Nội dung của biện pháp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nha trang (Trang 84 - 90)

- Điều kiện tham gia thanh toán bù trừ điện tử:

CHI NHÁNH NHA TRANG

3.2.2. Nội dung của biện pháp.

Qui định về mở tài khoản tiền gởi cá nhân:

- Thủ tục mở gồm:

+ Giấy đăng ký mở tài khoản.

+ Bảng đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản.

Sau khi mở tài khoản tiền gởi cá nhân tại Ngân hàng, chủ tài khoản có quyền sử

dụng số dư trên tài khoản tiền gởi của mình. Trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gởi, chủ tài khoản có quyền thanh toán qua Ngân hàng hoặc rút tiền mặt để sử dụng và hưởng được lãi trên số dư.

- Thủ tục sử dụng:

Chủ tài khoản lập giấy đề nghị mua Séc cá nhân gởi Ngân hàng nơi mình mở tài khoản kèm giấy chứng minh thư. Trên cơ sở đó, Ngân hàng làm thủ tục bán séc cho chủ tài khoản.

Séc cá nhân dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa, trả dịch vụ và các khoản thanh toán khác cho người thụ hưởng có tài khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc giữa các Chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Việc chủ tài khoản tiền gởi cá nhân và sử dụng Séc cá nhân chỉ do chủ tài khoản thực thi. Chủ tài khoản không được ủy quyền cho bất cứ ai được ký thay mình.

Chủ tài khoản phát hành Séc cá nhân để thanh toán tiền hàng hoặc dịch vụ có giá trị từ 5 triệu đồng trở xuống, nếu trên 5 triệu đồng thì phải đến Ngân hàng làm thủ tục bảo chi Séc, thời hạn hiệu lực của tờ Séc tối đa là 15 ngày.

Người phát hành cũng như người thụ hưởng Séc phải bảo quản Séc như tiền. Khách hàng bị mất Séc phải báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng nơi mở tài khoản. Trường hợp chủ tài khoản mất Séc sau khi đã được thanh toán thì chủ tài khoản phải chịu thiệt hại

Qui trình thanh toán Séc cá nhân:

Trường hợp 1:

Đối với tờ Séc có mệnh giá từ 5 triệu trở xuống.

Người thụ hưởng khi nhận tờ Séc cá nhân của người phát hành Séc xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân để kiểm tra, đối chiếu với họ, tên, số, ngày và nơi cung cấp giấy chứng minh nhân dân đã ghi ở mặt sau của Séc. Nếu đúng thì yêu cầu người phát hành Séc ký tên vào chỗ qui định, trường hợp chưa tín nhiệm người phát hành Séc, người thụ hưởng có thể hỏi Ngân hàng phục vụ người phát hành Séc trước khi nhận Séc.

+ Tiếp đó người thụ hưởng lập 2 liên bảng kê Séc kèm tờ Séc cá nhân do bên thụ

hưởng nộp Ngân hàng kiểm tra.

- Tính hợp lệ của tờ Séc phải đầy đủ các yếu tố và nội dung trên tờ Séc. - Thời hạn hiệu lực của tờ Séc.

- Đối chiếu các yếu tố trên Séc với bảng kê Séc có khớp đúng hay không. - Kiểm tra các yếu tố tên, số lượng tài khoản gởi của bên trả tiền.

+ Nếu xét đủ điều kiện thanh toán thì ghi: Ngày, tháng, năm thanh toán, ký tên trên các tờ Séc và các liên bảng kê rồi xử lý.

- Một liên bảng kê Séc dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản của bên thụ hưởng. - Một liên bảng kê Séc dùng làm giấy báo có gửi bên thụ hưởng.

Trường hợp 2:

Đối với tờ Séc cá nhân có số tiền trên 5 triệu đồng thì chủ tài khoản phải đến Ngân hàng nơi mình mở tài khoản để làm thủ tục bảo chi Séc.

a. Thủ tục bảo chi Séc:

- Chủ tài khoản lập hai liên giấy yêu cầu bảo chi Séc kèm tờ Séc cá nhân tiến hành kiểm tra thủ tục lập giấy yêu cầu bảo chi Séc vào tờ Séc, số dư trên tài khoản tiền gởi của khách hàng, nếu đủđiều kiện thì tiến hành:

+ Ghi số hiệu tài khoản Nợ và Có lên các liên giấy yêu cầu bảo chi Séc.

+ Ghi ngày, tháng, năm, ký tên và đóng dấu của Ngân hàng vào nơi qui định cho việc bảo chi ở mặt sau tờ Séc.

+ Giao tờ Séc đã làm xong thủ tục bảo chi Séc.

- Một liên làm giấy báo Nợ giao cho người phát hành Séc.

+ Khi làm đã xong thủ tục bảo chi tờ Séc, Ngân hàng chịu trách nhiệm bảo đảm thanh toán số tiền ghi trên Séc.

+ Bên thụ hưởng khi nhận các tờ Séc bảo chi phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ Séc, kiểm tra dấu và Ngân hàng bảo chi Séc.

b. Thủ tục thanh toán:

Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại hai Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Tại Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận hai liên bảng kê Séc và tờ Séc cá nhân được bảo chi do bên thụ hưởng nộp vào Ngân hàng, Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra:

+ Tính hợp lệ của tờ Séc.

+ Thủ tục lập bảng kê Séc, đối chiếu giữa bảng kê Séc và tờ Séc có khớp đúng hay không.

+ Dấu, chữ ký của Ngân hàng bảo chi Séc, nếu đủđiều kiện thanh toán thì xử lý: - Một liên bảng kê Séc làm chứng từ ghi Có tài khoản bên thụ hưởng.

- Tờ Séc bảo chi dùng để lập chứng từ thanh toán bù trừ (bảng kê chi tiết số 12) và chuyển cho Ngân hàng bảo chi Séc để thanh toán.

- Tại Ngân hàng bảo chi Séc:

Khi nhận các tờ Séc cá nhân đã bảo chi Séc, tiến hành kiểm tra xem có đúng do

đơn vị mình bảo chi, nếu đùng thì dùng tờ Séc làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gởi

đểđảm bảo thanh toán Séc bảo chi.

Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một Ngân hàng, thì thủ tục xử lý như mục 1 ở trên.

Có thể nói đây là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt rất hữu ích, nó không những làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông mà còn làm giảm các chi phí phát sinh do công việc phải kiểm tra đếm một khối lượng lớn tiền mặt trong các giao dịch mua bán. Mặc dù Séc đã được sử dụng rộng rãi khá lâu dài và rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, song với Việt Nam việc thanh toán trong tầng lớp dân cư còn khá mới mẻ. Người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, thậm chí khối lượng lên tới hàng tỷđồng. Có nhiều lý do khiến cho việc sử dụng Séc không được phổ cập trong tầng lớp dân cư, chẳng hạn như:

+ Mức thu nhập của đại bộ phận người lao động quá thấp, mạng lưới thanh toán còn quá mỏng và hạn chế.

+ Mạng lưới dịch vụ không sẵn sàng chấp nhận hình thức thanh toán này bởi những người cung cấp dịch vụ chưa thấy được tiện ích của nó, họ chỉ tin tưởng vào khả năng thanh toán của khách hàng khi nhận tiền mặt.

- Thủ tục thanh toán còn quá rườm rà khiến người sử dụng Séc phải mất quá nhiều thời gian.

- Khách hàng e ngại bị kiểm soát những vấn đề liên quan đến thu nhập và thuế. - Việc tuyên truyền về tiện ích của Séc còn ít, cũng chưa vận động các trung tâm thương mại, các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa chấp nhận thanh toán bằng Séc đã không được các Ngân hàng thương mại quan tâm đúng mức.

Trong suốt thời gian dài, việc sử dụng Séc trong các giao dịch thanh toán tiền hàng và dịch vụ chỉ được thực hiện chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, còn đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt là cá nhân thì phương tiện thanh toán chính là bằng tiền mặt, khối lượng thanh toán bằng Séc còn

rất hạn chế. Đây là một thị trường rộng lớn mà các Ngân hàng thương mại của Việt Nam còn bỏ ngỏ.

Một số điều cần bàn về Séc cá nhân.

Ngày 05/09/96, Thủ tướng chính phủđã ký Nghịđịnh số 30/CP ban hành qui chế

phát hành và sử dụng Séc. Bằng việc mở rộng một cách linh hoạt về qui chế song vẫn

đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán về mặt pháp lý. Nghịđịnh đã khắc phục một số vướng mắc trong việc sử dụng Séc thanh toán trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao chất lượng phục vụ của các Ngân hàng, từng bước đưa việc sử dụng Séc trở thành phổ biến trong giao dịch thanh toán nói chung, trong đời sống thường ngày của dân cư nói riêng. Mặc dù bên cạnh những thuận lợi còn nảy sinh một số khó khăn mới cần được giải quyết để có thể phát huy tính ưu việt của Nghịđịnh. Một số vấn đềđó là:

+ Thời hạn thanh toán: 15 ngày thời hạn hiệu lực ngắn làm người sử dụng, người

được chuyển nhượng không cảm thấy yên tâm. Họ sợ Séc hết hiệu lực trước khi họ

làm xong các thủ tục đểđủđiều kiện thanh toán. + Thủ tục bán Séc: phần IV mục 1.2.

