC và các TCTD được quyền khai thác thông tin của CIC. Trên thực tế, các thông tin hiện có của CIC có độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như không có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thông tin nên các tổ chức tín dụng chưa có sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC.
+ Hệ thống đánh giá và phân loại khách hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống thông tin nội bộ về khách hàng để hỗ trợ cho các chi nhánh, tuy nhiên, do lượng thông tin chưa nhiều và cũng chưa được cập nhật thường xuyên nên các chi nhánh vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình thẩm định, đánh giá và phân loại các khách hàng bởi vì trên cơ sở đánh giá và phân loại các khách hàng chi nhánh mới đưa ra được các chính sách cho vay cũng như áp dụng tổng thể các chính sách dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
+ Hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án
Ngoài hệ thống thông tin dùng để đánh giá khách hàng thì ngân hàng cần phải có hệ thống thông tin nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào, đầu ra của dự án, nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm.
Tuy nhiên, hiện nay, trong quá trình thẩm định dự án, các thông số được sử dụng để phục vụ cho công tác thẩm định dự án lại là các thông số được lấy từ mạng Internet với tính hệ thống và chưa được kiểm chứng làm ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá hiệu quả cũng như mức độ rủi ro của dự án đầu tư. Đây là một hạn chế rất lớn của các NHTM (bao gồm cả B1DV - Chi nhánh Sơn Tây) trong công tác thẩm định và cho vay DAĐT.
- Việc ímg dụng công nghệ thông tin còn hạn chế
Trong quá trình thẩm định DAĐT, Chi nhánh chưa ứng dụng những phần mềm hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp, đa số vẫn áp dụng cách tính thủ công thông thường, điều này ảnh hưởng đến thời gian xử lý hô sơ và chât lượng kết quả phân tích.
- Vấn đề marketing chưa được chủ trọng
Hoạt động marketing riêng tại Chi nhánh vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức. Công việc này mới chỉ đơn thuần được thực hiện dưới dạng những hoạt động bề nổi như tuyên truyền quảng cáo chứ chưa xuất phát từ thực tiễn của việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng để tìm cách thỏa mãn những nhu cầu ấy. Lâu nay, hoạt động quảng bá hình ảnh và các sản phẩm ngân hàng vẫn thường được coi là nhiệm vụ của bộ phận giao dịch khách hàng, trong khi đây lại là nhiệm vụ của tất cả nhân viên ngân hàng. Đây được xem là vấn đề mà Chi nhánh cần phải khắc phục nhanh chóng nếu như muốn tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới với những tiềm năng mới, nhất là trong giai đoạn mà các ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt như hiện nay.
b. Nguyên nhân phát sinh từ phía khách hàng
Với tình hình nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay, số lượng khách hàng (đặc biệt là các doanh nghiệp) đáp ứng được tất cả các điều kiện vay vốn của các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng (trong đó bao gồm cả Chi nhánh Sơn Tây) vẫn còn rất nhỏ. Những vướng mắc chủ vếu trong thời gian qua tập trung vào việc các doanh nghiệp không đủ vốn tự có tham gia vào dự án theo vêu cầu; không đủ tài sản thế chấp theo quy định (nhất là
những doanh nghiệp vừa và nhỏ); ... Khả năng tự lập một DAĐT khả thi, đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng cũng là một vấn đề gây ra khá nhiều khó khăn cho các khách hàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Nhiều khách hàng có ý tưởng, dự định kinh doanh rất tốt nhưng do không cụ thể hóa được thành những dự án khả thi nên cũng không thể vay được vổn ngân hàng đe thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, khả năng quản lý, sử dụng vốn vay của khách hàng cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án, có nhiều dự án được lập ra, ban đầu đáp ứng đáp ứng đầy đủ các điều kiện và yêu cầu của ngân hàng, có tính khả thi và hiệu quả, nhưng do khả năng quản lý, giám sát yếu kém của chủ đầu tư nên đã làm phát sinh thêm nhiều chi phí không lường trước được trong quá trình thực hiện, dẫn đến thua lỗ, không trả được nợ vay.
Ngoài ra, tình trạng làm ăn thiếu trung thực, lừa đảo vẫn thường xuyên xảy ra trong một sổ doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và giữa các doanh nghiệp với ngân hàng, như: sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin không chính xác cho ngân hàng, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau... là một trong những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.