Mức độ tập trung tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 49 - 64)

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.2.1. Mức độ tập trung tín dụng

Như đã trình bày trong mục kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB qua các năm, hoạt động cho vay là một trong những hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ACB. Tuy vậy, bao giờ lợi nhuận lớn cũng đi cùng với rủi ro cao, chính vì thế mà đây cũng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng nếu không được kiếm soát chặt chẽ, và thực hiện đúng quy trình. Đe có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng đúng và đủ, chúng ta sẽ đánh giá thông qua mức độ tập trung dư nợ của ACB. Đổ xem dư nợ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh nào, đối tượng khách hàng ở đâu và kỳ hạn như thế nào, từ đó có thể đánh giá được chất lượng nợ đối với từng đối tượng và đưa ra giải pháp kịp thời.

2.2.1.1. Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Mỗi một ngân hàng sẽ có những chính sách riêng ưu tiên đầu tư cho một số ngành nghề nhất định. Đối với ACB, là một ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng chính là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vì thế mà ngành nghề được ACB ưu tiên là dịch vụ cá nhân thông qua các khoản cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân; cho vay sản xuất kinh doanh và thương mại đối với các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Mức độ tập trung dư nợ theo ngành nghề kinh doanh được the hiện qua Biểu đồ 2.3 sau:

43

Biểu đồ 2.3: Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2010-2012

Đvt: Tỷ đồng

100% 90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20% 10% 0%

■ Ngành nghề khác (Phụ lục 3)

■ Dịch vụ cá nhân

■ Sản xuất và gia công chế biên

■ Thương mại

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm -A C B )

Thông qua Biểu đồ 2.3, ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ của những ngành này trên tổng dư nợ hầu như không thay đổi nhiều qua các năm. Dư nợ tập trung chủ yếu ở ngành thương mại và dịch vụ cá nhân. Thông thường, dư nợ tập trung nhiều ở lĩnh vực ngành nghề nào thì chứng tỏ chất lượng tín dụng đang được tập trung ở những ngành nghề đó. Thể hiện ở chỗ, ACB đã đưa ra nhiều sản phẩm phong phú, phù hợp với những nhu cầu khác nhau của nhóm khách hàng kinh doanh trong nhóm ngành thương mại, dịch vụ.

Không những vậy, đối với những nhóm ngành nghề này, lợi ích từ chính sách lãi suất ưu đãi và quy trình cho vay đơn giản, nhanh chóng hơn đã khiến cho nhóm khách hàng kinh doanh những ngành nghề này cảm thấy hài lòng và ngày càng muốn gắn bó với ACB trong quan hệ tín dụng. Từ những lợi ích của mình, khách hàng này lại giới thiệu tới những người quen,

44

bạn hàng, người thân của mình cùng tham gia vay vốn tại ACB, dư nợ trong những nhóm ngành này cũng vì thế mà tăng hơn so vói dư nợ tại những ngành nghề khác.

Những chính sách cụ thể đã và đang được áp dụng tại ACB trong nhóm ngành này là: liên tục ưu đãi lãi suất với những doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu, các cá nhân hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Có chính sách ưu tiên đối với khách hàng vay tiêu dùng thời gian phê duyệt 24h, vay mua nhà để ở được ưu đãi về kỳ hạn trả nợ cũng như thời gian ân h ạn ... Có thể nói, chất lượng tín dụng từ nhóm ngành này cũng đã được cải thiện.

Đối với những nhóm ngành còn lại, do không thuộc diện ưu tiên phát triển nên không có nhiều ưu đãi, thậm chí có những ngành nghề là hạn chế hoặc không cấp tín dụng vì thế mà dư nợ ít hơn nhũng nhóm ngành kia, nhung không vì thế mà chất lượng tín dụng tại nhóm ngành này là thấp, vì khách hàng vẫn được phục vụ chu đáo, vẫn được làm hồ sơ theo đúng quy trình và thời gian phê duyệt.

Tuy nhiên, dư nợ tăng nhiều thì rủi ro cũng không nhỏ. Hiện nay, chính những nhóm ngành này cũng đang có tỷ lệ nợ quá hạn cao, theo đúng nguyên tắc lợi nhuận lớn bao giờ cũng đi kèm với rủi ro cao.

Cụ thể sẽ được trình bày rõ ở mục 2.2.2 của bản luận văn này.

