CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỒ PHẦN Á CHÂU30 1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB qua các n ă m
Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngay từ khi thành lập, ban lãnh đạo ACB đã đặt công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Và sau hơn 20 năm thành lập, công tác huy động vốn tại ACB ngày càng đạt được những kết quả tốt và không ngừng phát triển mặc dù có những lúc gặp khó khăn lớn như thời điếm năm 2003 và tháng 8 năm 2012.
ACB đã huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tiền gửi
34
của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, tư nhân tập thể...Ngoài ra, ACB còn đa dạng về thời hạn, khung lãi suất phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Trong những năm qua, ACB không ngừng cải tiến, ra mắt các sản phẩm huy động mới; đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ khách hàng, đon giản các thủ tục giấy tờ, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, phong cách phục vụ chuyên nghiệp...Từ đó tạo sự uy tín và yên tâm đối với khách hàng gửi tiền, do đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn rất cao và ổn định. Công tác huy động vốn tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 đến quý III năm 2013 được thế hiện trong Bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Co’ cấu vốn huy động của ACB giai đoạn 2010-2013 Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Quý
III/2013
Tiền gửi không kỳ hạn 10.391 14.688 12.869 14.902
Tiền gửi có kỳ hạn 8.550 23.305 6.437 11.171
Tiền gửi tiết kiệm 85.491 97.580 104.596 105.502
Tiền ký quỹ 2.420 6.528 1.189 1.308
Tiền gửi vốn chuyên dùng 86 117 143 790
Tổng vốn huy động 106.937 142.218 125.234 133.674
--- \---7--- --- --- — ---
(Nguôn: Báo cáo tài chính họp nhât qua các năm và Quỷ IIỈ/20Ỉ3- ACB) Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, chưa kể đến những biến động xấu do nền kinh tế đem lại ảnh hưởng đáng kể đến quá trình huy động vốn của các ngân hàng nói chung và của ACB nói riêng. Thời điếm năm 2011 vẫn là thời điếm nền kinh tể on định, mức vốn huy động tăng so với năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng là 32,99%.
35
Năm 2012, với sự cố xảy ra ngày 21/8 đã ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt hoạt động của ACB đặc biệt là huy động vốn. Do vậy, nguồn vốn huy động của ACB trong năm 2012 đã giảm so với năm 2011 là 11,94%. Tính đến hết quý III năm 2013, tổng số vốn huy động được đã vượt 6,74% so với năm 2012, hoàn thành được 56,17% kế hoạch đặt ra (kế hoạch năm 2013: tăng trưởng tiền gửi huy động từ khách hàng là 12%).
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn huy động của ACB giai đoạn 2010-2013
120000
100000
80000
60000
40000
20000
2010 2011 2012 Quý 111/2013
■ Tiền gửi không kỳ hạn
■ Tiền gửi có kỳ hạn
■ Tiền gửi tiết kiệm
■ Tiền ký quỹ
Tiền gửi vốn chuyên dùng
(Nguồn: Bảo cáo tài chính hợp nhất qua các năm- ACB)
Trong kết cấu vốn huy động của ACB thì khoản tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Huy động tiết kiệm VNĐ là nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB. Đây có thể coi là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động do NHNN đề ra. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm so với tổng vốn huy động qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 79,95%; 68,61%; 83,52%. Trong năm 2011, do tiền gửi có kỳ hạn tăng đột biến so với năm 2010 (172,57%), nên tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn giảm. Tuy nhiên, so với lượng tiền gửi tiết kiệm của năm 2010 thì năm 2011
36
vẫn tăng 14,14%.
