Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Thăng Long Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây (Trang 93 - 100)

Việc tập trung quá nhiều dư nợ vào một số ngành nghề, lĩnh vực sẽ làm ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nhất là trong trường hợp các ngành nghề đó gặp khó khăn. Do đó, để hạn chế rủi ro này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây cần đa dạng hoá danh mục cho vay của mình. Đông thời, trên cơ sở chính sách tín dụng mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành hàng năm, Chi nhánh Sơn Tây cần phải cụ thể hoá lại cho phù hợp

với tình hình thực tế trên địa bàn, qua đó xác định cụ thể các ngành nghề, lĩnh vực cần tập trung vốn để tài trợ và các ngành nghề, lĩnh vực cần hạn chế. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho Chi nhánh hạn chế được nhiều rủi ro nhất là trong những trường họp nền kinh tế có nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến một số ngành nghê, lĩnh vực nhất định.

3.2.2.2. Đẩy mạnh việc tìm kiếm, phát triển khách hàng

Một trong những khó khăn hiện nay của Chi nhánh là tìm kiếm khách hàng mới, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay, trên địa bàn trú đóng có khoảng 10 NHTM đang khai thác thị trường. Các nguồn khách hàng vay DAĐT mà Chi nhánh có thể tim kiếm thông qua:

- Mở rộng quan hệ với các hiệp hội ngành nghề như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương. Thông qua những hiệp hội này, Chi nhánh có thể tiếp cận với doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của họ, và khi họ có nhu cầu về các sản phẩm của ngân hàng, trong đó có cho vay DAĐT, thì đây sẽ là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng.

- Mở rộng tiếp thị tới các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chi nhánh có thể đặt một phòng giao dịch nhỏ tại các khu công nghiệp và chế xuất lớn trên địa bàn Hà Nội. Ngoài những hoạt động truyền thống của một phòng giao dịch như: tiền gửi, thanh toán, thẻ... thì đó chính là những điểm tiếp thị giao dịch của ngân hàng cũng như là cầu nối giữa khách hàng và hoạt động cho vay DAĐT của ngân hàng.

- Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan xúc tiến đầu tư của cả thành phô và trung ương, Sở Ke hoạch và Đầu tư, để từ đó, có thệ nắm được thông tin về kế hoạch triển khai các dự án trên địa bàn và thông qua các đầu mối này để tiếp cận các dự án phù họp.

3.2.2.3. Thành lập nhóm/tổphân tích ngành có trình độ chuyên môn cao

Một trong những giải pháp quan trọng và cơ bản trong giai đoạn hiện nay là Ban lãnh đạo Chi nhánh phải xác định được vai trò quan trọng của hoạt động cho

vay DAĐT trong tổng thể hoạt động tín dụng của Chi nhánh, từ đó đề ra các quyết sách và chỉ đạo sát sao mọi phương án hành động.

Thành lập nhóm/tổ phân tích ngành có trình độ chuyên môn cao ngay tại Chi nhánh, có thể tuyển thêm hoặc lấy người trong Chi nhánh (nếu chi phí không cho phép và hoạt động định kỳ); nghiên cứu, phân tích và xây dựng các báo cáo phân tích ngành một cách thường xuyên, định kỳ và có chất lượng (có thể định kỳ hàng quý) để làm cơ sở cho Lãnh đạo Chi nhánh có phương hướng trong việc đề ra chính sách phát triển khách hàng. Nội dung của báo cáo phải nêu được: chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong thời gian tới (6 tháng tới); đánh giá về thực trạng và triển vọng phát triển của nền kinh tế, bao gôm các yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới ngành, đánh giá những ngành có tiềm năng phát triển hoặc đang/sẽ được chú trọng đầu tư và thu hút đầu tư; đi sâu vào phân tích những ngành mà Chi nhánh có khả năng tiếp cận và phù hợp với Chi nhánh.. .Neu Chi nhánh tạm thời chưa có khả năng này thì có thể họp tác để trao đổi hoặc mua các báo cáo phân tích của các tổ chức có chuyên môn uy tín.

3.2.2.4. Xây dựng và hoàn thiện quy trình về cho vay DAĐT

Xây dựng và hoàn thiện quy trình về cho vay DAĐT đảm bảo mọi khâu trong quá trình cho vay được thực hiện nhanh chóng, thông suốt nhưng vẫn bảo đảm việc thẩm định và giải ngân chất lượng. Quy trình cho vay DAĐT xây dựng cần chi tiết hóa các nội dung kiểm tra trong quá trình giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra TSĐB, tránh việc kiểm tra chỉ mang tính hình thức. Kiểm tra trong quá trình giải ngân và theo dõi khách hàng sau cho vay đối với các dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, do bị áp lực về tăng trưởng dư nợ, về thời gian trong công việc mà nhiều cán bộ tín dụng chỉ tập trung vào việc phát triển dư nợ, chứ không chú ý đến việc giám sát. theo dõi khoản vay. Đe có thể kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay DAĐT, quy trình về cho vay DAĐT cần chi tiết các nội dung giám sát, theo dõi khoản vay và có cơ chế truy cứu trách nhiệm đối với các cán bộ tín dụng trong trường họp không tuân thủ quy trình cho vay.

