Quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 96 - 99)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

3.2.6. Quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ

Trong năm qua, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng khá nhanh. Do đó trong thời gian tới, ACB cần phải thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù họp với từng khoản nợ quá hạn. ACB phải đôn đốc, thu hồi nợ kết họp với việc kiểm tra tình hình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo... để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho ngân hàng. Dưới đây xin đề xuất một số giải pháp xử lý nợ quá hạn như sau:

- Đôn đốc giảm sát các khoản nợ quá hạn: Trước hết, ACB cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới tiếp tục phát sinh như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ các hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ để đề phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ACB.

Khi đến hạn trả nợ, khách hàng không tự giác trả nợ cho ACB thì ACB sẽ tiến hành trích tiền gửi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ACB để thu gốc, lãi hoặc nhờ thu qua ngân hàng bạn nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ACB không đủ để thanh toán toàn bộ và khách hàng có

90

tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác, hoặc yêu cầu người bảo lãnh vay vốn trả thay.

Đối với các khoản nợ quá hạn nguyên nhân do khách hàng mất khả năng thanh toán tạm thời, ACB có khả năng thu hồi được vốn thì nên xem xét tiến hành việc cơ cấu nợ. Trước khi ra quyết định cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì ACB không chỉ căn cứ trên đơn xin cơ cấu của khách hàng vay mà phải yêu cầu khách hàng gửi kèm các tài liệu chứng minh nguyên nhân không trả nợ đúng hạn, khả năng trả nợ trong thời gian cơ cấu. Trên cơ sở các tài liệu của khách hàng, ACB tiến hành kiểm tra tình hình tài chính, xem xét kỹ khả năng phát huy hiệu quả của dự án, năng lực hoạt động của dự án so với công suất thiêt kế và những lí do ảnh hưởng đến nguồn trả nợ, xem xét khách hàng có đảm bảo được khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo (nếu là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) hoặc trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay (nếu gia hạn nợ) hay không, phân tích những tác động gây ảnh hưởng bất lợi do phải kéo dài thời gian cho vay.

Ngoài ra, ACB cũng cần khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay. Đe giảm bớt chi phí nhung vẫn đảm bảo hiệu quả ACB nên đặc biệt quan tâm xử lý tài sản đảm bảo theo các phương thức đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Việc xử lý tài sản đảm bảo cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải quyết vốn vay bị ứ đọng. Trong thời gian chưa xử lý được tài sản, ACB có thể có biện pháp thích hợp để thu giữ, khai thác, sử dụng các tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ.

Đổi với các khoản nợ quá hạn thông thường, cán bộ tín dụng phụ trách tích cực bám sát, theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, liên tục đến địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để kiểm tra và gửi giấy nhắc nợ (có ghi rõ số nợ quá hạn, lãi suất, thời gian quá hạn, biện pháp xử lý có thể áp dụng), theo dõi tài khoản tiền gửi của họ có phát sinh số dư Có.

91

Kiểm soát trưởng hoặc kiểm soát viên cùng với trưỏng phòng tín dụng, cán bộ tín dụng phụ trách đơn vị kiếm tra lại việc thực hiện theo quy trình tín dụng của cán bộ tín dụng đê xác định lại xem có bỏ qua bước nào không, xác định nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn là do ACB, khách hàng hay nguyên nhân khác. Sau đó sẽ đến địa điếm sản xuất kinh doanh của khách hàng để rà soát tổng dư nợ vay các loại của khách hàng, xác định khả năng trả nợ của khách hàng, nguyên nhân chi tiết dẫn đến nợ quá hạn để xác định tính chất của khoản nợ quá hạn và đưa ra các biện pháp xử lý có hiệu quả nhất.

Các biện pháp xử lý món vay có vấn đề: Món vay có vấn đề bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hay do khách hàng có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý các món vay có vấn đề là việc áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý nợ này được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có, buộc khách hàng phải bán sản phấm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá họp lý tạo ra nhu cầu có khả năng thanh toán bằng tiền mặt; cần tận dụng hết tài sản có của khách hàng, tìm cách chuyến hóa nhanh các tài sản đó thành tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.

- Đổi với công tác thu nợ: Khi người vay đem tiền đến để thanh toán khoản nợ quá hạn thì ACB tiến hành thu nợ theo thứ tự sauithu lãi quá hạn, thu gốc quá hạn, thu lãi đến hạn, thu gốc. Vì vậy, đối với nhũng khách hàng đang gặp khó khăn tạm thời trong việc trả nợ thì ACB nên tạo điều kiện cơ cấu lại khoản vay cho khách hàng (điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ vay), để khách hàng vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, tạo nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Như vậy sẽ đề phòng trường họp người vay mất khả năng trả nợ trong tương lai, giảm gánh nặng lãi quá hạn cho bên

92

vay. Mặt khác, nếu thu lãi trước sẽ tạo thành thu nhập phải nộp thuế cho ngân sách Nhà nước trong khi chưa thể thu hồi hết nợ của người vay và đây là điều bất lợi cho ACB. Nếu bên vay đã trả được nợ gốc, chưa trả lãi thì khế ước vay vốn vẫn được lưu lại ở ACB và ACB cùng khách hàng thoả thuận về kế hoạch trả lãi.

Đối với trường họp khách hàng cố tình để nợ quá hạn kéo dài, ACB cần sử dụng các biện pháp cúng rắn kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế để thu hồi nợ. Làm cương quyết dứt điểm từng trường họp tránh sự lan truyền trong việc chây ỳ không trả nợ cho ACB của khách hàng.

Ngoài các biện pháp thực hiện xử lý nợ quá hạn, ACB còn phải thành lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro đầy đủ.

Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là cách mà ngân hàng bù đắp cho nhũng khoản không thu hồi được trong quá trình hoạt động của mình. Khoản tiền trích vào quỹ được coi như một khoản chi phí của ngân hàng, đến cuối năm số tiền còn lại của quỹ sẽ được hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích và được coi như là một khoản phải thu

Tránh lập dự phòng vượt mức không hợp lý vì tạo ra dự trữ quá mức cần thiết. Nếu dự phòng thấp thì không phản ánh đúng kết quả kinh doanh và mọi phân phối lợi nhuận đồng nghĩa với việc rút bớt vốn ra khỏi ngân hàng.

Đối với dự phòng chung có thế được tính vào chi phí hoặc coi như là một loại quỹ dự trữ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)