Kiến nghị vói Chính phủ; các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Thăng Long Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây (Trang 105 - 108)

- Xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất hình thành từ vốn vay

Các DAĐT trong lĩnh vực đất đai, bất động sản như xây dựng nhà máy, nhà xưởng, chung cư, nhà ở... thường có tổng vốn đầu tư và nhu cầu vốn vay rất lớn. Vì vậy, các chủ đầu tư rất khó tìm các tài sản thế chấp nhằm bảo đảm đủ cho khoản vay, mà chủ yếu là dùng chính tài sản của dự án để làm bảo đảm (tài sản hình thành từ vốn vay bao gồm cả quyền sử dụng đất).

Khi dự án hoàn thành và các tài sản hình thành từ vốn vay đã được cấp quyền sở hữu, quyền sử dụng cho chủ đầu tư thì Ngân hàng sẽ tiến hành ký họp đông thê chấp chính thức đối với tài sản này.

Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít các dự án gặp khó khăn, vướng mắc ngay trong khâu đền bù, giải toả, dẫn đến dự án thực hiện chậm tiến độ so với kê hoạch đã đề ra ban đầu và bị Nhà nước thu hồi quyết định giao đất/quyết định đầu tư/giấy phép xây dựng. Như vậy, quyền sử dụng đất sẽ không được cấp cho chủ đầu tư khi mới tiến hành đền bù được một phần và ngân hàng cũng không thể ký hợp đồng thế chấp chính thức đối với tài sản.

Các ngân hàng khi lâm vào trường hợp này thường rất khó khăn trong công tác xử lý tài sản để thu hồi nợ do các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn xử lý tài sản là quyền sử dụng đất trong trường họp này. Do đó, để hỗ trợ các ngân hàng

irons, việc xử lý tài sản cũng như mạnh dạn nhận các tài sản như vậy làm tài sản bảo đảm cho khoản vay thì các cơ quan chức năng cần ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục xử lý quyền sử dụng đất này đã được thế chấp cho ngân hàns để đảm bảo cho khoản vay của chủ đầu tư.

- Nâng cao chất lượng các thông tin tài chính doanh nghiệp

Các báo cáo tài chính của doanh nshiệp là cơ sở để các nsân hàns thẩm định, đánh giá năns lực, tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, đa số các sô liệu báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp đều chưa phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nshiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; một doanh nshiệp vẫn còn tồn tại một lúc hai báo cáo tài chính, một báo cáo nội bộ và một báo cáo thuế. Những điều này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho các nsân hàng trong việc thẩm định khách hàng.

Do đó, để hỗ trợ các nsân hàng trong công tác thẩm định, đánh giá khách hàng đồns thời từng bước làm minh bạch thôns tin tài chính doanh nshiệp, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nshiệp nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán và báo cáo thông tin, đồng thời xây dựng và ban hành những quy định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, những chế tài xử lý khi các doanh nghiệp không thực hiện đúng những chế độ đó và cung cấp những thông tin không chính xác.

Bên cạnh đó, cũng cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc theo định kỳ đối với tất cả doanh nghiệp, qua đó nâng cao tính trung thực, chính xác của các số liệu, đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính.

Ngoài ra, Nhà nước cũng nên quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán chưa đảm bảo (có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở những tiêu chí cơ bản nhất).

- Có giải pháp tổng thể vờ toàn diện dể “phá băng ” thị trường bất dộng sản, một điếm “nghẽn ” của nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng.

Điều cần nhấn mạnh trước tiên là nhận thức và đánh giá đúng hơn vai trò của thị trường bất động sản đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Trong năm vừa qua, việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và Chính phủ để hâm nóng thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Lịch sử ghi nhận, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trên thế giới đã bất đầu từ cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh... đều đã từng hứng chịu hậu quả của “quả bóng” bất động sản khi bị bơm lên quá căng, rồi bị xì hơi hay nổ tung. Bản thân thị trường bất động sản của Việt Nam cũng đã qua 3 lần xảy ra các cơn sốt giá, cơn sốt thứ nhất trong các năm 1993 - 1994; cơn sốt thứ hai năm 2000 - 2001; cơn sốt thứ ba bắt đầu từ giữa năm 2007 đến đầu 2008. bị ngắt quãng từ quý 11/2008 đến quý 1/2009 do tác động của kiềm chế lạm phát và của cuộc khủng hoảng trên thế giới. Sau đó, thị trường sôi động trở lại từ quý 11/2009 đến hết năm 2010, do nới lỏng tín dụng, đặc biệt là việc cấp bù lãi suất kéo theo lượng tín dụng lớn.

Vì vậy, giải quyết điểm nghẽn trên thị trường bất động sản chẳng những có tác dụng “phá băng” thị trường bất động sản, giải quyết được nợ xấu trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, mà còn góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội.

- Hoàn thiện các cơ chế quản lý, định mức kỹ thuật, chỉ tiêu hiệu quả của các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh

Hiện nay các NHTM đang gặp khó khăn trong vấn đề xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của DAĐT theo từng ngành nghề cụ thể khác nhau, mỗi một ngành nghề cần có bộ chỉ tiêu đánh giá riêng, do vậy việc hoàn thiện các cơ chế quản lý, định mức kv thuật sẽ giúp cho các chuyên gia của từng ngành nghề riêng biệt có thể xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả. Điều này sẽ làm cơ sở cho ngân hàng trong việc so sánh chỉ tiêu đánh giá, góp phần cải thiện chất lượng trong công tác thẩm định khi cho vay dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Thăng Long Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)