3.2.2.5. Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá dự án cho vay

Công tác thẩm định dự án tốt phải dựa trên phương pháp phân tích họp lý, khoa học. Một số nội dụng thấm định dự án cần phải thay đổi cho phù hợp và đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn.

- Thẩm định tính chính xác của tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án đầu tư

Đây là một trong những nội dung cần thẩm định kỹ khi tiến hành phân tích tài chính dự án. ngay cả khi dự án đã được phê duyệt tổng vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền, bởi thực tế, có rất nhiều dự án tuy đã được phê duyệt về tổng vốn đầu tư, nhưng sau đó, phải điều chỉnh tăng vốn lên nhiều lần, gây khó khăn trong việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Đổi với việc thẩm định nguồn vốn đầu tư, cần yêu cầu chủ đầu tư có giải trình cụ thể về nguồn vốn tham gia vào dự án, đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, vì điều này cho thấy năng lực cũng như tính cam kết của chủ đầu tư vào dự án. Để thẩm định được nguồn vốn tự có của chủ đầu tư cần phân tích kỹ báo cáo tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư trong các năm gần nhất.

+ Đối với DAĐT (không phải với công trình xây dựng), thẩm định tổng mức đầu tư theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ - CP, Nghị định sổ 07/2003/NĐ - CP của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; các văn bản hướng dẫn của Bộ Ke hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng.

+ Đối với DAĐT xây dựng, thẩm định tổng mức đầu tư theo quy định tại Nghị định sổ 99/2007/NĐ - CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Thâm định sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án đâu tư

Việc đánh giá chính xác các khoản mục doanh thu, chi phí và sự họp lý của từng khoản mục hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

+ Đối với khoản mục chi phí, cần phải có sự so sánh đối với các mức chi phí hiện tại của doanh nghiệp, mức trung bình ngành, định mức chi phí của dự án có quy mô và công nghệ tương tự.

+ Đổi với khoản mục doanh thu, cần so sánh giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường và được xem xét trong xu hướng biến động của thị trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Việc đánh giá phải được đặt trong sự điều chỉnh giữa thời điểm đánh giá và thời điểm thẩm định dự án về mặt số lượng và giá cả. Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, do vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới tác động rất mạnh mẽ tới giá cả hàng hoá tại thị trường trong nước. Khi phân tích dự án cần phải xem xét tới giá cả thế giới, đặc biệt là những dự báo dài hạn, đây là những thông tin quan trọng giúp cán bộ tính toán mức doanh thu cũng như mức chi phí hàng năm của cả đời dự án. Đổi với các dự án có các yếu tổ kỹ thuật phức tạp, ngân hàng nên chủ động thuê các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó.

- Thẩm định tỉnh chính xác nguồn von tự có của khách hàng tham gia vào dự án

Trong cho vay DAĐT, vốn tự có cua khách hàng tham gia vào dự án được đánh giá là một chỉ tiêu rất quan trọng, vốn tự có của khách hàng thường xuyên được yêu cầu tham gia trước vào dự án, một số trường họp có the cho phép khách hàng tham gia vốn song song theo tiến độ giải ngân.

Khi nguồn vốn của khách hàng được thẩm định đầy đủ và đảm bảo thì sẽ không có trường hợp thiếu vốn trong quá trình triển khai dự án, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Ngược lại, nếu không thẩm định kỹ nguồn vốn tự có của khách hàng thì khi đang triển khai thực hiện dự án, khách hàng không còn đủ khả năng góp tiếp vào dự án, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng không thể tiến hành giải ngân tiếp được (do không đáp ứng được tỷ lệ giữa vốn tự có/vốn vay theo cam kết đã quv định trong họp đồng tín dụng), từ đó làm phát sinh thêm một số chi phí khác dẫn đến làm tăng tổng vốn đầu tư của dự án, giảm hiệu quả của dự án so với kế hoạch ban đầu đề ra.

Do đó, dể hạn chế rủi ro này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ khả năng và tính khả thi của nguồn vốn góp trước khi quyết định tài trợ vốn đồng thời phải yêu cầu khách hàng cam kết tham gia góp vốn theo đúng tiến độ.

