CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÈ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M Ạ I
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIÓI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT N A M
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất luọng hoạt động tín dụng của một số quốc gia trên thế giói
1.3.1.1. Trung Quốc
Năm 1998, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NHTM và doanh nghiệp nhà nước trong thời gian 3 năm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể như sau:
- Bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
- Xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các NHTM quốc doanh, thành lập các NHTM cổ phần địa phương ở 300 thành phố.
- Năm 1999, thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM và đã mạnh dạn chuyển giao toàn bộ nợ khó đòi lên đến 29,9 tỷ USD tương đương với 20% GDP cho các công ty xử lý nợ của 4 NHTM lớn nhất (Ngân hàng xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc).
Với những nỗ lực trên, Trung Quốc đã tùng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân
2 6
hàng, nhằm thực hiện xây dụng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
13.1.2. N hật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế đúng hàng đầu thế giới. Họ đã có những bước phát triển thần kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Chính phủ Nhật Bản đã sớm xác định được vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và ngân hàng thưong mại Nhật Bản đã được chính phủ hỗ trợ trong quan hệ tín dụng đối vói loại hình doanh nghiệp này.
Trong vấn đề hỗ trợ tài chính, tập đoàn tài chính Nhật Bản cùng với tập đoàn tài chính đời sống quốc gia và ngân hàng Shoko Chukin đưa ra các khoản vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp theo mục đích sử dụng vốn của họ, giúp các NHTM tài trợ vốn cho các doanh nghiệp đó để giải quyết sự yếu kém về tài chính của các doanh nghiệp, chủ yếu là tài chính không an toàn. Hệ thống hỗ trợ tín dụng bổ sung đã được áp dụng thực hiện bằng việc ban hành Luật bảo hiểm tín dụng cho các doanh nghiệp và Luật liên kết bảo đảm tín dụng nhằm đảm bảo an toàn trong hệ thống NHTM. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn ban hành luật cơ bản cho các doanh nghiệp vào năm 1963 nhằm mục đích: xóa bỏ nhũng bất cập cho doanh nghiệp do những hạn chế về kinh tế xã hội đem lại. Hỗ trợ những cố gắng tự lực, nâng cao năng suất và thúc đẩy các điều kiện thương mại nhằm xóa bỏ khoảng cách với các doanh nghiệp lớn, giúp đỡ nâng cao vị thế xã hội của nhân công giúp các NHTM củng cố cơ sở pháp lý trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng tiềm năng này. Ngoài ra, Nhật Bản còn có hệ thống bảo lãnh tín dụng riêng đối với loại doanh nghiệp này. v ấ n đề mở rộng cho vay ở Nhật Bản dựa vào cơ sở xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính và mức độ rủi ro tín dụng của loại hình doanh nghiệp này. Theo đó, dựa trên hệ
2 7
số tín nhiệm, các tổ chức tín dụng của chính phủ xem xét cho vay mà không cần có tài sản bảo đảm. Đồng thời, Nhật Bản cũng áp dụng một hệ thống tính phí bảo hiểm khoản vay dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, NHTM Nhật Bản được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với việc ban hành Luật hỗ trợ các hoạt động kinh doanh mới của doanh nghiệp vừa và nhỏ (2005), Luật thúc đẩy cải tiến công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (2006), nhằm hỗ trợ về các biện pháp đánh giá như: sự phù hợp kinh doanh giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ đem lại sự trao đổi thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự trợ giúp phương tiện hỗ trợ đào tạo nhân lực như các trường đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển công nghệ cơ bản trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội liên tục biến đổi.
1.3.1.3. Đài Loan
NHTM Đài Loan thực hiện cơ chế bảo lãnh tín dụng, góp phần cân bằng cung cầu vốn và tăng trưởng uy tín của các doanh nghiệp. Thông qua cơ chế bảo lãnh tín dụng, các doanh nghiệp nhận hô trợ của các NHTM đê phát huy tiềm năng của bản thân doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả vốn vay cao nhất, từ đó xây dụng quan hệ tồn tại, phát triển với các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Đài Loan phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng để giải quyết các vấn đề về vốn và nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Chính phủ cũng thực hiện giám sát, phối họp chặt chẽ giữa các ban ngành, tạo điều kiện môi trường pháp lý bình đăng.
1.3.2. Bài học đối vói Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, và cùng khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan về nâng cao chất lượng tín dụng, về hiệu quả cho vay đối với nhũng doanh nghiệp vừa và nhỏ (là đối
28
tượng cho vay đang được nhiều ưu tiên tại hầu hết các NHTM tại Việt Nam), là bài học mà chúng ta có thể xem xét, học tập, cụ thê là:
Thứ nhất, Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế từng giai đoạn của nền kinh tế và với từng loại hình doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh bình đẳng. Các doanh nghiệp có phát triển thì nền kinh tế mới phát triển.
Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả tín dụng của các NHTM Việt Nam cần phải được sự quan tâm của Chính phủ và ngành Ngân hàng. Vói các giải pháp mạnh và tập trung là việc cơ cấu lại hệ thống NHTM và sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần triệt để thực hiện quá trình cải cách doanh nghiệp, chỉ giữ lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoặc nhũng doanh nghiệp có tính định hướng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp còn lại có thể cổ phần hóa, sát nhập hoặc giải thế.
Thứ ba, Chính phủ cần có những cơ chế để cho các công ty Quản lý nợ và kiểm tra tài sản của các NHTM hoạt động có hiệu quả, giúp các NHTM xử lý tốt nợ đọng.
Thứ tư, NHNN cần đưa ra các giới hạn cảnh bảo đối với việc đầu tư tín dụng của các NHTM nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lưọng tín dụng.
Thứ năm, các NHTM tại Việt Nam cần bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về sổ lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng có hiệu quả nhất, các sai sót do vi phạm quy chế phải được xử lý nghiêm túc.
2 9
Tóm lại, tín dụng ngân hàng luôn có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của một nền kinh tế, chính trị và xã hội. Việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng vì sự tồn tại và phát triên lâu dài của ACB.
30
CHƯƠNG 2