CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.5 Vai trò của tài trợ thương mại đối với xuất khẩu trong nước
1.5.1 Vai trò đối với nền kinh tế của quốc gia
Đây là biện pháp hữu hiệu giúp cho cho các mặt hàng hàng hóa xuất nhập khẩu có thể lưu thông qua lại các nước một cách thuận tiện và dễ dàng. Nhờ có tài trợ thương mại mà việc trao đổi hàng hóa giữa các được diễn ra một cách thường xuyên, không bị ngắt quãng để duy trì sự cân bằng của nền kinh tế thế giới.
Đây là động lực để cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng quy mô, tăng năng suất của quá trình kinh doanh, là đòn bẩy để đưa nền kinh tế phát triển nên tầm cao mới. Nhờ có sự giúp đỡ của tài trợ thương mại, doanh nghiệp có thể có thêm tài chính để tăng mô hình, quy mô sản xuất, nhập khẩu được các công nghệ máy móc thiết bị hiện đại từ các nước tiên tiến để nâng cao hiệu suất lao động cũng như nâng cao tay nghế nhân công. Muốn một nền kinh tế đất nước phát triển thì nền tảng vững chắc của nó là những doanh nghiệp vững mạnh.
1.5.2 Vai trò đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Tài trợ thương mại là động lực vững mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt lầ nhu cầu về vốn, giúp doanh nghiệp xuất khẩu đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, mở rộng thị trường, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho xã hội, đồng thời đóng góp một phần thuế quan trọng cho thuế của Nhà nước.
Đây là một công cụ hữu hiệu để có thể giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể ký kết và thực hiện nghĩa vụ trên hợp đồng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, đây là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp có thể mua hàng đúng thời vụ, tránh bị ép giá cao khi cần gấp, thực hiện sản xuất và có thể thực hiện được thời hạn giao hàng đúng thời điểm, tránh bị phạt do trễ vi phạm hợp đồng.
Đồng thời, tài trợ thương mại còn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về hoạt động xuất khẩu. Do đặc thù của hoạt động xuất khẩu diễn ra tại hai nước khác nhau, nên rủi ro cho các bên là rất cao, nhờ có hoạt động tài trợ thương mại. hai bên sẽ có thể an tâm về việc số tiền được nhận cũng như về số lượng và chất lượng hàng hóa nhờ có sự đảm bảo của các ngân hàng trung gian.
Trong trường hợp doanh nghiệp có các hợp đồng lớn, đòi hỏi một phải có tiềm lực tài chính đủ lớn mới có thể thực hiện được. Lúc này, tài trợ thương mại có thể xuất hiện kịp thời, đúng lúc, hợp lý giúp các doanh nghiệp có khả năng thực hiện hợp đồng đúng tiến độ, nâng cao được vị thế của doanh nghiệp đó tren thị trường quốc tế.
Tài trợ thương mại theo sát tiến trình cuẩ các doanh nghiệp, với các doanh nghiệp xuất khẩu, tài trợ thương mại đi cùng với nhu cầu của doanh nghiệp:
+ Giai đoạn đầu tiên, lúc này doanh nghiệp sẽ tìm kiếm khách hàng, thâm nhập, nghiên cứu thị trường, đàm phán sơ bộ, lập các kế hoạch cho tương lai. Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa quyết định cho tất cả các công đoạn sau của quá trình xuất khẩu.Công đoạn này yêu cầu phải tốn chi phí lớn để các nhân viên đi tìm hiểu thị trường, thực hiện các cuộc đàm phán, đi triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm,
thiết kế và tính toán cho hợp đồng.Lúc này, các ngân hàng có thể trợ giúp cho các doanh nghiệp. Đồng thời, nhờ có mạng lưới các ngân dày đặc phủ khắp không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới, cũng với kim nghiệm lâu năm trong nghề, các ngân hàng đã có một nguồn thông tin dồi dào có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tư vấn cho các doanh nghiệp về đặc điểm của tưng loại thì trường để có thể tìm ra một biện pháp hỗ trợ thích hợp nhất cho từng bên. Ngoài ra, nếu trong trường hợp ngân hàng được chỉ định bởi Chính phủ cho hợp đồng được ký kết bởi chính phủ nước khác,ngân hàng có thể giới thiệu bạn hàng uy tín cho khách hàng của mình.
+ Giai đoạn hai tham gia dự thầu quốc tế, hoặc đưa ra chào hàng cho nước bạn.
Trong khi đấu thầu quốc tế thì các doanh nghiệp thường có bản đảm bảo đấu thầu của ngân hàng có uy tín trong các giao dịch quốc tế, cần có sự hỗ trợ từ các ngân hàng.Các doanh nghiệp xuất khẩu thường bị yêu cầu phải có bảo lãnh dự thầu cũng như bảo lãnh thực hiện hợp đồng được phát hành bởi các ngân hàng có uy tín. Điều này có thể xuất phát từ sự không tin tưởng các bên tham gia dó sẽ xảy ra vi phạm hợp đồng, gây lãng phí về mặt thời gian và tiền của, cũng có thể do Chính phủ muốn thắt chặt việc quản lý về một số ngành nghề bắt buộc, nên lúc này sẽ có quy định bắt buộc về vấn đề này.
