CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-
2.2 Tinh hình Tài trợ thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008-2017
2.2.8 Tình hình Tài trợ thương mại năm 2016
Bảng 2.4:Lãi suất phổ biến của các TCTD đối với các khách hàng cụ thể
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Các Tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu với mức lãi suất thấptrên thị trường.
Tạp chí The Asian Banker đã bình chọn Vietcombank là Ngân hàng tốt nhất về tài trợ thương mại năm 2016.Tạp chí Trade Finance cũng trao giải thưởng này cho Vietcombank trong 8 năm liên tiếp (2008 - 2015).Vietcombank tự hào khi được The Asian Banker và Trade Finance giao trải thưởng “Ngân hàng tốt nhất về Tài trợ thương mại” trong 8 năm liền. Hơn 50 năm qua, Vietcombank luôn được đánh giá là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán xuất nhập khẩu, nắm giữ 20% - 30% thị phần trong lĩnh vực này.
Vietcombank có trên 20.000 khách hàng, những người đã sử dụng dịch vụ TTQT- TTTM của Vietcombank. Danh mục các khách hàng này khá đa dạng: từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn xuyên quốc gia, các định chế tài chính trong và ngoài nước.
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và được khách hàng lựa chọn, hoạt động TTQT-TTTM của Vietcombank được vận hành dựa trên sự đồng bộ của các yếu tố: Sản phẩm - Công nghệ - Con người. Với Vietcombank, sản phẩm tiên phong - công nghệ tiên tiến - nhân lực vượt trội chính là bí quyết của thành công. Sản phẩm TTQT-TTTM tại Vietcombank luôn luôn được chuẩn hóa theo các thông lệ quốc tế để phục vụ chung mọi đối tượng khách hàng.
Vietcombank nằm trong top các ngân hàng thương mại tại Việt Nam về số lượng cán bộ đã đạt chứng chỉ CDCS (Certificate for Documentary Credit Specialists) - chứng chỉ quốc tế uy tín dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực TTQT-TTTM..
Với mục đích kép là nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và quản trị rủi ro, Vietcombank sử dụng mô hình xử lý tập trung giao dịch Tài trợ thương mại tại các Trung tâm đặt tại Hà Nội và Tp HCM, nơi tập trung đội ngũ chuyên gia dày kinh nghiệm. Các chi nhánh tập trung toàn bộ lực lượng cho công tác bán hàng và chăm sóc các khách hàng. Kể từ khi đi vào hoạt động chính thức từ năm 2014, mô hình này đã chứng minh hiệu quả cả về mặt doanh thu lẫn doanh số.
Vietcombank cũng chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động TTQT-TTTM.Vietcombank đang khẩn trương triển khai để trong thời gian sớm nhất, đưa vào vận hành hệ thống Trade Finance (TF) mới đón đầu thế hệ sản phẩm TTQT-TTTM mới dựa trên nền tảng ngân hàng số.
Trong những năm gần đây, hoạt động TTQT-TTTM của Vietcombank đã vượt ra khỏi giới hạn truyền thống cả về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Dựa trên các nghiệp vụ truyền thống như Tín dụng chứng từ, Nhờ thu, Chuyển tiền, Bảo lãnh, Bao thanh toán…
Vietcombank đã đưa ra thị trường các sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt như Bao thanh toán chuyên biệt, Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (L/C UPAS), LC nội bộ được thanh toán tước hạn (EPLC), Chiết khấu nhanh, Chia sẻ rủi ro, Chuyển tiền KRW đi Hàn Quốc, Bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu,,…
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán, nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặt khác, với ưu thế là một ngân hàng có quy mô vốn lớn, Vietcombank chủ trương tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay, tài trợ đồng thời triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi suất, ưu đãi tỷ giá hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đặc biệt, với uy tín quốc tế được thị trường trong và ngoài nước công nhận, Vietcombank còn đóng vai trò cầu nối, vai trò trung gian thanh toán giữa các ngân hàng TMCP trong nước với các ngân hàng nước ngoài, hay nói cách khác Vietcombank đã trở thành ngân hàng của các ngân hàng.
Vietcombank còn sẵn sàng cung ứng các sản phẩm mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, cũng như các sản phẩm phái sinh khác để giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro ngoại hối.
Ngày 24/5, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) ký kết hợp đồng tham gia chương trình tài trợ thương mại toàn cầu (TFP) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ngày 7/9/2016 tại Singapore, trong khuôn khổ Hội thảo Tổng kết Thương mại Toàn cầu hàng năm (Global Trade Review - GTR) - Châu Á - Tuần lễ Thương mại và Quản lý tiền mặt 2016, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố các ngân hàng đạt giải thưởng của Chương trình Tài trợ thương mại (TFP). Trong đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được ADB trao giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam năm 2016”.
Giải thưởng nhằm vinh danh các ngân hàng đối tác tích cực nhất của Chương trình Tài trợ Thương mại, được ADB đánh giá và bầu chọn dựa trên số lượng giao dịch thực hiện năm 2015 đến giữa năm 2016. Việc BIDV được ADB vinh danh là sự
khẳng định với những nỗ lực của BIDV trong việc duy trì và củng cố năng lực hoạt động, mở rộng hoạt động tài trợ thương mại và cả trong việc minh bạch thông tin.