Tình hình xuất khẩu năm 2008

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Vai trò của tài trợ thương mại đối với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-

2.1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017

2.1.1 Tình hình xuất khẩu năm 2008

Năm 2008, xuất khẩu Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức về tình hình thị trường, giá cả, về các rào cản thương mại, thuế quan và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cấu và sự thay đổi của các cơ chế điều hành về chính sách.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, kim ngạch của xuất khẩu tại Việt Nam đã đạt tới con số 63 tỷ, tăng hơn 29,5% so với năm 2007, đây là mức tăng trưởng rất cao so với các năm trước.

Các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao như mặt hàng dầu thô (10,5 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ}, giày dép (4,7 tỷ USD), thủy sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD). Điểm nổi bật trong năm nay là ngành dây điện và cáp điện đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD Tuy nhiên, kể từ tháng 9 năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu đamh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ. Điều đó dẫn tới hầu hết các mặt hàng Xuất khẩu đều giảm giá mạnh ở hầu hết các mặt hàng, đặc biệt là ở các mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản……

Đặc biệt là trong hai tháng cuối năm 2008, có rất nhiều ngành hàng đã bị hủy hoặc sụt giảm về số lượng, bí dụ như dệt may đã giảm xuống 20%-30% về số đơn hàng và giá, thủy sản giảm 30% về số lượng đơn hàng và giá cả.

Giá cả hàng hóa xuất khẩu cũng chịu những tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự niến động khủng khiếp về giá cả cảc các mặt hàng xuất khẩu, ảnh hưởng tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp.

Trong nửa đầu năm, do giá cả các mặt hàng tăng đột biến trên thị trường quốc tế leo thang, làm động lực thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là hai mặt hàng chính là dầu thô và nông sản. Trong 7 tháng đầu năm 2008, giá dầu thô tăng khoảng 60 %, giá gạo tăng khoảng 50 %, than đá cũng tăng 55%, cao su và phê cũng tăng hơn 30% so với cùng ký năm 2007.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 7 năm 2008, giá hàng hóa trên thế giới bắt dầu sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là kể từ tháng 9. Do đó, xuất khẩu bị chịu ảnh hưởng nặng nề.

Đồng thời , tỷ giá USD/VND năm 2008 đã tăng so với cuối năm 2007 là 9%, cao hơn nhiêu so với mức thay đổi 1% những năm gần đây, trong đó USD vẫn là đồng là đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế (gần 70 %) gây xáo trộn nhiêu ftrong hoạt động kim doanh của doanh nghiệp.

Đặc biệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị điêu tra về việc bán phá giá các loại hàng hóa, đặc biệt là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực dệt may và giày da.

Trong năm 2008, đã có tới hơn 30 vụ kiện tùng trên thị trường quốc tế là về cấn đề bán phá giá với việc hàng Việt Nam xuất khẩu. Phòng Thường mại và Công nghiệp Việt Nam đã thành lập Hội đồng Tư vấn Chống bán phá giá để hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu.

Đồng thời, năm 2008 chứng kiến sự thay đổi thuế suất của nhiều mặt hàng xuất khẩu do cam kết thuế giữa các nước thành viên khối ASEAN và theo lộ trình gia nhập WTO. Thuế một loạt các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, sắt thép, xăng dầu, gas, ôtô, giấy, nguyên vật liệu cho sản xuất…liên tục thay đổi. đặc biệt là thuế về xuất khẩu thép và xăng dầu.

Các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, do đó những doanh nghiệp này đang có xu hướng mở rộng thị trường mới, hoặc thâm nhập thị trường trước đó. Theo như số liệu của Bộ Công Thương, các thị trường mới như châu Phi tăng lên 98,7 %, thị trường châu Á tăng 37,8 %, châu Đại Dương tăng 34,9% và có xu hướng chậm lại tại hai châu lục là Mỹ với 21,9 % và châu Âu tăng 26,3 %. Đồng thời có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Đại Dương.

Để ứng biến với các thị trường thế giới, các cơ quan quản lý đã có những thay đổi tích cực trong các chính sách , cơ chế điều hành.

Tiêu biểu là tỷ giá USD/VND trong năm 2008 cũng có những điểm nổi bật trong vai trò kích thích nền kinh tếxuất khẩu mạnh, giảm thiểu nhập siêu khi mà biên độ tỷ giá liên tục được thay đổi và nới rộng và tăng mạnh.

Những điều chỉnh nảy thể hiện qua việc thay đổi mục tiêu định mức, các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các ngành có khả năng tăng trưởng xuất khẩu lúa gạo và thủy sản với hàng loạt chính sách hỗ trợ tín dụng, lãi suất, thuế và các nguồn hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Vai trò của tài trợ thương mại đối với xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)