Năm 2012, tổng vốn huy động chung của ACB giảm chủ yểu là do các khoản tiền gửi có kỳ hạn giảm 16.868 tỷ đồng (-72,38%); tiền gửi không kỳ hạn giảm 1.819 tỷ đồng (-12,32%), tiền ký quỹ giảm 5.339 tỷ đồng (- 1,79%); tiền gửi tiết kiệm tăng 7.016 tỷ đồng (+7,19%) và tiền gửi vốn chuyên dùng có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân là vào tháng 8/2012, ACB gặp phải thông tin bất lợi liên quan đến bộ máy quản trị làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với ACB. Người dân và các tổ chức kinh tế gửi tiền tại ACB do tâm lý đám đông và chưa thực sự nắm bắt được đầy đủ hết các thông tin đã tất toán trước hạn các tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn làm cho tổng vốn huy động của ACB nửa cuối năm 2012 giảm mạnh. Cụ thể ta có thể theo dõi tình hình tăng giảm vốn huy động của ACB tại thời điểm trước và sau khi có sự cố, được thể hiện qua Bảng 2.2
Bảng 2.2: Tình hình tăng giảm vốn huy động tại ACB năm 2012 Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 30/06/2012 31/12/2012
Tiền gửi không kỳ hạn 14.688 14.415 12.869
Tiền gửi có kỳ hạn 23.305 23.667 6.437
Tiền gửi tiết kiệm 97.580 101.298 104.596
Tiền ký quỹ 6.528 6.051 1.189
Tiền gửi vốn chuyên dùng 117 185 143
Tổng vốn huy động 142.218 145.616 125.234
---^--- --- 7--- --- ---— — —
( Nguôn: báo cáo tài chính họp nhát quỷ III, quỷ IV năm 2012- ACB) Qua bảng sổ liệu ta thấy, tại thời điểm trước khi xảy ra biến cố ngày 21/08/2012 thì tình hình huy động vốn của ACB vẫn ổn định và có chiều hướng đi lên. Cụ thể: v ố n huy động tại thời điểm 30/06/2012 đạt 145.616 tỷ
37
đồng, tăng 3.398 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, sau khi xảy ra biến cố đã làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ACB. Tại thời điểm 31/12/2012 tổng vốn huy động giảm 20.382 tỷ đồng (tương úng giảm 13,99%) xuống còn 125.234 tỷ đồng so với thời điểm 30/06/2012. Trong đó giảm mạnh là các khoản tiền gửi có kỳ hạn (giảm 72,80%). Khi xảy ra biến cố, vào những ngày đầu, lượng tiền rút khỏi ACB là rất lớn. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ kịp thời của NHNN và cả hệ thống các tổ chức tín dụng cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng thanh toán, an toàn thanh khoản. Ngoài ra, ban lãnh đạo ACB cũng đã đưa ra những chính sách họp lý, ưu đãi cho khách hàng gửi lại nhằm thu hút vốn như: những khách hàng tất toán tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm trước hạn trong khoảng thời gian xảy ra biến cố được gửi lại hưởng lãi suất như cũ, được trả thêm phần lãi chênh lệch giữa lãi cuối kỳ và lãi rút trước hạn...; thêm vào đó là sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc giữ chân khách hàng nên chỉ sau một thời gian ngắn, tình hình huy động vốn của ACB đã bình thường trở lại. Điều này đã chứng tỏ uy tín của ACB trong lòng khách hàng được khẳng định.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Ngân hàng huy động để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận. Trong những năm qua ACB đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng, tuân thủ các bước của quy trình cho vay chặt chẽ. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống ACB đã tăng cường cải tiến chất lượng phục vụ. Chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn để kịp thời giải ngân những dự án đã hội đủ điều kiện vay vốn. Dư nợ cho vay của ACB qua các năm được thể hiện qua biểu đồ 2.2.
38
Biểu đồ 2.2: Dư nọ’ cho vay của ACB giai đoạn 2010-2013
Dư nợ cho vay
(Nguồn: Bảo cảo tài chính hợp nhất qua các năm, và quỷ III/2013 - ACB) Nhìn trên biểu đồ 2.2 ta thấy dư nợ cho vay của ACB liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ cho vay tăng 17,91% so với năm 2010; năm 2012 dư nợ cho vay tăng 6 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy dư nợ cho vay năm 2012 tăng không nhiều so với năm 2011, nhung trong bối cảnh giai đoạn từ tháng 8/2012 cho đến cuối năm 2012, tình hình huy động vốn của ACB gặp khó khăn, nguồn vốn huy động bị giảm thì kết quả đạt được như vậy cũng đã là sự cố gắng lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ACB.
Năm tài chính 2013 chưa kết thúc, tính đến thời điểm chốt quý III ngày 30/09/2013, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 104.457 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2012, và mới chỉ đạt được 13,31% kế hoạch đặt ra (kế hoạch tăng tưởng tín dụng 2013 so với năm 2012 là 12%).
Nguyên nhân tăng tưởng chậm lại của dư nợ cho vay của ACB trong khoảng từ năm 2011-2013 chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tiếp nối của nền kinh tế suy thoái năm 2011, từ năm 2012 cho đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thu vốn tín dụng của doanh nghiệp còn rất hạn chế, sức mua của thị trường vẫn còn thấp.
39
Hàng tồn kho vẫn ở mức lớn, nhất là mặt hàng xi măng, sắt thép, ô tô, vật liệu xây dựng, bất động sản. Các doanh nghiệp hầu hết là thu hẹp lại sản xuất, kinh doanh, chỉ vay vốn cầm chừng, chưa có ý định đầu tư mới cho việc sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, lãi suất cho vay vẫn còn cao. Khả năng sinh lời của các dự án, phương án kinh doanh của khách hàng không bù đắp nổi chi phí lãi vay khiến cho khách hàng hạn chế vay.