- cần quan tâm đến yếu tố lạm phát và tỷ giá khi thẩm định hiệu quả tài chỉnh của dự án

Lạm phát và tỷ giá là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính của dự án, đặc biệt là đối với các dự án có hàng hoá ngoại thương trong thòi kỳ có biến động mạnh về lạm phát và tỷ giá. Sự tác động của hai biến rủi ro này có thê tác động làm dòng ngân lưu của dự án từ dương sang âm và ngược lại. Do đó, khi thâm định tài chính DAĐT cần đánh giá hiệu quả tài chính của DAĐT khi có tác động của yếu tố lạm phát và tỷ giá.

- ủng dụng phương pháp mới trong đánh giá hiệu quả DAĐT Phương pháp Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)

Phương pháp phân tích bao dữ liệu là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh của các tô chức, doanh nghiệp, nhóm hộ sản xuất... Phương pháp này được sử dụng phô biên trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và các khu vực công.

Phương pháp phân tích bao dữ liệu cung cấp một cơ sở đo lường hiệu quả tương đối của một đơn vị ra quyết định (Decision- Making- Unit hoặc dự án) so với các DMƯ khác trên cơ sở các tập hợp đầu vào và đầu ra. Hiệu quả tương đối của một DMU (dự án) được xác định bằng tỷ lệ giữa các đầu ra có trọng số và các đầu vào có trọng số (khi một đơn vị ra quyết định có một đầu vào Yi và một đầu ra Xi thì hiệu quả tương đối Ei = Yi/Xi). Một dự án được coi là hiệu quả nếu và chỉ nếu, hoạt động của dự án khác không thỏa mãn điều kiện tỉ lệ đầu ra và đầu vào có trọng số của nó có thể cao hơn tỉ lệ hiệu quả của dự án so sánh.

Hiện nay, ở Việt Nam. phương pháp phân tích bao dữ liệu chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng một số nhà khoa học Việt Nam đã sử dụng nó trong phân tích, đánh giá hiệu quả trong một số lĩnh vực của nên kinh tê. Vì vậy, các ngân hàng cân đầu tư nghiên cứu các phương pháp tương đôi mới này.

- Chủ trọng đến việc phân tích độ nhạy của dự án

Do thời gian hoạt động, vận hành của dự án và thòi gian vay vốn thường khá dài nên các cơ sở tính toán hiệu quả tài chính của dự án đều có khả năng thay đôi.

Để khắc phục vấn đề này, các ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp phân tích độ nhạy được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, nó xem xét đến sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính của dự án khi các yếu tố liên quan thay đổi và mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan đó. Tuy nhiên, hiện nay, việc phân tích độ nhạy của dự án vẫn chưa thực sự được chú trọng mà vẫn còn là một kiểu làm hình thức, điêu này đã làm mất đi tác dụng của việc phân tích độ nhạy, từ đó dẫn đến việc đánh giá chưa thật sự chính xác mức độ rủi ro của dự án khi có các biến động xảy ra.

Để phát huy tối đa công dụng của việc phân tích độ nhạy trong việc đánh giá hiệu quả, tính khả thi của DAĐT, đòi hỏi cán bộ thẩm định trước tiên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích độ nhạy trong việc đưa ra các đê xuât về việc cho vay/không cho vay đồng thời tập trung phân tích các nội dung sau:

+ Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (thay đổi về tổng vốn đầu tư, công suất hoạt động, giá mua nguyên vật liệu, giá bán, nhu càu thị trường....) nhằm tìm ra các yểu tố gây nên sự nhạy cảm lớn, hay nói cách khác, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của dự án.

+ Tuy nhiên, trên thực tế, không thể chỉ có một yếu tố biến động, còn các yếu tố khác giữ nguyên không thay đổi, mà luôn luôn có sự thay đổi của nhiều yểu tố.

Do đó. dể đánh giá chính xác hiệu quả của dự án, cần tiến hành phân tích ảnh hưởng đồng thời nhiều yếu tổ như giữa tổng vốn đầu tư và công suất hoạt động, tống vôn đầu tư và giá bán, giá mua nguyên vật liệu và giá bán...

Hiện nay, trên thế giới, còn một phương pháp khác đế đánh giá các biến động trên là phương pháp phân tích kịch bản hay còn gọi là phương pháp phân tích mô phỏng. Phương pháp này cho phép kết hợp nghiên cứu độ nhạy của các chỉ tiêu tống hợp (Giá trị hiện tại thuần - NPV, Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR) với phân tích xác suất độ lệch của chúng. Phương pháp này tuy có độ chính xác cao nhưng cân có cơ

sở dừ liệu phong phú để xác định được xác suất xảy ra và có phương tiện kỹ thuật hiện đại để tính toán, do đó, đến nay, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Trong tương lai, khi trình độ kỹ thuật công nghệ của nước ta phát triển, việc phân tích, lưu trữ thông tin được thực hiện thường xuyên và khoa học hơn thì phương pháp này sẽ là một công cụ rất hữu hiệu cho ngân hàng trong việc đánh gía hiệu quả tài chính của dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Thăng Long Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)