Kết quả sử dụng chế phẩm sinhh ọc trong chăn nuôi heo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi heo (Trang 93 - 109)

Hiệu quả tác động đối với môi trường nuôi heo

Chế phẩm sinh học dạng dịch gốc, trước khi bổ sung vào thức ăn của heo được hòa với nước theo tỉ lệ 1:100. Tiến hành 6 thí nghiệm bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn cho heo ăn với hàm lượng 30ml, 60ml, 90ml đối với heo 3 tháng tuổi và bổ sung 150ml, 200ml, 250ml đối với heo mẹ. Mẫu 1: bổ sung 150ml vào thức ăn heo

mẹ; Mẫu 2: bổ sung 200ml vào thức ăn heo mẹ; Mẫu 3: bổ sung 250ml vào thức ăn

heo mẹ; Mẫu 4: bổ sung 30ml vào thức ăn heo 3 tháng tuổi; Mẫu 5: bổ sung 60ml vào thức ăn heo 3 tháng tuổi; Mẫu 6: bổ sung 90ml vào thức ăn heo 3 tháng tuổi. Bổ

sung chế phẩm sinh học 2 ngày/lần. Sau thời gian nuôi 1 tháng, tiến hành lấy mẫu phân để phân tích một số chỉ tiêu vi sinh. Kết quả thể hiện qua bảng 3.6 và 3.7.

Bảng 3.6. Sự thay đổi của tổng số VSV, Coliform, E.coli trong phân heo mẹ sau một tháng ăn theo chế độ bổ sung chế phẩm vi sinh với tỷ lệ khác nhau

Heo mẹ TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mẫu ĐC Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 1 Tổng số VSV CFU/ml 3,60.109 2,3. 106 2,16. 106 2,14. 106 2 Coliform CFU/ml 2,17.107 6,53.104 5,26.104 5,03.104 3 E.coli CFU/ml 1,32.104 5,49.103 5,21.103 5,20.103

Bảng 3.7. Sự thay đổi của tổng số VSV, Coliform, E.coli trong phân heo 3 tháng

tuổi sau một tháng ăn theo chế độ bổ sung chế phẩm vi sinh với tỷ lệ khác nhau Heo 3 tháng TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mẫu ĐC Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 1 Tổng số VSV CFU/ml 4,98. 108 1,60.106 0,87.106 0,13.106 2 Colifrom CFU/ml 1,12. 107 2,14.104 2,11.104 2,06.104 3 E.coli CFU/ml 0,28. 104 1,61.103 1,25.103 0,68.103

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.6 và 3.7 chúng tôi nhận thấy:

- Đối với heo mẹ: khi bổ sung chế phẩm vào thức ăn với hàm lượng 150ml, 200ml, 250ml thì tổng số vi sinh vật, Colifrom, E.coli giảm đi rất nhiều. Số lượng vi sinh vật giảm theo tỷ lệ tăng lượng chế phẩm bổ sung: đối với vi sinh vật tổng số

giảm từ 109 CFU/ml xuống 106 CFU/ml, đối với Colifrom giảm từ 107 CFU/ml xuống 104 CFU/ml, giảm từ 104 CFU/ml xuống 103 CFU/ml đối với E.coli, trong đó mẫu 3

đem lại hiệu quả tốt nhất.

- Đối với heo 3 tháng tuổi: tương tự như hiệu quả đối với heo mẹ, khi bổ sung chế

phẩm vào thức ăn heo 3 tháng tuổi thì nhận thấy số lượng các vi sinh vật gây bệnh giảm dần theo tỷ lệ tăng của lượng chế phẩm bổ sung. Mặc dù sử dụng nồng độ chế

phẩm bổ sung chế phẩm ở các mẫu 4, mẫu 5, mẫu 6 là khác nhau nhưng hiệu quảđem

lại là tương đối giống nhau: đối với vi sinh vật tổng số giảm từ 108 CFU/ml xuống 105 CFU/ml, đối với Colifrom giảm từ 107 CFU/ml xuống 104 CFU/ml, giảm từ 104 CFU/ml xuống 103 CFU/mlđối với E.coli, trong đó mẫu 6 đem lại hiệu quả tốt nhất.