45

2.2.1.2. Mức độ tập trung tín dụng theo kỳ hạn vay

Biểu đồ 2.4: Mức độ tập trung tín dụng theo kỳ hạn cho vay giai đoạn 2010-2013

Đvt: Tỷ đồng

2010 2011 2012 III/2013

■ Cho vay dài hạn

■ Cho vay trung hạn

■ Cho vay ngắn hạn

23434 19871 43890

21964 27484 53361

27531 19406 55878

3 1 2 0 2

16683 56572

\ __ r

(Nguôn: Báo cáo tài chỉnh hợp nhât qua các năm -A C B )

Qua biểu trên ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng (trên 50%). Do đặc điểm chính là ngân hàng bán lẻ nên các chính sách, sản phẩm cho vay đều ưu tiên cho hộ kinh doanh cá thể, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Mà nhu cầu vốn của đối tượng khách hàng này chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt...nên tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn cao là điều tất yếu. Hơn nữa tập trung cho vay ngắn hạn là một chính sách hợp lý trong tình hình kinh tế khó nắm bắt được

46

chiều hướng như hiện nay. Ngân hàng có thể lường trước được các tình huống khó khăn có thể xảy ra và đưa ra các phương án giải quyết kịp thời.

Khi đó chất lượng tín dụng cũng ngày một nâng cao hơn.

2.2.1.3. Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền tệ

Biểu đồ 2.5: Mức độ tập trung tín dụng phân theo loại tiền tệ giai đoạn 2010-2012

Đvt: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm - ACB)

Trong kết cấu loại tiền tệ cho vay thì tỷ trọng cho vay đồng nội tệ của ACB luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 70% trong tổng dư nợ). Trong năm qua, giá vàng và ngoại tệ biến động bất thường, khó kiểm soát, đặc biệt là giá vàng, ACB đã có những điều chỉnh để hạn chế rủi ro do biến động giá vàng và tuân theo quy định của Nhà nước về cho vay vàng. Chỉnh vì vậy mà dư nợ cho vay vàng và ngoại tệ năm 2012 giảm so với năm 2011, 2010.

2.2.1.4. Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa lý

ACB chia địa bàn thành 05 khu vực là Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông, khu vực TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cụ thể theo Bảng 2.4 dưới đây.

47

Bảng 2.4: Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa 2010-2012 Đvt: Tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Khu vực

Giá trị Tỷ

Giá trị Tỷ

Giá trị Tỷ

trọng trọng trọng

TP. HỒ Chí 56.678 65,00% 62.326 60,62% 63.252 61,52%

Minh

ĐB s. Cửu Long 3.513 4,03% 4.944 4,82% 4.986 4,85%

Miền Trung 4.411 5,06% 6.132 5,96% 7.452 7,25%

Miền Bắc 17.179 19,70% 23.730 23,08% 20.085 19,53%

Miền Đông 5.414 6,21% 5.677 5,52% 7.040 6,85%

7 n ~ i /V

Tông 87.195 100% 102.809

r

100% 102.815 100%

---^--- - y

(Nguôn: Báo cáo tài chính hợp nhât qua các năm - ACB)

ACB tập trung vào phát triển mạng lưới tại các khu kinh tế trọng điếm trên toàn quốc. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam (TP. Hồ Chí Minh) và miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc N inh...). Mục tiêu chiến lược của ACB ngay từ khi mới thành lập là tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng có thu nhập tốt, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dần dần tiến đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, tổng công ty. Vì vậy, đối tượng khách hàng chính của ACB sẽ tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn trên cả nước. Có thể thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khu vực TP Hồ Chí Minh là rất lớn trong tổng dư nợ (trên 60%), tiếp theo là khu vực miền Bắc mà chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng (khoảng 20%), còn lại là các địa bàn khác như Đà Nằng, Khánh Hòa, c ầ n Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc N inh... nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp trên cả nước.

Hơn nữa, giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản ở những khu vực thành phố lớn luôn cao và ít biến động, mức độ bảo đảm an toàn cho khoản vay cao

48

hon cũng là lý do để ACB hướng tới tập trung vào những khu vực này..

Tuy vậy, ACB vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm ở nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước nhằm mục đích phục vụ đến tất cả người dân trên đất nước Việt Nam với khẩu hiệu “Ngân hàng của mọi nhà”. Vì thế mà nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy được co cấu khu vực cũng đang có sự dịch chuyển dần dần. Tỷ trọng ở các khu vực ngoài TP Hồ Chí Minh đang có chiều hướng tăng lên qua các năm.

2.2.2. Tình hình nọ’ quá hạn và nọ’ xấu

ACB tiến hành phân loại các khoản cho vay khách hàng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Trong gần 02 năm qua đã ghi nhận nhiều khó khăn, thử thách mang tính thòi cuộc mà mỗi ngân hàng ở Việt Nam phải đối mặt và tự thực hiện điều chỉnh hoạt động, cách tiếp cận kinh doanh của mình để phù họp với tình thế, để tồn tại. Khó khăn mang tầm vóc vĩ mô, nhưng biểu hiện và tác động lại lan tỏa đến từng cá nhân, trong từng ngân hàng, tại tùng vị trí của cả chuỗi giá trị hoạt động ngân hàng. Trong đó, ACB cũng không ngoại lệ. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tối đa tình trạng nợ xấu tiếp diễn xảy ra như: không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế cho vay đổi vói những khách hàng không đủ uy tín và năng lực tài chính, các dự án không đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên rủi ro tất yếu vẫn xảy ra, nợ quá hạn vẫn tồn tại, không những vậy còn tăng so với thời điếm năm 2010, năm 2011.