Thông tư hướng dẫn số 07-TT/NH1, ngày 27/12/96 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định "Đơn vị thanh toán phải in hoặc đóng dấu tên, địa chỉ và mã hiệu của đơn vị thanh toán; In, dập chữ, hoặc ghi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản trên tất cả các tờ Séc trước khi giao Séc cho khách hàng", song hiện nay phần việc các khách hàng vẫn phải tự làm. Nếu thực hiện đúng sẽ làm giảm đáng kể thủ tục cho người phát hành Séc.

+ Thủ tục chuyển nhượng: Khi chuyển nhượng tờ Séc ký danh thanh toán bằng tiền mặt, người chuyển nhượng ngoài việc ghi các yếu tố như tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và đơn vị giữ tài khoản còn phải ghi thêm số ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng minh thư quân dân, công nhân và nhân viên quốc phòng của người được chuyển nhượng. Như vậy quá cầu kỳ, vì vậy chỉ nên tách ra hai trường hợp:

- Ghi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và tên đơn vị giữ tài khoản (nếu có) của người được chuyển nhượng là doanh nghiệp và cá nhân có tài khoản.

- Ghi tên, địa chỉ, số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy chứng minh của quân dân, công nhân và nhân viên quốc phòng của người được chuyển nhượng là cá nhân.

+ Tài khoản tiền gởi cá nhân: Kể từ khi có chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư theo chỉ thị số 05/CTNH1, ngày 09/06/95 được thực thi cho đến nay, mặc dù số lượng tài khoản tiền gởi cá nhân có tăng, nhưng thực chất khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt là Séc trong tầng lớp dân cư không tăng tương ứng. Một số nguyên nhân như:

- Loại hình tài khoản còn nghèo nàn, các qui định về thủ tục mở tài khoản và thanh toán còn cứng nhắc khiến ngân hàng chỉ là nơi nhận và trả lương cho chủ tài khoản, ưu đãi miễn phí dịch vụ thanh toán đối với Séc cá nhân đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng.

Như vậy, để tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng Séc, đặc biệt trong tầng lớp dân cư, Ngân hàng Nhà nước còn có những điều chỉnh trong qui định về Séc và tài khoản cá nhân như:

- Tăng thời gian hiệu lực của tờ Séc, ví dụ: 30 ngày.

- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu các kiến thức cơ bản về

tiện ích của Séc cũng như việc sử dụng nó trên các phương tiện thông tin đại chúng nơi công cộng, trung tâm thương mại, các cơ sở cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ thông tin Ngân hàng và hiện đại hóa thanh toán khai thác một cách hiệu quả phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm cung cấp các dịch vụ

ngân hàng một cách tốt nhất để có thể nhanh chóng tiếp cận với trình độ của các Ngân hàng trong khu vực và thế giới.

- Nên mở rộng loại hình tài khoản cá nhân: Chẳng hạn tài khoản chung là loại tài khoản khi thanh toán hay rút tiền buộc phải có đủ hai chữ ký của đồng chủ tài khoản, tài khoản có ủy quyền là loại tài khoản cá nhân có một chủ tài khoản và một người

được ủy quyền mà người được ủy quyền có toàn quyền đối với tài khoản như chủ tài khoản, khi thanh toán hay rút tiền chỉ cần chữ ký của chủ tài khoản hay người được ủy quyền. Nên cho phép chủ tài khoản cá nhân ủy quyền cho người khác ký thay chủ tài khoản trong tất cả các giấy tờ giao dịch với ngân hàng, trong trường hợp có sai phạm, gian lận do người được ủy quyền thì cả chủ tài khoản và người được ủy quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

- Các qui định trong Nghịđịnh Séc và trong Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cần được các Ngân hàng thương mại thực hiện thống nhất trong toàn hệ

thống Ngân hàng để tránh phiền hà cho khách hàng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nha trang (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)