Qua những phân tích trên có thể nhận thấy khi sử dụng chế phẩm vi sinh bổ

sung vào thức ăn nuôi heo, dưới tác động của hệ vi sinh vật có lợi, khi vào hệ tiêu

hóa của heo chúng sẽ tập trung ở khoang ruột và tạo nên sự cân bằng tạm thời của

hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng làm giảm hoạt động và ức chế sự hoạt động

của các vi sinh vật có hại, các chất kháng khuẩn và enzymee do vi sinh vật trong

chế phẩm sinh ra đã làm giảm đáng kể lượng vi sinh vật tổng sô, Coliform và

E.coli. Các nồng độ chế phẩm khi sử dụng mặc dù có sự chênh lệch nhưng hiệu quả

mang nhận thấy tương đương nhau, điều đó cho thấy chỉ cần đưa vào hệ tiêu hóa

của heo một lượng vi sinh vật nhất định cũng đã mang lại hiệu quả chứ không nhất

Tiếp tục tiến hành lấy mẫu phân để phân tích NH3 và H2S. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa sinh của phân heo được thể hiện ở các hình 3.28 và 3.29.

42.31 43.75 44.47 62.14 64.76 66.19 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

Mẫu thí nghiệm H iệ u s uấ t ( % ) NH3 H2S (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.28. Hiệu suất xử lý H2S và NH3 trong phân heo mẹ sau một tháng cho

ăn chế phẩm vi sinh với tỷ lệ khác nhau

46.21 46.41 47.23 64.8 70.13 72.53 0 20 40 60 80

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

Mẫu thí nghiệm H iệ u s uấ t ( % ) NH3 H2S

Hình 3.29. Hiệu suất xử lý H2S và NH3 trong phân heo 3 tháng tuổi sau một tháng cho ăn chế phẩm vi sinh với tỷ lệ khác nhau

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích hình 3.28 và 3.29 chúng tôi nhận thấy:

- Ở heo mẹ: khi bổ sung chế phẩm vào thức ăn nhận thấy ở các mẫu thí nghiệm (mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3) đều đem lại hiệu quả tốt. Hiệu suất xử lý đối với mẫu 3 (bổ sung 250ml) là tốt hơn so với mẫu 1 (bổ sung 150ml) và mẫu 2 (bổ sung 200ml), tuy nhiên hiệu suất xử lý không chênh lệch nhiều (hình 3.28). Đối với H2S thì hiệu suất xử lý cũng tăng dần theo chiều tăng của nồng độ bổ sung trong đó hiệu suất xử lý H2S đối với mẫu 3 là tốt nhất.

- Đối với heo 3 tháng tuổi: Tương tự như heo mẹ hiệu suất xử lý NH3 và H2S

đối với heo 3 tháng tuổi tăng lên khi chúng tôi tăng nồng độ bổ sung chế phẩm. Tuy nhiên hiệu suất xử lý NH3 gần như là tương đương nhau, không thay đổi nhiều (hình 3.29). Đối với hàm lượng H2S hiệu suất xử lý là rõ ràng hơn và đạt hiệu quả

xử lý tốt nhất đối với mẫu 6 (bổ sung 90ml), tiếp đến là mẫu 5 (bổ sung 60ml) và thấp nhất là mẫu 4 (bổ sung 30ml).

Ở heo mẹ trong quá trình xử lý chúng tôi nhận thấy hiệu quả tác dụng của chế

phẩm không cao như ở heo 3 tháng tuổi, điều này có thể do trong ruột già của heo mẹ

có hệ vi sinh vật gây bệnh được tích lũy với số lượng lớn hơn heo 3 tháng tuổi. Chính vì vậy không chỉ hiệu quả tác dụng về vi sinh (vi sinh vật tổng số, Coliform, E.coli) mà cả hiệu quả các chỉ tiêu về hóa sinh (hàm lượng NH3, H2S) của heo 3 tháng tuổi đều tốt

hơn so với heo mẹ.

