Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế của một quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Vai trò của tài trợ thương mại đối với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế của một quốc gia

1.3.1 Tạo nguồn vốn dồi dào cho việc phát triển kinh tế đất trong tương lai ngày cãng vững mạnh

Trong các năm tương lai sắp tới, mục tiêu trọng tâm của của đất nước là phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có thể thực hiện sứ mệnh quan trọng này thì cần có những yếu tố cầu thành tạo nên gồm có: nguồn nhân lực

Bên xuất khẩu Bên nhập

khẩu

Comment [Mn2]: Trùng với 1.1.

dồi dào và có chất lượng cao, tài nguyên thiên thiên phong phú và đa dạng, không chỉ đủ cung cấp cho sản xuất trong nước mà còn có thể phục vụ cho việc xuất khẩu, nguồn vốn dồi dào được cung cấp từ các nguồn khác nhau là động lực cho việc phát triển, và cuối cũng là kỹ thuật máy móc hiện đại bắt kịp với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ. Tuy nhiên, thực tế là ngày nay không phải bất cứ quốc gia nào cũng có thể có đủ cả bốn yếu tố đó, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển điển hình như Việt Nam.

Vì vậy, đề bổ sung các nhân tố còn thiếu cần phải có một nguồn vốn đủ lớn để có thể nhập khẩu máy móc, kỹ thuật hiện đại từ các nước phát triển.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các thành phần sau:

+ Từ nền kinh tế quốc dân, có thể từ các khoản thuế,….

+ Từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài + Từ vay nợ của các quốc gia nước ngoài

+ Có nguồn vốn từ các hoạt động du lịch, kim doanh ngoại tệ.

+ Đặc biệt, có một nguồn vốn từ xuất khẩu hàng hóa, đây là một trong những nguồn đóng góp to lớn vào nguồn vốn của quốc gia.

1.3.2 Góp phần vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc sản xuất phát triển

Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế, việc tiến hành chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là một việc cần thiết và cấp bách, là một việc tất yếu của nền kinh tế và là xu hướng của các quốc gia để có thể tiến tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tác động tích cực của xuất khẩu đối với đối với công cuộc chuyển dịch cơ cấu quốc tế:

Dựa vào lợi thế so sánh của quốc gia mình, tìm các thị trường quốc tế là hướng chú trọng vào để tập trung sản xuất, đặc biệt là các thị trường có nhu cầu lớn hay đòi hỏi các yêu cầu khắt khe về số lượng và chất lượng, chỉ tập trung sản xuất những gì mà thị trường cấn, không phải những gì mà quốc gia có sẵn hoặc dư thừa. Dựa vào sự kết hợp của nhu cầu của các quốc gia trên thế giới kết hợp với thực lực và lợi thế của quốc gia mình, từ đó hình thành ra được ngành thế mạnh xuất khẩu cho quốc gia đó. Ngành thế mạnh đó phải có lợi thế về công nghệ, kỹ thuật hiện đại và chuyên môn hóa cao thì khi gia nhập vào thị trường quốc tế mới có đủ sức cạnh tranh và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, tránh bị đào thải đồng thời mang lại nguồn lợi cho chính quốc gia mình.

Những ưu điểm của việc xuất khẩu đến việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và là động lực để cho phát triển sản xuất:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành có thể phát triển không chỉ ở trong nước mà còn tiến ra ngoài thế giới

+ Mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ tạo đà cho sản xuất trong nước phát triển + Tăng số lượng đầu vào hàng hóa sản xuất trong nước, nâng cao năng lực tay nghề nhân công trong nước và gia tăng sản lượng.

+ Hàng hóa có thể cạnh tranh được với thị trường khắc nghiệt quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải cơ cấu lại bộ máy tổ chức nhằm đưa doanh nghiệp thích nghi được với cơ chế thị trường.

Vì vậy, xuất khẩu là một trong những giải pháp giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách quyết liệt đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế hơn, giúp đạt được hiệu quả cao hơn.

1.3.3 Giúp giải quyết bài toán thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân Vai trò của việc xuất khẩu đối với bài toán giải công ăn việc làm là vô cùng to lớn.

Trước hết là khâu sản xuất tạo việc làm cho hàng triệu nhân công lao động với thu

nhập trung bình, đồng thời, nó còn tạo ra một nguồn vốn đủ lớn để có thể nhập khẩu trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của mọi người dân.

1.3.4 Mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại

Đây là một sự kết hợp giữa thương mại, kinh tế với nền khoa học kỹ thuật của quốc gia này với quốc gia khác. Có các hình thức quan hệ quốc tế như xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, du lịch , xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, sản xuất, tài chính.

Đây là một trong những động lực thúc đẩy mở rộng cho quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Vai trò của tài trợ thương mại đối với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)