Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÈ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M Ạ I

1.2. CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M Ạ I

1.2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Ở bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, một mức lợi nhuận hứa hẹn càng lớn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao, hoạt động trong lĩnh vực tài chính với những đối thủ riêng biệt buộc các ngân hàng phải đối mặt với không ít rủi ro.

Vì thế, các NHTM không còn cách nào khác là phải kiểm soát chặt chẽ hiệu quả hoạt động của mình, đặc biệt là vấn đề chất lượng hoạt động tín dụng.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng không chỉ có ý nghĩa lớn đối với ngân hàng mà còn đem lại những mặt tích cực cho khách hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.

NHTM cũng là một doanh nghiệp, vì thế mục tiêu hoạt động cũng là lợi nhuận. Lợi nhuận cao và bền vũng luôn là cái đích mà các NHTM hướng tới. Tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, vì vậy muốn tăng trưởng thu nhập thì tất yếu phải tăng trưỏng tín dụng. Tín dụng tốt là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng, tạo đà cho sự tăng trưởng on định của ngân hàng. Thêm vào đó sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa an toàn và sinh lời.

Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư tín dụng, góp phần điều hòa nguồn vốn trong xã hội từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Giúp cho ngân hàng có một nguồn vốn nhất định và giải quyết quan hệ cung cầu về

22

vốn. Đồng thời làm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn. Chính vì vậy, chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân.

Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế. Nghiêp vụ tín dụng của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Thông qua cho vay bằng chuyển khoản các ngân hàng có khả năng mở rộng số tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có. Vì vậy tín dụng còn là nguyên nhân của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng cung cấp đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

Tín dụng là công cụ để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đầu tư đúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên., lao động, tiền vốn, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các vùng trong cả nước theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.4.1. Đối với nền kinh tế xã hội

Nâng cao chất lượng tín dụng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.

Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh toán. Nó tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng vòng quay vốn, huy động với mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa

23

trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thông qua các công trình đầu tư vốn phát huy tín dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng theo xu hướng của thế giới, phương thức sản xuất áp dụng những thành tựu của những nền công nghệ cao như công nghệ sinh học, thông tin, vật liệu, năng lượng mới để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng thúc đẩy sản xuất ở trong nước và hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

Nâng cao chất lượng tín dụng để có khả năng hợp tác cạnh tranh. Khi sản xuất cùng phát triển, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là rất lớn mà mỗi ngân hàng riêng lẻ không thể đáp ứng được, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các ngân hàng trong việc tài trợ cho khách hàng (đồng tài trợ hay tín dụng họp vốn).

Qua phân tích ta thấy được việc củng cố và tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

1.2.4.2. Đối với ngăn hàng thương mại

Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, các thủ tục về tín dụng được đơn giản hóa, thuận tiện nhung vẫn đảm bảo nguyên tắc sẽ tạo điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng, từ đó đi đến hạn chế và xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi, góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng.

Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản pham, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biếu tượng và uy tín của ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng.

2 4

Chất lượng tín dụng làm gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.

Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng gắn bò dài lâu và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư. Ngân hàng phải thiết lập được nhiều khách hàng trung thành, các khách hàng này sẽ không bỏ ngân hàng mà ra đi với các ngân hàng khác vì thế ngân hàng phải quan tâm đến lợi ích, nhu cầu của họ.

1.2.4.3. Đối với k/ưícỉt hàng

Khách hàng của ngân hàng có hai loại:

- Người gửi tiền: là người gửi vốn nhàn rỗi của mình vào ngân hàng đế hưởng lãi nên điều quan tâm của khách hàng gửi tiền là khả năng thanh toán của ngân hàng mà khả năng thanh toán lại có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của các khoản tín dụng. Do đồng tiền gửi vào được ngân hàng quay vòng và sinh lời vì vậy đối với khách gửi tiền thì nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhũng khoản tiền gửi của họ vào ngân hàng.

- Người vay tiền: là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vay vốn ngân hàng, mà đối với họ chất lượng tín dụng chính là sự thỏa mãn của họ về khoản tín dụng đó. Cuối cùng phải làm sao cho khoản tín dụng đó đem lại lợi nhuận cho họ để họ có thể trang trải chi phí và có lãi.

Bởi thế người vay tiền coi chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao.

Chất lượng tín dụng góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và lành mạnh tình hình tài chính của khách hàng. Đe đảm bảo chất lượng tín dụng

25

thì ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mà ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động vốn tín dụng của khách hàng, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn., qua đó cùng với khách hàng uốn nắn và chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động tài chính của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)