Ngoài kết quả phân tích về các chỉ tiêu vi sinh và hóa sinh, trong quá trình thực nghiệm tại cơ sở chăn nuôi chúng tôi thấy mùi hôi thối trong chuồng là giảm rõ rệt, ruồi nhặng giảm đáng kể, phân heo không lỏng mà khô và đặc lại, điều này cho thấy tác dụng của chế phẩm khi sử dụng bổ sung vào thức ăn nuôi heo là rõ ràng.

* Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học tới khả năng tăng trọng của heo

Tiến hành 2 lô thí nghiệm mỗi lô 3 con heo 3 tháng tuổi: lô 1 gồm 3 con cho

ăn theo chế độ có bổ sung chế phẩm sinh học 2 ngày/lần với nồng độ 30ml trong thời gian 2 tháng; lô 2 gồm 3 con dùng làm mẫu đối chứng. Sau 2 tháng cho ăn, tiến

Bảng 3.8. Hiệu quả tăng trọng khi sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn nuôi heo 3 tháng tuổi

Trọng lượng (kg) Thời gian Mẫu bổ sung chế phẩm Mẫu đối chứng 3 tháng tuổi 51,23 50,55 5 tháng tuổi 95,25 93,87 Tỷ lệ tăng trọng (%) 85,92 85,70 Nhận xét:

Dựa vào kết quả bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy trong 2 tháng tiến hành thí

nghiệm heo được bổ sung chế phẩm vào thức ăn có trọng lượng tăng 0,7 kg (tỷ lệ tăng trọng 85,92%) so với heo khống được bổ sung chế phẩm (tỷ lệ tăng trọng

85,70%). Điều này có thể giải thích khi bổ sung vào thức ăn nuôi heo, chế phẩm

sinh học có mùi thơm và vị ngọt sẽ gây kích thích con vật ăn ngon hơn. Ngoài ra

theo những nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trên gia cầm tại tại các trường

đại học của Maryland và phía Bắc bang Carolina cho thấy các chủng vi sinh vật có

trong chế phẩm có tác dụng gia tăng sự kháng bệnh bằng cách tăng độ cao của lông

nhung và tăng độ sâu của các khe nằm giữa lông nhung, theo cách đó sẽ gia tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được diện tích bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng và vì vậy sẽ gia tăng hiệu quả hấp

thụ thức ăn.

Như vậy, hiệu quả tác dụng của chế phẩm sinh học khi bổ sung vào thức ăn

nuôi heo không những có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn có tác

dụng tăng khả năng hấp thụ thức ăn, giúp heo mau lớn và đem lại hiệu quả cao về

KT LUN VÀ ĐỀ XUT Ý KIN 1. KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu ở trên cho phép rút ra một số kết luận sau:

1) Đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn lactic từ nước dưa chua, sữa chua và tuyển chọn được 2 chủng vi khuẩn lactic có họat tính cao từ nước dưa chua và sữa chua tạm gọi tên là: Lactobacillus sp1Lactobacillus sp2.

2) Đã phân lập được 5 chủng vi khuẩn Bacillus từ đất mùn và bước đầu tuyển chọn được 01 chủng vi khuẩn tạm gọi tên là Bacillus sp có họat tính amylase và protease cao.

3) Đã xác định được điều kiện nuôi cấy thích hợp cho các chủng vi khuẩn: Vi khuẩn lactic nuôi ở pH ban đầu 6,5 với tỷ lệ giống bổ sung là 10%, Vi khuẩn

Bacillus nuôi ở pH ban đầu là 8,5 với tỷ lệ giống bổ sung là 7,5%; Vi khuẩn quang

dưỡng nuôi ở pH ban đầu là 7,5 với tỷ lệ giống bổ sung là 7,5%. Thời gian và nhiệt

độ nuôi cấy thích hợp cho tất cả các chủng là 370C, thời gian từ 36-48h.

