- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh giữa các ngân hàng
Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, Ngân hàng nhà nước đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vôn dân đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (C1C)
Ngày nay, thông tin về khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay của các NHTM nói chung và hoạt động cho vay DAĐT nói riêng. Việc thiếu thông tin hay nhận được nguồn thông tin không chính xác có thể sẽ làm cho quyết định tín dụng của ngân hàng bị sai lệch, dần đến rủi ro trong hoạt động tín dụng nhất là trong công tác thẩm định và cho vay DAĐT của các ngân hàng.
Trong thời gian vừa qua, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cũng đã hỗ trợ khá nhiều cho các NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định và cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cũng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp dư nợ, lịch sử gia hạn nợ, nợ quá hạn, tài sản bảo đảm của khoản vay; một số trường hợp có phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các ngân hàng.
Do đó, để hỗ trợ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra cứu thông tin của các NHTM, Ngân hàng nhà nước cần yêu cầu các NHTM phải cung cấp thông tin về các khách hàng vay vổn một cách kịp thời và đầy đủ cho Trung tâm thông tin tín dụng. Trong trường họp các NHTM cung cấp thông tin không kịp thời, cung cấp thông tin không
chính xác hoặc không cung cấp thông tin về khách hàng thì Ngân hàng nhà nước cần phải có biện pháp mạnh để xử lý. Chỉ có như vậy thì các thông tin về khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng mới có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động thẩm định và cho vay của các NHTM, nhất là trong công tác thẩm định cho vay DAĐT.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần thu thập thêm các thông tin khác từ các cơ quan, ban ngành như Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thuế ...
để thực hiện xây dựng thông tin ngành, xu hướng phát triển trong tương lai nhằm phục vụ cho việc xây dựng các chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư của các NHTM; qua đó giúp cho các NHTM có quyết định đúng đẳn trong việc tài trợ vốn cho các DAĐT ở các ngành nghề, lĩnh vực sản suất kinh doanh khác nhau.
3.3.3. Kiến nghị vói Ngân hàng thuong mại cố phẩn Đầu tư và Phát triến Việt Nam
- Xây dựng quy trình cho vay, nội dung tham định DAĐT chi tiết
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nghiên cứu xây dựng bảng hướng dẫn quy trình cho vay, nội dụng thẩm định DAĐT theo hướng tăng cường tính khoa học, chi tiết và cụ thể. Hướng dẫn chi tiết từng nội dung trong quá trình thẩm định hiệu quả kinh tế - tài chính, thẩm định độ rủi ro cao, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định tính kỹ thuật - công nghệ của DAĐT.
- Xây dựng hệ thong thông tin phục vụ đánh giá, xếp loại khách hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng như: lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ quản lý, điều hành. Những thông tin này là cơ sở hết sức quan trọng phục vụ cho công tác tín dụng của ngân hàng, giúp cho việc thẩm định, xếp loại, đánh giá khách hàng, chính xác và khách quan hơn.
- Cải thiện quy trình phối hợp giữa chi nhánh và trụ sở chính
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần phải cải thiện quy trình giao dịch giữa chi nhánh và trụ sở chính, đặc biệt là trong vấn đề phối hợp cùng chi
nhánh giải quyết hồ sơ khi khách hàng phát sinh những nhu cầu tài trợ dự án vượt quá thẩm quyền phán quyết của chi nhánh. Chú trọng vấn đề nhân sự tại trụ sở chính, có sự phân công công việc phù họp với năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ đầu mối, sao cho thời gian thẩm định DAĐT được rút ngắn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Ho trợ chi nhánh trong vấn đề đoi ngoại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần phải có những hỗ trợ nhất định cho các chi nhánh trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ giữa các chi nhánh với nhau và với các tổ chức tín dụng có hoạt động cho vay dự án phát triển trong từng khu vực trú đóng. Điều này sẽ giúp các chi nhánh giao lưu học hỏi, có cơ hội để tiếp cận với những khách hàng lớn có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn, tận dụng cơ hội để cho vay họp vốn các dự án đầu tư có quy mô vốn lớn.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những lý luận chung đã được trình bày ở Chương 1, thực trạng hoạt động, hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chế ở Chương 2, những chiến lược kinh doanh và mục tiêu cụ thể từ năm 2018-2020 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây, trong Chương 3, luận văn đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhàm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tâu bao gồm các nhóm giải pháp về the chế, giải pháp về nghiệp vụ và các giải pháp hỗ trợ khác.
Với những giải pháp cơ bản cùng với những kiến nghị được trình bày trong Chương 3 hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung của Chi nhánh, qua đó góp phần giúp Chi nhánh tăng sức cạnh tranh và tạo thế vững bước cùng với ngành ngân hàng tiến vào con đường hội nhập kinh tế thế giới và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
KÉT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều diễn biến phức tạp, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức trước mắt đối với Chi nhánh Sơn Tây là phải thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng, trong đó có hoạt động cho vay DAĐT với chất lượng ngày càng tốt hơn, sao cho tương xứng với quy mô và tiềm năng phát triển của Chi nhánh.
Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả đã nghiên cứu và giải quyết được những nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về dự án đầu tư và hoạt động cho vay dự án đầu tư của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động cho vay DAĐT của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây và làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này trong hoạt động cho vay DAĐT tại Chi nhánh.
Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan, ban, ngành nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.
Với những phân tích và trình bày, luận văn hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng theo mục tiêu của Ngân hàng nhà nước và của Chính phủ, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm, kiến thức, nên đề tài chắc chẳn không tránh khỏi những thiếu sót; do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và người đọc quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
Để hoàn thành được nội dung luận văn này, em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, sự giúp đờ động viên của các thầy cô giáo trong khoa sau đại học Học viện Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo thường niên năm 2015, 2016 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây năm 2014, 2015, 2016, 2017.
3. “Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam ” số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
4. Luật các Tổ chức tín dụng” số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010
5. ‘‘Nghị định về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999.
6. “Luật đầu tư ” số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
7. “Thông tư quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” sổ 04/2012/TT-NHNN ngày 08/03/2012.
8. "Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế đồng tài trợ của các Tổ chức tín dụng” số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2012.
9. “Thông tư Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đê xử lý rủi ro trong hoạt dộng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” sổ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
10. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, “Giáo trình quản trị kinh doanh”, NXB Đại học kinh tế quốc dân năm 2012.
11. Phan Thị Thu Hà, “Ngân hàng thương mại”, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2007.
12. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Như Minh, “Giáo trình Tài trợ dự án ”, NXB Thống Kê năm 2008.
13. Tô Ngọc Hưng, Trương Quốc Cường, “Giáo trình Tài trợ dự án ”, NXB Dân Trí năm 2014.