Đánh giá mức độ ô nhiễm của phân heo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi heo (Trang 92 - 93)

Lấy mẫu phân của giống heo Landrat tại cơ sở chăn nuôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa sinh và vi sinh để đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn chất thải. Kết quả phân tích là giá trị trung bình chung của 3 lần phân tích trên heo mẹ (3 con) và heo 3 tháng tuổi (3 con). Kết quả được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu phân heo

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Heo mẹ Heo 3 tháng tuổi

1 Tổng số vsv CFU/ml 3,60.109 4,98. 108 2 Colifrom CFU/ml 2,17.107 1,12. 107 3 E.coli CFU/ml 1,32.104 0,28. 104 4 Samonella CFU/ml 0 0 5 NH3 mg/l 139 112 6 H2S mg/l 4,2 3,75 Nhận xét:

Từ kết quảở bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy: trong các mẫu phân của heo mẹ lẫn heo 3 tháng tuổi mặc dù trong mẫu phân không chứa Samonella nhưng số lượng vi sinh vật tổng số, Coliform, E.coli có giá trị rất cao. Với các mẫu phân tích chỉ tiêu vi sinh ở heo mẹ đều cao hơn so với các mẫu từ heo 3 tháng tuổi: vi sinh vật tổng số

3,60.109 (heo mẹ) so với 4,98.108 (heo con); Coliform 2,17.107 (heo mẹ) so với 1,12. 107 (heo con); E.coli 1,32.104 (heo mẹ) so với 0,28. 104 (heo con), điều này cho thấy trong đường ruột của heo mẹ số lượng vi sinh vật gây bệnh xuất hiện nhiều

trong đường ruột của heo con 3 tháng tuổi.

Như vậy, phân heo chưa qua xử lý chứa hàm lượng cao các vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người và gia súc, hàm lượng vi sinh vật gây bệnh vượt gấp nhiều lần giới hạn quy định cho mức độ ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi.

Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học để bổ sung vào thức ăn nhằm

thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột heo nhằm tăng các vi sinh vật có lợi là cần thiết.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi heo (Trang 92 - 93)