+ Giai đoạn ba ký kết hợp đồng. Khi mà doanh nghiệp chưa có danh tiếng và uy tín cao đối với đối tác nước ngoài, để có thể đảm bảo hợp đồng được thực hiện cần có sự hỗ trợ của ngân hàng, đảm bào cho việc giao hàng và hoàn thành công trình đúng như hợp đồng. Lúc này nhà nhập khẩu có thể cần các ngân hàng có thể hỗ trợ bằng cách phát hành bảo lãnh tiền đặt cọc theo đề nghị của bên nhập khẩu nếu có ứng trước tiền cọc.
+ Giai đoạn bốnchuẩn bị sản xuất. Việc này yêu cầu chi phí rất cao, có thể vượt quá mức mà khách hàng đặt cọc, yêu cầu nguồn vốn lớn cần hỗ trợ từ phía ngân hàng thông qua tài trợ thương mại.Nhà xuất khẩu có thể dùng chính L/C đã mở để yêu cầu ngân hàng hỗ trợ vốn.Ngoài ra, đối với các mặt hàng có tính chất mùa vụ hay cần thời gian sản xuất ra thành phẩm lớn, ngân hàng có thể tài trợ hàng lưu kho.
+ Giai đoạn năm sản xuất. Giai đoạn này có thể nảy ra các chi phí phát sinh về vật tư cũng như các khoản cần thanh toán giữa chừng cần được tài trợ.
+ Giai đoạn sáu cung ứng. Cắc chi phí phát sinh về chi phí vận tải và bảo hiểm, các chi phí khác,..cũng cần được hỗ trợ.
+ Giai đoạn bẩy lắp ráp chạy thử bàn giao công trình. Giai đoạn này cần có chi phí chạy thử cho tới thi được chấp nhận, cần được hỗ trợ.
+ Giai đoạn tám bảo hành. Phía bên kia có thể yêu cầu được bảo hành tại nhà xuất khẩu trước khi thanh toán. Lúc này nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh bảo hành nhằm đảm bảo an toàn cho nhà nhập khẩu.
+ Giai đoạn chín chiết khấu bộ chứng từ, chiết khấu hối phiếu cho doanh nghiệp hoặc tài trợ ứng trước. Để có thể cung cấp kịp thời nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp xuất khẩu sau khi giao hàng, có thể để thực hiện hợp đồng mới hoặc thanh toán kịp thời cho các chủ nợ.
+ Giai đoạn mười tài trợ bằng bao thanh toán. Sau khi nhà xuất khẩu giao hàng, sẽ xuất hiện thêm một nhu cầu tài trợ vốn trên khoản khải thu của nhà nhập khẩu. Bao thanh toán chính là nghiệp vụ mà ngân hàng sẽ có thể hỗ trợ doanh nghiệp có được nguồn vốn cần thiết qua việc mua lại hoặc ứng trước cho bên xuất khẩu trên cơ sở khoản phải thu. Ngoài ra còn có bao thanh toán tuyệt đối là một dạng tương tự như bao thanh toán nhưng thường được áp dụng với các hợp đồng có giá trị lớn, rủi ro tương đối cao và có thời hạn dài.
Vậy tài trợ thương mại có thể giúp đỡ cho doanh nghiệp trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất, giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô và là động lực để nền kinh tế phát triển.
1.5.3 Vai trò của tài trợ thương mại đối với các tổ chức tín dụng
Tài trợ thương mại là một hoạt động mang tính chất ổn định, thường xuyên của các ngân hàng thương mại quốc tế, Nghiệp vụ này được được hình thành và triển khai từ những ngày thành lập ngân hàng. Tới ngày nay, tài trợ thương mại vẫn được coi
là một trong những nguồn thu chính trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại với lãi suất thu lại lớn cũng như rủi ro thấp. Đồng thời các hoạt động tài trợ thương mại cũng tạo ra một nguồn thu lớn từ các khoản phí như phí dịch vụ, phí bảo lãnh rủi ro. Các khoản thu này có giá trị không nhỏ do các hợp đồng tài trợ thương mại quốc tế có giá trị không hề nhỏ. Hơn nữa, phát triển tài trợ thương mại cũng góp phần không nhỏ vào phát triển các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng như: nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ thanh toán quốc tế,… do các nghiệp vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ đó các ngân hàng thương mại có thể đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, giúp nâng cao khả năng cạng tranh và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, tài trợ thương mại hạn chế được rủi ro cho các ngân hàng do hạn chế được việc sử dụng vốn sai mục đích của các doanh nghiệp cũng như quản lý được nguồn thanh toán qua các tài khoản mở tại ngân hàng.
Đây cũng là cơ hội giúp các ngân hàng thương mại trong nước có cơ hội tiếp xúc với các thị trường tài chính trên toàn thế giới, giúp các ngân hàng mở rộng được mối quan hệ đối với các ngân hàng nước ngoài, từ đó các ngân hàng có thể nâng cao vị thế cũng như uy tín của mình, hội nhập tham gia vào nền kinh tế tài chính trên toàn thế giới
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương I của Khóa luận đã trình bày cụ thể về vấn đề lý luận về Tài trợ thương mại và xuất khẩu cùng như tác động của Tài trợ thương mại tới hoạt động xuất khẩu.
Đặc biệt, khóa luận sẽ tập trung chú trọng tìm hiểu tác động của Tài trợ thương mại đến hoạt động xuất khẩu trên hai phương diện là kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu nhằm làm nền tảng phân tích nội dung ở chương sau.
Lý luận của chương I sẽ là cơ sở tiền đề cho việc phân tích thực trạng ở chương sau.