CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-
2.1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017
2.1.7 Tình hình xuất khẩu năm 2014
Năm 2014 kết thúc với những thành công ngoài mong đợi với việc có tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao là hai con số, đồng thời đây cũng là động lưc to lớn cho sự phát triển thần tốc của nền kinh tế đất nước phát triển, đặ biệt đây là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam có xuất siêu.
Theo Tổng cục thống kê, Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 150,1 tỷ USD, tăng thêm 13,6 % so với năm trước. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của khu vực đạt 48,5 tỷ USD, tăng 10,4% so với lần tăng cao nhất từ năm 2013 với mức tăng chiếm 32,12%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu và chiếm 3,5 điểm % vào mức tăng chung của cả nền kinh tế, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 101,6 tỷ USD, tăng 15,2% chiếm 67,69% tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 10,1 điểm
% vào mức tăng trưởng chung. Bỏ qua yếu tô lạm phát, kim ngạch hàng xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%
Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam 2010-2014(%)
Có sự chuyển dịch về cơ cầu các mặt hàng xuất khẩu từ việc chỉ xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, khai khoáng sang các mặt hàng có tính gia công, chế tạo. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản sang các mặt có giá trị xuất khẩu cao là gia công và chế tạo. Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm ngành công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 66,5 tỷ USD, tăng thêm 12% so với năm 2013, chiếm 44,31%
kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng điện thoại và linh kiện ước đạt 24,08 tỷ USD, tăng 13,4% và chiếm 16,04%; điện tử, máy tính và linh kiện xuất khẩu đạt 11,66 tỷ USD và chiếm 7,77%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 7,26 tỷ USD, tăng 21,6%, chiếm 4,84%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,48 tỷ USD, tăng 10,4%, chiếm 3,65%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 57,9 tỷ USD, tăng 15,9% và chiếm 38,57%, trong đó: Túi xách, va li, mũ, ô dù đạt 2,31 tỷ USD, tăng 33,4%; giày dép đạt 10,22 tỷ USD, tăng 23%, chiếm 6,81%; hàng dệt may đạt 20,77 tỷ USD, tăng 18,2%, chiếm 13,84%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,1 tỷ USD, tăng 13,0%, chiếm 4,06%. Hàng nông sản, lâm sản ước 17,8 tỷ USD, tăng 11,4% và chiếm 11,86%, trong đó cà phê đạt 3,55 tỷ USD, tăng 34,3%, chiếm 2,38%. Hàng thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, tăng trưởng cao nhất tại mức 17,6%, chiếm 5,26% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Hai nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là điện thoại và linh kiện dật 24,08 tỷ USD) và dệt may đạt 20,77 tỷ USD, đây cũng là hai nhóm hàng luôn đạt kim ngạch xuất khẩu ổn định ở mức trên 1 tỷ USD/tháng.
Biểu đồ 2.9: Chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng dù cho nền kinh tế khủng hoảng, với thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là Mỹ với tổng kim ngạch khoảng 28,5 tỷ USD , tăng 19,6% so với năm 2013, trong đó tốc độ tăng kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là: hàng dệt, may tăng 13,9%; giày dép tăng 26,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 45%.
Tiếp đến là thị trường EU với 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%, trong đó giày dép tăng 24,1%; hàng dệt may tăng 22,7%. ASEAN ước đạt 19,0 tỷ USD, tăng 3,1%, trong đó dầu thô tăng 15,8%; thủy sản tăng 17,8%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 16,8%. Trung Quốc ước đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8% với dầu thô tăng 76,9%; xơ, sợi dệt các loại tăng 40,3%. Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 8,0%, trong đó hàng dệt, may tăng 9,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 11,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 19,7%. Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD, tăng 18,1% với thủy sản tăng 33,9%; hàng dệt may tăng 30%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 56,7%.
Tuy nhiên có thể nhận thấy là nền kinh tế vẫn còn dựa nhiều vào xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu, mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực trong các năm qua nhưng vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các mặt hàng chủ lực. Chỉ tính riêng 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã có thể thấy chúng đã chiếm tới 69,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2014.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn còn là hàng gia công và lắp ráp, hàng nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế vẫn còn chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá cao dù rằng chúng đang có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2.10: Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam
Giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu vẫn còn thấp so với thế giới do chủ yếu chỉ sử dụng các yếu tố có sẵn như tài nguyên thiên nhiên hay nguồn nhân lực giá rẻ,
giá trị gia tăng xuất khẩu chủ yếu vẫn còn phụ vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp với mặt hàng chủ yếu là hàng gia công, chế biến. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yêu của Việt Nam chủ yếu là các hàng hóa cơ bản như: Dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, thủy sản, hàng dệt may, da giày, đồ gỗ và điện tử. Tuy nhiên, đây là các mặt hàng sử dụng nguồn tài nguyên và nhân công lao động lớn, đem lại gúa trị gia tăng thấp, đồng thời các mặt hàng này lại hay bị ảnh hưởng bởi các biện pháp bảo hộ, chống bán phá giá, bên cạnh đó việc tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có có thể dẫn tới ô nhiễm môi trường.
Năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có thương hiệu, tiếng nói trên thị trường, kể cả đối với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu còn phải thông qua các đối tác khác mới có thể thâm nhập được vào thị trường châu Âu hay Mỹ, đồng thời còn phải cạnh tranh đối với các doanh nghiệp đến từ các nước có chi phí lao động thấp và năng suất lao động cao hơn Việt Nam.