2.1.3.3. về kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2011-2013 được thể hiện tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2011-2013 Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 Quý III/2013
Thu nhập lãi thuần 6.607 6.897 3.499
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 825 702 563
Lãi /Lồ thuần từ HĐKD ngoại hối và vàng (162) (1.864) (43) Lãi/( Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh
71 252 62
Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
82 (273) 471
Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác (1) 2 9
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 223 145 60
Chi phí hoạt động (3.147) (4.237) (2.801)
Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi phí DPRR tín dụng
4.499 1.564 1.821
Chi phí DPRR tín dụng (296) (521) (341)
Tổng lọi nhuận trước thuế 4.202 1.103 1.479
— ZZ--- -- ---V---
(Trích: Bảo cáo tài chính hợp nhát các năm và quỷ III/2013- ACB)
40
Năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế của ACB chỉ đạt 1.103 tỷ đồng, giảm 3.099 tỷ đồng so với năm 2011 (tương ứng -73,75%). Trong đó chủ yếu là do khoản lồ 1.864 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trong năm, lỗ 273 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, và khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 521 tỷ đồng.
Nghiệp vụ kinh doanh vàng vốn là thế mạnh của ACB, nhưng theo thông tư 12-2012 của NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/04/2012, ACB phải đóng trạng thái vàng (nghĩa là không được huy động vốn bằng vàng), trừ trường họp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi ACB không đủ vàng để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của ACB chấm dứt vào ngày 25/11/2012. Vì huy động vàng chiếm 1/3 trong tổng nguồn vốn huy động của ACB. Việc đóng trạng thái vàng trong lúc giá vàng tăng cao nhằm tuân thủ vói thông tư 12 dẫn đến khoản lỗ 1.863 tỷ đồng trong năm 2012. Tuy hoạt động kinh doanh vàng trong năm 2012 của ACB bị lỗ, nhưng nếu tính từ đầu năm 2010 khi bắt đầu nghiệp vụ kinh doanh vàng cho đến tháng 08/2012 thì tổng số lãi của nghiệp vụ này là 2.384 tỷ đồng.
Tính đến quý III năm 2013, tổng lợi nhuận trước thuế của ACB là 1.479 tỷ đồng, đạt 82,17% kế hoạch đặt ra (kế hoạch Tổng lợi nhuận trước thuế đặt ra cho năm 2013 là 1.800 tỷ đồng). Tuy thu nhập từ lãi có xu hướng giảm do huy động với chi phí cao từ trước mà dư nợ lại hầu như không tăng, nhung phần lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng đã giảm đáng kể (từ lỗ 1.864 tỷ đồng năm 2012 giảm xuống còn lỗ 43 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/09/2013); hơn nữa ACB đã tiết kiệm được chi phí hoạt động từ 4.237 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 2.801 tỷ đồng thời điểm 30/09/2013, phần lớn là giảm chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên, chi cho quảng cáo, khuyến mãi. Chính vì vậy mà lợi nhuận ACB đã đạt được trong 03 quý đầu
41
năm 2013 có dấu hiệu tăng và tiến dần đến hoàn thành chỉ tiêu đã đặt ra.
2.1.3.4. về lĩnh vực dịch vụ
Ngoài kết quả kinh doanh, và hoạt động chính là huy động vốn - cho vay, ACB còn chú trọng đến chất lượng dịch vụ đem đến cho khách hàng sự hài lòng và thoải mái nhất khi sử dụng các sản phẩm của ACB. ACB phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng trên tất cả các lĩnh vực thanh toán, tiền gửi, cho vay, thanh toán quốc tế, thẻ, internet banking... Trong đó thế mạnh của ACB là thanh toán trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ.
Dịch vụ thẻ ATM: ACB đã phát hành hơn 5 triệu thẻ, trong đó 500 đơn vị là các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước trên toàn hệ thống. ACB đã triển khai dịch vụ thu học phí qua tài khoản thẻ cho các trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà N ội...T hu dịch vụ từ ATM tăng lên đáng kể, khi người dùng thẻ ATM có thể sử dụng được nhiều dịch vụ mới, tiện ích từ ATM mà không phải đến ngân hàng hoặc các giao dịch khác như: nạp tiền điện thoại, rút tiền qua Banknet, vấn tin tài khoản, chuyển tiền...
Dịch vụ internet banking: Là một trong nhũng ngân hàng đi đầu về úng dụng công nghệ trong các giao dịch ngân hàng, ACB luôn đem đến cho khách hàng những tiện ích lớn, không cần đến ngân hàng, không cần ra cây ATM, khách hàng có thể tự thực hiện tất cả các giao dịch tương tự như tại ATM và rất nhiều tiện ích khác (thanh toán hóa đơn, vé máy bay, gửi tiết kiệm..) thông qua máy tính, điện thoại có kết nối internet bằng cách truy cập dùng mật khẩu hoặc thiết bị hỗ trợ tocken một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Dịch vụ tư vấn tài chỉnh — ngân hàng: ACB luôn quan tâm thực hiện công tác tư qvấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình, đồng thòi thực hiện tư vấn tốt cho các khách hàng có nhu cầu về lĩnh vực đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn kinh doanh xuất, nhập khẩu.