Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Thăng Long Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây (Trang 39 - 47)

1.2. Cho vay dự án đàu tư của Ngân hàng thưong mại

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng

Dư nợ cho vay DAĐT năm sau - Dư nợ cho vay DAĐT năm trước

Tăng trưởng dư nợ (%) = xl00%

cho vay DAĐT Dư nợ cho vay DAĐT năm trước

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT qua các năm, đánh giá việc mở rộng hoạt động cho vay DAĐT của ngân hàng sau từng năm. Nếu ngân hàng có sự tăng trưởng với tốc độ tăng cao có nghĩa quy mô cho vay DAĐT ngày càng được mở rộng.

- Chỉ tiêu cân đổi vốn

Chỉ tiêu cân đối Dư nợ cho vay DAĐT

= __________ _________ ___________ X 100%

vốn (%) Tông nguôn vôn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vổn trong cho vay DAĐT của các NHTM. Hầu hết các NHTM đều sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ vốn cho ba loại tài sản: tài sản cố định, cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, do đặc điểm các nguồn vổn ngắn hạn của ngân hàng có sự gối đâu nhât định, các NHTM luôn luôn có sẵn một nguồn vốn ngắn hạn ổn định có thể tận dụng nguồn này một cách hợp lý để cho vav dự án. Do đó, trong thực tế, tỷ lệ cân đổi nguôn vôn nói trên cụ thể như thế nào thì mỗi ngân hàng sẽ có một mức riêng phù họp với điêu

kiện của mình. Ngoài ra, khi xem xét chỉ tiêu này, cần kết hợp chỉ tiêu dư nợ ở trên để có kết luận chính xác hơn về khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

- Hệ so thu nợ

Doanh số thu nợ cho vay DAĐT

Hê số thu nợ (%) = --- T--- X 100%

Doanh số cho vay DAĐT

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT trong việc thu hôi nợ ngân hàng. Nó phản ảnh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Tỉ lệ này càng cao được đánh giá càng tốt, công tác thu hồi vốn càng hiệu quả và ngược lại.

- Tỉ lệ thu nợ đến hạn

Doanh số thu nợ cho vay DAĐT đến hạn

Tỉ lệ thu nợ đến hạn (%) = --- xl00%

Tổng dư nợ cho vay DAĐT đến hạn

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT trong việc thu hồi nợ ngân hàng; phản ảnh chất lượng tín dụng của ngân hàng; đánh giá khả năng thu hồi nợ các khoản đã cho vay; đồng thời đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao càng tôt và ngược lại.

- Chỉ tiêu vòng quay von cho vay DAĐT

Doanh số thu nợ cho vay DAĐT trong kỳ Chỉ tiêu vòng quay vốn (vòng) = --- Dư nợ cho vay DAĐT bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ảnh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm; vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả cao.

- Chỉ tiêu mức sinh lời vốn cho vay

Mức sinh lời vốn cho Thu nhâp từ hoat đông cho vay DAĐT

= ________________ X 100%

vav DAĐT (%) Tông dư nợ cho vay DAĐT bình quân

Mức sinh lời vốn cho vay DAĐT là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả cho vay DAĐT và cho biết khả năng sinh lời của hoạt động cho vay DAĐT. Mức sinh lời vốn cho vay DAĐT cho biết cứ một đồng dư nợ cho vay DAĐT bình quân sẽ tạo ra mấy đồng thu nhập từ hoạt động cho vay DAĐT. Khi mức sinh lời vốn cho vay DAĐT càng cao có nghĩa là khả năng sinh lời từ cho vay DAĐT càng lớn thì hiệu quả cho vay DAĐT càng cao. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là tăng lợi nhuận, NHTM cũng vậy. Ngân hàng luôn tìm cách tăng mức sinh lời vốn cho vay DAĐT nhằm tăng hiệu quả cũng như thu nhập của mình. Nhưng tỷ lệ sinh lời cao không có nghĩa là ngân hàng đang an toàn trong hoạt động. Do vậy, ngân hàng cần phải có sự xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác.

- Chỉ tiêu về nợ quả hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi quá hạn, tức là các khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đến thời hạn được quy định trong họp đồng tín dụng. Khoản nợ này có thể là một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi hay cả gốc và lãi.

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn trên Dư nợ cho vay DAĐT quá hạn

= _____ __________ __ ________ X 100%

tổng dư nợ Tông dư nợ cho vay DAĐT

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên Dư nợ cho vay DAĐT quá hạn

= , ______ _____________ :___ X 100%

tổng dư nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DAĐT là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn cho vay DAĐT cũng như đánh giá hiệu quả cho vay DAĐT của NHTM.

