CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÈ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M Ạ I
1.2. CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M Ạ I
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng
Nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang và sẽ là cái đích mà tất cả các NHTM hướng tới. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh các nhân tố từ chính ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khác.
1.2.3.1. Nhóm nguyên nlỉân chung
- Môi trưÒTìg kinh tế xã hội: Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so với một nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động
16
thời vụ và chu kỳ. Các khoản ký thác trong nền kinh tế không ổn định thường chao đảo biến động mạnh so với các khoản ký thác trong một nên kinh tế ổn định. Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt trong những giai đoạn thịnh vượng nhung trong giai đoạn suy thoái vốn có thể bị tiêu tan, lợi nhuận có thể bị giảm sút, từ đó có thể gây nên tình trạng ngân hàng không thu hồi được vốn. Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của ngân hàng là đường lối chủ trương của Nhà nước. Lý do chủ yếu để ngân hàng được tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng xã hội. v ề mặt lý luận các ngân hàng chỉ cho một người vay nếu đưa ra được yêu cầu xin vay hợp lệ, hợp pháp và lành mạnh về kinh tế, phù hợp với chủ trương của nhà nước. Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng.
- M ôi trường pháp lý: Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển đều cần có một hành lang pháp lý thích hợp. Hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của Nhà nước tác động đến nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nhất là luật các Tổ chức tín dụng. Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.
Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật, tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng. Trong điều
17
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN Số:... .
kiện như vậy việc vận dụng thực thi các bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng.
1.2.3.2. Nhóm nguyên nhân về phía Ngân hàng thương mại
Đây là các nhân tố thuộc về chủ quan mà ngân hàng có thể điều chỉnh và khắc phục được, bao gồm:
- Chính sách tín dụng-. Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Chính sách tín dụng bao gồm: Hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện.
Để đạt mục tiêu đề ra, ngân hàng có chính sách tín dụng riêng phù hợp với từng thời kỳ. Chính sách tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất của các khoản tín dụng cũng như phương thức cấp tín dụng của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tín dụng.
Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN , khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tổ này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ cở sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước. Nếu chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hòa lợi ích của ngân hàng, của khách hàng và của xã hội thì sẽ hứa hẹn một chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng không hợp lý, không khoa học thì chắc chắn chất lượng
18
tín dụng sẽ không cao thậm chí rất thấp.
- Quy trình cấp tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm những quy định phải thực hiện từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra sau giải ngân cho đến khi thu hồi nợ. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, giữa các bước trong quy trình, sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo chất lượng tín dụng.
Trong quy trình cấp tín dụng, công tác thẩm định tín dụng là bước đầu quan trọng, đòi hỏi nhiều thời gian và trình độ bởi kết quả của công tác này sẽ là cơ sở để xác định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng và định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Nếu công tác thẩm định đưa ra những kết luận sai lầm, đồng ý cấp tín dụng với những điều kiện lỏng lẻo cho nhũng khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố ý lừa đảo ngân hàng hay không đồng ý cấp tín dụng cho những khách hàng tốt, có phương án vay khả thi thì chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng không cao.
Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có nhũng hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, đồng thời có thể hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là tất cả các thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, đảm bảo tiền vay, tình hình hoạt động và thông tin pháp lý của khách hàng có quan hệ với ngân hàng. Hệ thống thông tin tín dụng được thiết lập nhằm hình thành cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Mục đích quan trọng nhất của hệ thống thông tin tín dụng là
19
tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vần đề và đánh giá mức độ rủi ro của khoản nợ, dự báo trước khả năng một khoản tín dụng có thê chuyển sang nợ xấu.
Thông tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, tài liệu phân tích của các bộ phận tín dụng...); từ khách hàng (Theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp), từ các Tổ chức tín dụng khác, từ cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước (CIC của Ngân hàng nhà nước Việt Nam,..); từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, tòa án...). Thông tin càng chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng một cách linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho ngân hàng.
- Hệ thống Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Các quy chế, thể lệ cho vay và nguyên tắc cho vay nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng. Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật, mặt khác nắm được sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ tín dụng: Thực tế cho thấy rằng, nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ, óc sáng tạo, dễ dàng thích nghi trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích chung thì ngân hàng có thế đứng vững và phát triển, ngày càng có uy tín. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng do đó cán bộ tín dụng phải có trình độ cao và hiểu biết phong phú để đánh giá được các loại khách hàng khác nhau.
Bên cạnh đó, đạo đức của cán bộ ngân hàng là một trong các yếu tổ vô cùng quan trọng để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định khách hàng vay vốn, phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên
2 0
nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
1.2.3.3. Nhóm nguyên nhân về phía người vay
* Đổi với nhóm khách hàng cá nhân (trong cho vay tiêu dùng)
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ...N guyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng đó là: Do tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, hoặc mâu thuẫn trong gia đình; người vay bị thất nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hưởng đến thu nhập. Do người đi vay hoạch định ngân sách không chính xác, hoặc có thể do người đi vay sử dụng tiền vay sai mục đích, chưa có kinh nghiệm trong việc tô chức sản xuât, quản lý kinh doanh... dẫn đến trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Trong tương lai nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư có khả năng tăng mạnh, do mức sống của các tầng lóp dân cư ngày càng tăng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bản thân các ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng thích hợp để hạn chế rủi ro trong cho vay, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.
* Đối với khách hàng là doanh nghiệp.
- Nguyên nhân chủ quan có thể do: trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Hơn nữa, đạo đức của người sử dụng vốn vay ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro đáng kể cho ngân hàng. Họ sử dụng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt vốn tín dụng của ngân hàng thông qua việc tạo ra nhũng dự án ảo.
- về mặt khách quan, do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn như:
21
+ Doanh nghiệp bị thiệt hại trên thị trường đầu vào. Do giá nguyên vật liệu tăng đột biến, không thể kiểm soát sẽ làm tăng giá thành sản pham, việc tiêu thụ sản phẩm chậm lại, tình hình luân chuyến vốn chậm, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
+ Rủi ro trên thị trường đầu ra. Do khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp. Và áp lực của cạnh tranh bắt buộc doanh nghiệp phải hạ thấp giá thành một cách đồng loạt, điều nảy ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp.