CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-
2.2 Tinh hình Tài trợ thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008-2017
2.2.9 Tình hình Tài trợ thương mại năm 2017
Bảng 2.5: Lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối với khách hàng từ ngày 16/10-20/140/2017
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2017 sẽ tiếp tục hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu bằng vay vốn ngoại tệ.
Ngân hàng nhà nước tiếp tục cho phép TCTD được xem xét, quyết định cho vay vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn ở trong nước nhằm thực hiện phương án SXKD hàng xuất khẩu đến hết 31/12/2017.
Trong năm 2017, nhiều ngân hàng thương mại đạt được thành tựu lớn như VietinBank là NHTM cổ phần duy nhất của Việt Nam được The Asset trao giải
“Ngân hàng TTTM vốn lưu động tốt nhất Việt Nam” cho phân khúc KH vừa và nhỏ (SME) vào tháng 4/2017; Giải thưởng “Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm 2017” do The Asian Banker vinh danh tại Singapore tháng 6/2017.
Với những giải thưởng này, VietinBank sánh vai cùng nhiều NH quốc tế uy tín tại Châu Á như: Deutsche Bank, JPMorgan Chase, BNP Paribas, Standard Chartered, ANZ, HSBC… Điều này khẳng định sự công nhận của giới tài chính quốc tế đối với hoạt động TTTM cũng như vị thế của VietinBank trong khu vực.
Theo đó, VietinBank tiên phong thực hiện thành công các cấu trúc giao dịch huy động vốn quốc tế mới cho hoạt động TTTM; thực hiện thành công nhiều chương trình, giao dịch lớn với các định chế tài chính hàng đầu thế giới như: Huy động vốn thông qua chương trình tín dụng xuất khẩu (ECA) của Chính phủ các nước OECD với lãi suất tốt, thời hạn dài; Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ GSM 102; là NHTM cổ phần Nhà nước duy nhất ở Việt Nam được IFC cấp hạn mức TTTM toàn cầu trị giá 120 triệu USD từ năm 2013 đến nay.
Ngày 24/5/2017, Chương trình Tài trợ Thương mại (TFP) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết các thỏa thuận với 2 ngân hàng Việt Nam cho phép cung cấp các khoản bảo lãnh lên tới 50 triệu USD/năm để hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại ở Việt Nam.
Hai ngân hàng được ADB ký thỏa thuận lần này là Ngân hàng Cổ phần An Bình (ABBANK) và Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).
Tới nay, Chương trình TFP của ADB đã hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 8,2 tỷ USD thông qua 5.814 giao dịch, gồm cả bảo lãnh và cấp vốn trực tiếp tại Việt Nam. Trong tổng số các giao dịch của chương trình ở Việt Nam, 67% có liên quan tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Chương trình hiện đang cộng tác với 11 ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Được ADB xếp hạng tín dụng AAA, Chương trình TFP cung cấp các khoản vay và bảo lãnh cho hơn 200 ngân hàng đối tác để hỗ trợ thương mại, cho phép có thêm nhiều công ty hơn nữa ở châu Á tham gia các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên biệt về tài trợ thương mại và thời gian hồi đáp trong 24 giờ, chương trình đã tạo lập được vị thế là đối tác chủ chốt trong cộng đồng
thương mại quốc tế, cung cấp hỗ trợ nhanh chóng, đáng tin cậy và đáp ứng nhu cầu để bù đắp những khoảng thiếu hụt trong các thị trường thách thức nhất của khu vực.
Tuy nhiên, bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa được chú trọng phát triển tại Việt Nam.Trải qua trên 10 năm thực hiện, doanh số bao thanh toán của Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực.
Bao thanh toán chưa phải là hình thức cấp tín dụng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Hiện nay chỉ có 31 trên 109 tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành quy trình thực hiện hoạt động bao thanh toán. Và chỉ có 18 trong 31 TCTD này phát sinh nghiệp vụ bao thanh toán.
Hiện nay, doanh số bao thanh toán bên bán hàng chiếm phần lớn tổng doanh số bao thanh toán.Bên cạnh đó, doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số bao thanh toán.
Cơ chế chính sách không thống nhất giữa khái niệm bao thanh toán tại Viêt Nam và thông lệ quốc tế dẫn đến hạn chế phạm vi của hoạt động bao thanh toán.
Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa có nhu cầu, đòi hỏi tài sản đảm bảo cho hoạt động bao thanh toán, hoặc chưa đủ khả năng cung cấp. Hiện có 36,1%
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa phát sinh nhu cầu cung cấp dịch vụ bao thanh toán;37,5% TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa có đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và điều kiện để triển khai hoạt động bao thanh toán;40,3%
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho rằng tài sản đảm bảo vẫn có vai trò quan trọng quyết định việc khách hàng tiếp cận dịch vụ bao thanh toán. Điều này làm triệt tiêu ưu điểm của hoạt động bao thanh toán;
Phần lớn các TCTD chưa đủ khả năng cung cấp hoạt động bao thanh toán quốc tế.