Khái niệm về Tài trợ thương mại và vai trò của nó đối với hoạt động xuất khẩu của một quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Vai trò của tài trợ thương mại đối với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.4 Khái niệm về Tài trợ thương mại và vai trò của nó đối với hoạt động xuất khẩu của một quốc gia

1.4.1 Khái niệm tài trợ thương mại

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải trong giáo trình Tài trợ thương mại quốc tế năm 2017: “ Tài trợ thương mại quốc tế là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp các chính sách, biện pháp, và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kim doanh thương mại quốc tế trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi”.

1.4.2 Các hình thức tài trợ thương mại

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức tài trợ thương mại bên cạnh hệ thống các ngân hàng như hình thức tài trợ bằng các tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit Agencies), tài trợ xuất khẩu theo phương thức Tradecard, tài trợ theo phương thức Trade Service Utility (TSU),… Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi thị trường tín dụng xuất khẩu chưa hoàn chỉnh thì các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại lớn, với hệ thống đại lý rộng khắp trên thế giới, chính là nơi cung cấp chính các dịch vụ, giải pháp tài chính với chi phí hợp lý cho phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy ở bài này chúng ta chỉ nói tới các hình thức tài trợ thương mại ở các ngân hàng thương mại.

a.Tài trợ trên cơ sở hoạt động cho vay

Khái niệm về tài trợ trên cơ sở hoạt động cho vay

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải trong giáo trình Tài trợ thương mại Quốc tế năm 2017“Là nghiệp vụ cho vay trực tiếp để tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện nghiệp nghiệp vụ kinh doanh doanh xuất nhập khẩu.”

Các hình thứcvề tài trợ trên cơ sở hoạt động cho vay

+ Tín dụng ngắn hạn: Là khoản cung cấp vốn dành cho doanh nghiệp có thời hạn dưới mười hai tháng, thường được dung với mục đích bổ sung vốn lưu động hỗ trợ doanh nghiệp, đóng góp vai trò lớn trong các ngân hàng.

+ Tín dụng trung và dài hạn: trung hạn từ 1 tới 5 năm, dài hạn từ trên 5 năm. Việc cung cấp vốn này nhằm mục đích đầu tư dài hạn nhằm phát triển quy mô, phát triển công nghệ để có thể canh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.

b. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Khái niệm về tín dụng chứng từ

Theo giáo sư Nguyễn Văn Tiến trong giáo trình Thanh toán quốc tế năm 2017 “ Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hay gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp”.

Các hình thứcgắn với loại hình tài trợ này đối với nhà xuất khẩu là:

+Cam kết thanh toán không hủy ngang của ngân hàng phát hành.

+ Tài trợ thế chấp bằng L/C + Chiết khấu bộ chứng từ

+ Chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận + Xác nhận L/C

+Tài trợ bằng các loại L/C đặc biệt c.Tài trợ trên cơ sở phương thức nhờ thu Khái niệm nhờ thu

Theo giáo sư Nguyễn Văn Tiến trong giáo trình Thanh toán Quốc tế năm 2017

“Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho bên ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho nhà nhập khẩu để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay điều kiện và điều khoản khác”.

Các loại hình tài trợ ngoại thương chủ yếu dựa vào phương thức nhờ thu đối với nhà xuất khẩu:

+ Chiết khấu hay ứng trước bộ chứng từ. Chiết khấu bộ chứng từ là việc ngân hàng mua lại bộ chứng từ với mức thấp hơn mệnh giá. Ứng trước tiền cho bộ chứng từ nhờ thu là việc ngân hàng cho khách hàng vay tiền trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ nhờ thu.

+ Chiết khấu hối phiếu đòi nợ d.Tài trợ trên cơ sở hối phiếu Khái niệm về hối phiếu

Theo khoản 2 điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam “ Hối phiếu là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương laic ho người thụ hưởng”.

Các hình thức tài trợ trên cơ sở hối phiếu:

+ Chiết khấu hối phiếu

Là nghiệp vụ tín dụng ngăn hạn được thực hiện dưới hình thức là người thụ hưởng hối phiếu sẽ chuyển nhượng cho ngân hàng quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạncho ngân hàng để nhận được một số tiền bằng mệnh giá của chính tờ hối phiếu đó trừ đi phần lãi chiết khấu và phí hoa hồng.