Đổ đánh giá chính xác chất lượng tín dụng tại ACB, chúng ta có thể xem xét thực trạng nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của ACB qua bảng số liệu Bảng 2.5.

49

Bảng 2.5: Dư nọ’ phân theo nhóm nọ’ tại ACB giai đoạn 2010-2013 Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý II1/2013 Giá

trị

Tỷ trọng

(% )

Giá trị

Tỷ trọng

(% )

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(% )

Nọ đủ

tiêu chuẩn 86.693 99,42 101.564 98,79 94.823 92,23 96.738 92,61 Nợ cần

chú ý 209 0,24 327 0,32 5.421 5,27 4.228 4,05

Nợ dưới

tiêu chuân 65

0,34

275

0,89

747

2,50

2.341

3,34 Nợ nghi

ngờ 58 346 674 663

Nợ có khả năng mất vốn

170 297 1.150 487

Tổng 87.195 100 102.809 100 102.815 100 104.457 100 ( Nguôn: Báo cảo tài chính hợp nhát qua các năm và quỷ ỈII/20Ỉ3- ẢCB)

Qua số liệu về nợ quá hạn ở bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn đang tăng dần qua các năm. Từ năm 2011, do tình hình suy thoái chung của nền kinh tê, hoạt động kinh doanh của khách hàng không được thuận lợi, hàng sản xuât ra nhiều nhưng không có thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp không thu hồi được vốn về trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng, dòng tiền vốn của nền kinh tế bị mắc kẹt trong các dự án, khu đô thị, không được đưa vào sản xuất, không tạo ra giá trị thặng dư. Điều đó dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn của ACB trong năm 2011 tăng lên là 1,21% trong đó nợ xấu là 0,89%. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn là 7,77% trong

50

đó nợ xấu là 2,50%, nợ cần chú ý là 5,27% tăng đột biến so với năm 2011 (từ 327 tỷ đồng lên 5.421 tỷ đồng). Trong số dư nợ cần chú ý, có tới 853 tỷ đồng là cho vay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và một công ty con của Vinalines, trong đó 747 tỷ đồng là cho vay với mục đích mua và đóng tàu biển và 106 tỷ đồng cho vay tài trợ vốn lưu động. Ngoài ra, còn có 3.511 tỷ đồng cho vay sáu công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên là chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng quản trị. Trong đó, một công ty trong nhóm sáu công ty đang bị điều tra sau khi ông Kiên bị bắt giữ.

Tính đến thời điểm cuối quý III năm 2013, con số này vẫn không ngùng tăng, đặc biệt là nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn có giảm một chút so với thời điểm 31/12/2012 (7,39%), tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên đáng kể là 3,34%. Đây là con số cảnh báo cho ACB phải tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn, tạo dòng chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ta có biếu đồ thế hiện mức độ tăng của nợ xấu như sau:

Biểu đồ 2.6: Nợ xấu giai đoạn 2010-2013

Đvt: Tỷ đồng

Nợ xấu

4000 3500 3000 2500 2000

1500 1000

500 0

2010 2011 2012 Quý 111/2013

Đe làm rõ hơn tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2010 - 2013, ta có thể chia

51

nợ xấu theo đối tượng khách hàng, khu vực địa lý và lĩnh vực ngành nghề.

2.2.2.1. N ợ xấu theo đối tượng khách hàng

Qua xem xét tình hình cho vay thực tế và con số nợ quá hạn tại ACB cho thấy, nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy mô gia đình, các hộ kinh doanh cá thể. Nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn thường là rút vốn ngắn hạn đầu tư vào bất động sản dẫn đến mất cân đối vốn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay sai mục đích.

Cụ thể trong Bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.6: Nọ’ xấu theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013 Đvt: Tỷ đồng Chí tiêu Năm 2011 Năm 2012 Quý III/2013

Doanh nghiệp nhà nước 29 82 118

Công ty cổ phần, TNHH,

DNTN 559 1.365 1.866

Công ty liên doanh 4 8 5

Công ty 100% vốn nước ngoài 7 7 4

Họp tác xã 0 0 0

Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể 320 1.109 1.498

Tông 919 2.571 3.491

(Nguôn: Ngân hàng thương mại cô phân Ả Châu)

Năm 2011, nợ xấu là 919 tỷ đồng, trong đó nợ xấu của những khách hàng là công ty co phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm phần đa là 559 tỷ đồng (60,83%), tiếp sau đó là nợ xấu của nliững khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể là 320 tỷ đồng (34,82%), các thành phần khác chỉ chiếm (4,35%).

Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của nhóm các công ty cổ phần, doanh nghiệp

52

tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 53,09% trong tổng nợ xấu, tăng ị 44,19% so với năm 2011. Có thể nói tốc độ tăng nợ xấu đổi với những khách hàng này là quá nhanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động tín dụng chung của ACB. Nguyên nhân chủ yếu là do, năm 2012 là năm nền kinh tế đầy biến động, và chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Khi mà vốn tự có thấp, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, hàng hóa nhập vào - hàng hóa sản xuất ra không bán được hoặc bán với giá thấp, nguyên vật liệu đầu vào cao, doanh thu bán hàng giảm, chi phí tăng do lãi vay ngân hàng tăng, giá sinh hoạt phí tăng dẫn đến lợi nhuận giảm, dẫn đến suy giảm nguồn trả nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp này thông thường ngoài đầu tư vào kinh doanh thì họ còn đâu tư khá nhiều vào bất động sản, ngay cả khi dùng vốn vay sản xuất kinh doanh để mua nhà đất không phục vụ kinh doanh. Trong thời kỳ này, tình trạng bất động sản đóng băng, giá nhà đất sụt giảm, không bán được, không thu hồi được vốn, ảnh hưởng đến quay vòng vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giảm, không có nguồn trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Ngoài nhóm khách hàng là các công ty, doanh nghiệp kê trên, thì nợ xấu còn tập trung ở nhóm khách hàng cá nhân vay với mục đích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, chiếm 43,13% tổng nợ xấu năm 2012, tăng 246,56% so với năm 2011. Đối với hộ kinh doanh cá thể, nguyên nhân cũng tương tự như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, suy giảm nguồn trả nợ chủ yếu là do nền kinh tế khó khăn, tiêu thụ hàng khó và sử dụng vốn vay sai mục đích. Đổi với các khách hàng vay với mục đích tiêu dùng, nguồn trả nợ chính chủ yếu là lương và các thu nhập ổn định từ cơ quan, đơn vị sử dụng lao động. Tại thời điểm vay, khách hàng có nguồn thu nhập tốt, đủ khả năng trả nợ. Nhung trong tình hình chung, hầu hết các doanh nghiệp đều cắt giảm chi phí bằng cách cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự, thì nguồn trả nợ vay của

53

họ bị ảnh hưởng đáng kể, sinh hoạt phí tăng lên => họ suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán nợ vay.

Năm 2013, tính đến cuối quý III, con sổ nợ xấu không dừng lại mà vẫn tiếp tục tăng, tăng khá mạnh so với năm 2012. Nợ xấu này bao gồm cả nợ cũ để lại từ năm 2012 khách hàng vẫn chưa trả được và số nợ xấu mới phát sinh. Cũng như các năm trước đấy thì nợ xấu vẫn tập trung nhiều ở các nhóm doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và khách hàng cá nhân. Đây cũng là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ của ACB, nên khi nợ xấu phát sinh thì nhũng nhóm khách hàng này cũng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với những đối tượng khách hàng khác.

2.2.2.2. N ợ xấu theo khu vực địa ỉỷ

Theo những thông tin thu thập được tại ACB, hiện nay, nợ xấu của ACB tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, phần còn lại là ở khu vực TP Hồ Chí Minh, miền Tây, miền Trung, miền Đông.

* Tại khu vực miền Bắc: tỷ lệ khách hàng có nợ xấu ở khu vực miền Bắc chiếm khoảng 60% trên tổng số khách hàng có nợ xấu của ACB, mà chủ yếu là khu vực phía tây Hà Nội - Hà Tây cũ. Ở đây tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng như Phùng Xá - Thạch Thất với nghề thép; làng Hữu Bằng, Chàng Sơn - Thạch Thất, làng Liên Hà - Đan Phượng với nghề gỗ; làng Vạn Điểm — Thường Tín với nghề gỗ chạm khảm ... Như chúng ta đã biết, các hộ sản xuất kinh doanh ở đây sống chủ yếu bằng nghề của làng. Có những thời điểm, hàng hóa ra vào tấp nập, lợi nhuận cao, nhiều nhà cũng tham gia mở rộng kinh doanh hoặc mở mới kinh doanh. Nhiều ngân hàng đã đầu tư nhiều vào những khu vực này vì nó được đánh giá là có tiềm năng khi tình hình tài chính tốt, tài sản đảm bảo có giá trị. Và đúng như vậy, trong những năm từ 2011 trở về trước, nhiều ngân hàng đã thu được khoản thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)