Một khi NHTM có quá nhiều khoản nợ quá hạn thì ngân hàng có khả năng không được hoàn trả các khoản đã cho vay, gây rủi ro mất vốn, ảnh hưởng tới cả việc thanh toán các khoản vốn đã huy động và gây mất niềm tin trong dân cư. Điều này làm ảnh hưởng tới nhiều hoạt động của ngân hàng, dẫn tới hiệu quả kinh doanh, hiệu quả cho vay DAĐT thấp, năng lực cạnh tranh giảm. Tỷ lệ này tỷ lệ nghịch với chất lượng cho vay của ngân hàng. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tống dư nợ càng

thấp càns tốt, ngân hàng luôn cố gắng giảm tỷ lệ này tới mức thấp nhất có thể. Theo thông lệ quốc tế thì nếu duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 3% là có thể chấp nhận được.

Chỉ tiêu thứ hai phản ánh tình hình nợ quá hạn trong cho vay DAĐT so với nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy mức độ rủi ro của cho vay DAĐT, tỷ lệ này càns cao chứng tỏ hoạt động cho vay DAĐT của ngân hàng ngày càns rủi ro hơn so với các hoạt động cho vay khác.

- Tỷ lệ nợ xấu

Nsày 21/01/2013, Ngân hàns Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT- NHNN và được sửa đổi theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụns dự phòns để xử lý rủi ro trong hoạt động của tô chức tín dụng, chi nhánh nsân hàng nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 8 và 9 của Điều 3, Thông tư sổ 02/2013/TT-NHNN về giải thích từ ngữ quy định: Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5; tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DAĐT có thể được tính như sau:

Tỷ lệ Nợ xấu cho vay DAĐT (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) nợ xấu Dư nợ cho vay DAĐT (nợ từ nhóm 1 đên nhóm 5)

Nsoài ra, Thông tư 02/2013/TT-NHNN còn đưa thêm chỉ tiêu để đánh giá chất lượns tín dụng, đó là chỉ tiêu Tỷ lệ cấp tín dụng xấu - là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết nsoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và cam kêt ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.

Tỷ lệ cấp Tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 tín dụns xấu Tông nợ và cam kêt ngoại bảng từ nhóm 1 đên nhóm 5

Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn cho vay DAĐT cũng như đánh siá hiệu quả cho vay DAĐT của NHTM.

Trons phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu về các chỉ tiêu định lượns để phân tích hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT.

1.3.3. Các nhân tố ảnh huỏng đến hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư I.3.3.I. Các nhân tố chủ quan

a. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Quy mô và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn NHTM

Các khoản cho vay DAĐT của ngân hàng cần phải được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn trung và dài hạn (bao gồm nguồn vôn có thời hạn 12 tháng trở lên và các nguồn vốn có thời hạn dưới 12 tháng nhưng có tính ôn định cao trong thời gian dài).

Các nguồn vốn có thể cho vay DAĐT bao gôm: vôn tự có của ngân hàng; vôn vay trung, dài hạn trong và ngoài nước; vốn ủy thác và một bộ phận nhât định vôn vay ngẩn hạn. Quy mô của các nguồn vốn này là khác nhau, nhưng chúng là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT của ngân hàng.

- Năng lực của ngân hàng trong thầm định DAĐT, thẩm định khách hàng

Thông thường công tác thẩm định dự án, thâm định khách hàng được tiên hành trước và chủ yếu xem xét các mặt: phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính vê khả năng trả nợ của dự án; khả năng quản lý, điều hành; năng lực sản xuât kinh doanh; mức độ tín nhiệm... Những khách hàng đáp ứng được đây đủ những yêu câu do ngân hàng đề ra thì DAĐT sẽ được xem xét để ra quyết định có cho vay hay không. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vay DAĐT và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng.