Đây là một hình thức được áp dụng phổ biến do thuận tiện, dễ dàng thực hiện và đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu có thể có được tiền mặt ngay mà không cần chờ tới thời gian đáo hạn hối phiếu, giúp cho doanh nghiệp có thể luôn chuyển nguồn vốn một cách linh hoạt, giảm thiểu chi phí phát sinh.

+Chấp nhận hối phiếu

Là hình thức tài trợ bằng cách ký chấp nhận thanh toán một hối phiếu, lúc này ngân hàng sẽ đại diện nhà nhập khẩu cam kết sẽ thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu hoặc cho bên được thụ hưởng khi tới thời điểm đáo hạn của hối phiếu, dùng trong trường hợp nhà xuất khẩu không có đủ lòng tin vào bên nhập khẩu. Nhờ nó mà nhà xuất khẩu có thể mang hối phiếu đi chiếu khấu ở bất cứ ngân hàng nào do được tăng khả năng lưu thông, chuyển nhượng, mua bán trên thị trường hối phiếu một cách thuận tiện, đồng thời tăng khả năng được hưởng ưu đãi cao khi chiết khấu + Bảo lãnh thanh toán hối phiếu

Là hình thức mà khi nhà xuất khẩu không có nhiều lòng tin vào bên nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán cho bên mình thì bên xuất khẩu sẽ yêu cấu việc hối phiếu do bên xuất khẩu ký phát sẽ được một bên ngân hàng có bảo lãnh. Nhờ đó mà hối phiếu đã được bảo lãnh sẽ tăng khả năng dễ dàng được chiết khấu trên thị trường tiền tệ, giúp giải quyết khó khăn cho nhu cầu vốn của bên xuất khẩu.

e.Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Bao thanh toán tương đối (Factoring)

Là việc mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn tại một mức chiết khấu nhất định nhất định, nó là công cụ tài chính cung cấp cho người bán bốn dịch vụ cơ bản: Tài

trợ vốn ngắn hạn, dịch vụ thu hộ tiền người mua, dịch vụ quản lý sổ sách ngân hàng, dịch vụ đảm bảo rủi ro tín dụng.

Sơ đồ Factoring quốc tế

Nhà Xuất khẩu bán hàng cho nhà nhập khẩu theo phương thức thanh toán Ghi sổ, D/A hay D/OT

Nhà Xuất khẩu bán các khoản phải thu cho nhà Factor Xuất khẩu. Bộ chứng từ bao gồm bản sao hóa đơn, hối phiếu, chứng từ vận tải và các chứng từ khác được chuyển giao cho nhà Factor Xuât khẩu

Nhà Factor Nhập khẩu thu tiền từ nhà Nhập khẩu và ký hợp đồng thực hiện kiểm tra tín dụng, theo dõi sổ cái bán hàng và thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.

Nhà Factor Nhập khẩu thu tuền từ nhà nhập khẩu khi đến hạn.

Nhà Factor Nhập khẩu chuyển tiền thu được cho nhà Factor xuất khẩu theo các điều khoản đã thỏa thuận

Nhà Factor xuất khẩu hoàn trả tiền cho nhà Xuất Khẩu theo các điều khoản thỏa thuận. Thời điểm hoàn trả có thể ngay khi ký hợp đồng Factoring, tại một thời điểm nhất định hoặc tại thời điểm các khoản phải thu được trả.

f.Bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting)

Importer Import Factor

Exporter Export Factor

Là dịch vụ tài trợ xuất khẩu thông qua việc chiết khấu các khoản phải thu hàng xuất khẩu bằng hối phiếu, kỳ phiếu và các công cụ chuyển nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán tại một mức lãi suất cố định đến 100% giá trị hợp đồng Nghiệp vụ Forfaiting

Các hối phiếu và kỳ phiếu được gửi đến ngân hàng Nhập Khẩu để bảo lãnh Thanh toán

Các hối phiếu và kỳ phiếu đã được bảo lãnh được chuyển lại cho nhà khẩu Các hối phiếu và kỳ phiếu đã được bảo lãnh chuyển trả cho nhà Xuất khẩu Các hối phiếu và kỳ phiếu được chiết khấu miễn truy đòi tại nhà Forfaitor.

Nhà Xuất Khẩu nhận ngay tiền chiết khấu ( đến 100% trị giá)

Nhà Forfaitor nắm giữ hối phiếu và kỳ phiếu đến hạn hoặc bán lại chúng cho nhà đầu tư khác trước khi đến hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Vai trò của tài trợ thương mại đối với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)