4) Bước đầu đã sản xuất thành công chế phẩm sinh học probiotic dùng cho

nuôi heo dưới dạng dịch lỏng với sự phối hợp của các loại vi khuẩn theo tỷ lệ thể

tích: vi khuẩn lactic:vi khuẩn Bacillus: vi khuẩn quang dưỡng = 1: 1: 1.

5) Đã thử nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học probiotic vào thức ăn gia nuôi heo và nhận thấy chế phẩm sinh học giúp làm giảm đáng kể hàm lượng NH3, H2S, các vi sinh vật gây bệnh có trong phân heo.

6) Đã thử nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học probiotic vào thức ăn đối với heo 3 tháng tuổi và nhận thấy sau 2 tháng heo được sử dụng chế phẩm sinh học bình quân tăng trọng 0,7kg/con so với heo không được sử dụng chế phẩm sinh học.

2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho phép đề xuất một số ý kiến sau:

- Nên thử nghiệm chế phẩm sinh học ở quy mô lớn trong chăn nuôi heo nhằm nâng cao khả năng tăng trọng và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm mùi, chất thải và vi

sinh vật gây bệnh do nghề nuôi heo gây ra. Nếu thành công có thể đề xuất nhân rộng khả năng ứng dụng chế phẩm sinh học cho các đối tượng chăn nuôi khác.

- Cần nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh dưới dạng chế phẩm khô nhằm

tăng thời gian bảo quản cũng như tiện lợi cho quá trình sử dụng và bảo quản chế

TÀI LIU THAM KHO

1. Nguyễn Liêu Ba, La Thị Nga, Trương Ba Hùng, Nguyễn Minh Dương (2003),

Đặc điểm của một số chủng Bacillus và Lactobacillus có khả năng ứng dụng để xử lý môi

trường nuôi tôm, cá, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội.

2. Nguyễn Lân Dũng (dịch từ bản tiếng Nga) (1983), Thực tập vi sinh vật học,

NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nguyễn Thành Đạt (1990), Thực tập vi sinh vật học, NXB Giáo dục.

4. Lê Tấn Hưng- Võ Thị Hạnh- Lê Thị Bích P hượng- Trương Thị Hồng Văn

(2003), Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic Bio II và kết quả thử nghiệm trên ao nuôi tôm, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc- Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương (2003), Công nghệ sinh học

môi trường (tập 2, xử lý chất thải hữu cơ), nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh.

6. Lương Đức Phẩm, Vũ Kim Dũng (1980), Vi sinh vật lương thực và thực phẩm, Bộ lương thực và thực phẩm, Tạp chí lương thực và thực phẩm.

7. Lương Đức Phẩm (2003), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB Giáo dục.

8. Lương Đức Phẩm (2007), Các chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu P húc (1998), Các phương pháp lên men thực phẩm truyền thống ở Việt Nam và các nước trong vùng, NXB Nông nghiệp TP HCM.

11. Nguyễn Vĩnh Phước (1980), Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Phan Thị Hồng Thảo (2004), Ứng dụng vi khuẩn lactic trong chế biến bột tôm cá, Luận văn thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội.

13. Vũ Hồng Thắng (1998), Vai trò của vi khuẩn lactic trong quá trình chế

14. TS. Võ Thị Thứ (2006), Hoàn thiện và triển khai công nghệ sản xuất chế

phẩm sinh học phục vụ xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, dự án cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ,Viện Công nghệ

sinh học.

15. Ngô Ngọc Tư, P hùng Ngọc Thạch (1990), Kỹ thuật nuôi heo, nhà xuất bản nông nghiêp.

16. Nguyễn Thị Tươi (2005), Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học probiotic dùng cho nuôi tôm kinh tế và cải thiện môi trường nước nuôi tôm, Luận

văn thạc sĩ khoa học, Đại học Bách khoa Hà Nội.