- Năng lực giám sát và xử lý các tình huống cho vay của ngân hàng

Cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được thực hiện tốt giúp ngân hàng lựa chọn được những khách hàng đáng tin cậy, những dự án khả thi, có khả năng sinh lời cao thì đó cũng chưa hẳn là điều kiện chắc chắn để đảm bảo chất lượng cho vay dự án của ngân hàng đạt mức kỳ vọng, bởi lẽ hoạt động đâu tư, sản xuất kinh doanh trong thời gian dài luôn ẩn chứa trong nó những rủi ro không thể lường trước được. Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khi cho vay trở nên thực sự cần thiết. Hoạt động kiểm tra, giám sát chủ yếu tập trung vào một số vấn đề như: sự tuân thủ việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng; tình hình hoạt động thực tế của dự án; tiên độ trả nợ; quá trình sử

dụng, bảo quản và biển động tài sản của doanh nghiệp; những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

- Chỉnh sách tín dụng ngân hàng

Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng đồng thời cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù họp với đặc điểm của Ngân hàng, phát huy được các thế mạnh, khấc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Chính sách này bao gồm hạn mức cho vay, lãi suất, kì hạn, các khoản vay, hình thức cho vay, chính sách tài sản...Có thể nói chính sách cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng có chính sách cho vay họp lí, đúng đắn, chặt chẽ, đồng bộ với mức lãi suất họp lý... sẽ tạo điều kiện để cán bộ tín dụng có phương hướng triển khai hoạt động cho vay một cách thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian,chi phí, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Chính sách khách hàng

Mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một chính sách khách hàng riêng, phù họp với điều kiện của mình. Chính sách khách hàng của NHTM được ngân hàng đưa ra thường xuyên phù họp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh. Đặc biệt, với hoạt động cho vay dự án đầu tư, chính sách khách hàng càng phải bám sát hơn tình hình kinh tế vĩ mô, sự phát triển của các ngành kinh tế cũng như chính sách và đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.

- Đội ngũ cán bộ

Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động. Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và Bên vay, là người trực tiếp tiến hành công tác khai thác khách hàng, hướng dẫn khách hàng; thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn; giải ngân; theo dõi kiểm soát sau khi cho vay và thu nợ. Nếu cán bộ tín dụng không đủ năng lực, phẩm chất thì sẽ không đánh giá

chính xác dự án hoặc cố tình cho vay những khách hàng yếu kém dẫn đến nợ xấu.

Từ đó làm cho hiệu quả cho vay đối với DAĐT giảm sút. Ngược lại, người cán bộ tín dụng có năng lực, phẩm chất tốt sẽ làm thoả mãn nhu cầu khách hàng, kể cả việc tư vấn; đồng thời sẽ đánh giá đúng, lựa chọn được khách hàng, công trình vay vốn, dự án đầu tư tốt để cho vay, bảo lãnh. Từ đó góp phần mở rộng đi đôi với nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.

- Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở Ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các TCTD, phân tích của các cán bộ tín dụng...), từ khách hàng, từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước (Trung tâm thông tin CIC...), từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, toà án, cơ quan thuế) ...

Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng... đê đưa ra những quyết định cho vay hoặc xử lý nợ vay phù họp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng cao.

- Công nghệ và trang thiết bị phục vụ hoạt động cho vay DAĐT

Công nghệ ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tổ tác động đến chất lượng cho vay dự án của các ngân hàng, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Một sô ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỳ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kê hoạch và xây dựng chính sách tín dụng cũng đạt hiệu quả cao hơn.

b. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng - Năng lực thị trường của khách hàng

Năng lực thị trường của khách hàng thể hiện qua chất lượng, giá cả, chu kỳ sống của sản phẩm và vị thế của khách hàng trên thị trường. Tìm hiểu năng lực thị trường của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng cùng những sản phẩm của khách hàng trên thị trường, từ đó đánh giá sự phù hợp của dự án với nhu cầu của thị trường và xu hướng phát triển của thị trường.

- Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của khách hàng được thể hiện ở khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng. Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt phản ánh việc kinh doanh có hiệu quả, khách hàng có thể quản lý và sử dụng vốn vay một cách tối ưu.

- Đạo đức, thiện chí, uy tín của khách hàng

Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía người cho vay và người đi vay. Nếu như khách hàng không có thiện chí thì sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, gây rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

Sự thiếu thiện chí của khách hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quá trình quan hệ tín dụng với ngân hàng như cố tình sử dụng vổn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, kinh doanh trái pháp luật...

- Khả năng đáp ủng các yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng Đẻ đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại và lựa chọn những đối tượng khách hàng cụ thể, tùy theo khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Chỉ những khách hàng đáp ứng đây đủ các điêu kiện của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điêu kiện, tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo đặc thù của từng ngân hàng cụ thể, tuy nhiên, nhìn chung, các ngân hàng đều quan tâm đến những vấn đê bao gồm mục đích sử dụng vốn của khách hàng, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như biện pháp bảo đảm tiền vay...

Khả năng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của khách hàng sẽ ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Thăng Long Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)