17. GS.TS. P hạm Văn Ty, TS. Vũ Nguyên Thành (2006), Công nghệ vi sinh và

môi trường (Công nghệ sinh học, tập năm), nhà xuất bản giáo dục. 18. H de Roissart, R.M Luquet (1994), Bactéries, Volume I, Lorica. 19. Bergay’s Manual of Determinative Bacteriolygy Baltimor, 1957. 20. Bergay’s Manual of Determinative Bacteriolygy Baltimor, 1971.

21.Hans G.Shlegel (1993), “General microbiology”, (Tranolated by M.Kogus). Seventh edition Cambride University Press.

22. Bruno M.E.C., Montville Th.J (1993), “Common mechanistic action of bacteriocins from lactic acid bacteria”, Appl. Enrviron.Microbiol, 59, pp.3003- 3010.

23. Carlo Zambonelli, Cristiana Chiavari, Marzia Benevelli and Fabio Coloretti (2002), “Effects of Lactic Acid Bacteria Autolysis on Sensorial Characteristics of Fermented Food”, Food Technol. Biotechnol. 40(4) pp.347-351.

24. Join G.Holt, Noel R.Kieg, Peter H.A.Sneath, Jame T.Staley and Stanley T. Wiliams (1986), Bergey’s manual of Systematic Bacteriology, 9th Edition, 2.

25. Choi Y.J, Lee B.H (2001), “Culture conditions for the production of esterase from lactobacillus casei CL96”, Bioprocess and Biosystems Engineering 24, pp:55-63.

26. Han G.Shlegel (1993),”General microbiology”, (Tranolated by M.Kogut). Seventh edition Cambridge University Press.

Một số trang web tham khảo

http://bcchn.thuongmai.net.vn/hp_pro...27bb6db63e36ec http://www.sinhhocvietnam.com/vn/mod...rticle&sid=541 http://www.nutrition.org/cgi/content/full/128/12/2730S http://www.lek.si/eng/animal-health/...ts/probiotics/ http://www.answers.com./probiotic http://www.agr.kuleuven.ac.be/dtp/cmpg/probiotics.htm http://www.mofga.org/mofgs04p.html http://www.ansci.cornell.edu/poultry/ppjan02.pdf http://customprobiotics.com/about.probiotics-a.htm http://www.wisc.edu/fri/briefs/antibiot.pdf

PH LC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 1. MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY CÁC VI KHUẨN

1. Môi trường MRS (g/l) nuôi cấy vi khuẩn lactic

Pepton 10

Cao thịt 10

Cao nấm men 8

Natri acetat 5

Dipotassium hydrogen phosphate 2

D (+) glucosese 20 Magie sunphat 0.2 Mangan sulphat 0.04 Tween 80 1ml Agar-agar 20 Nước cất đủ 1000ml Thanh trùng ở 1210C trong 20 phút, pH= 6,0-6,2. * Môi trường MRS thay thế (g/l) Natri acetat 5

Dipotassium hydrogen phosphate 2

D (+) glucosese 20 Magie sunphat 0.2 Mangan sulphat 0.04 Tween 80 1ml Agar-agar 20 Nước cất đủ 1000ml Nước giá đỗ 10ml Nước mắm 10ml Thanh trùng ở 1210C trong 20 phút, pH= 6,0-6,2.

Nước giá đỗ: 200g giá đỗ để ngập trong 1lít nước, đun sôi trong 10 phút, lọc và ép lấy nước rồi thêm nước đến thể tích gấp đôi thể tích nước lọc.

2. Môi trường NP (g/l) để nuôi Bacillus Cao nấm men 5 Pepton 10 Agar-agar 18 Nước cất đủ 1000ml Thanh trùng ở 1210C trong 30 phút, pH=7.

* Môi trường NP1 (g/l) nuôi cấy mở rộng hoặc lên men

Bột đậu tương 66 Bột khoai tây 22,5 CaCO3 4,0 (NH)4SO4 0,2 MnSO4 0,02 Nước cất đủ 1000ml pH trung tính

* Môi trường cơ sở TB (g/l) thử hoạt tính amylase và protease

Pepton 5 Cao nấm men 2,5 Glucosese 1

Nước cất đủ 1000ml

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi heo (Trang 93 - 109)