CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
3.2. Các giải pháp chủ yếu
3.2.2. Biện pháp cho công tác đào tạo và phát triển
3.2.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
NHCT Chi nhánh Hải Phòng cần xác định rõ các mục tiêu đào tạo và phát triển trong dài hạn và ngắn hạn. Khi xây dựng mục tiêu đào tạo ngân hàng phải xác định được trước nhu cầu mong muốn của nhân viên.
Từ ngày thành lập Trường Đào Tạo và Phát triển Nguồn nhân lực (ĐT&PTNNL) 25/09/2012 với cơ sở vật chất lớn nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trường sở hữu đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế hoạt động của hệ thống Vietinbank. Vietinbank đang nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo để cùng đồng hành với các đơn vị trong hệ thống, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Vietinbank.
Dựa trên mong muốn của Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Trường được làm “Bạn đồng hành của các Đơn vị trong hệ thống Vietinbank”. Trong đó, xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo là then chốt. Vì vậy, Trường nỗ lực không ngừng để một mặt nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, mặt khác đem đến những giải pháp đào tạo tốt nhất, phù hợp với từng chi nhánh, từng đơn vị của Vietinbank.
3.2.2.2. Xác định các phương thức đào tạo phù hợp nhu cầu ngân hàng Ngân hàng phải xác định đúng nhu cầu đào tạo, phát triển và cần xác định một số yếu tố sau:
Đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên nhằm mục đích xem xét đội ngũ nhân viên hiện tại đã đáp ứng đến mức độ nào yêu cầu thực tế để có cơ sở cụ thể, khách quan, khoa học cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển.
Cần phải đánh giá lại năng lực, sở trường của từng cán bộ nhân viên để bố trí vào bộ máy, sắp xếp công việc chuyên môn tương thích với mỗi người.
Rà soát lại nhiệm vụ của từng đơn vị để bố trí các bộ phận ban ngành phù hợp.
Cần tập trung xây dựng chiến lược kế hoạch cả ngắn hạn và dài hạn dựa trên nhu cầu thực tế và sự phát triển nhân sự của ngân hàng. Sau 2 năm thành lập Trường Đào Tạo và Phát triển Nguồn nhân lực (ĐT&PTNNL), Trường đã rà soát và xây dựng lại chiến lược đào tạo giai đoạn 2015-2018.
Theo đó, đưa ra các nhóm giải pháp dài hạn và hàng loạt chiến thuật ngắn hạn được đặt ra và nhanh chóng triển khai có hiệu quả nhằm phát triển nhân sự, góp vần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của hệ thống.
Sau một thời gian thí điểm rất hiệu quả, Hội đồng Quản trị Vietinbank đã phê duyệt việc triển khai mở rộng các chương trình đào tạo tập trung tại các chi nhánh/cụm chi nhánh trong toàn hệ thống. Tính đến hết tháng 10 năm 2015, Trường đã triển khai đến gần 70 chi nhánh với trên 100 lớp đào tạo của các chương trình hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh như: Kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng; kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng đàm phán hiệu quả; kỹ năng quản lý và giám sát bán hàng; kỹ năng thẩm định (và thẩm định nâng cao).
3.2.2.3. Xây dựng hình thức, phương pháp đào tạo và phát triển hợp lý Việc lựa chọn hình thức đào tạo ngân hàng cần phải dựa vào các căn cứ sau:
- Mục tiêu khóa học.
- Đối tượng học.
- Nội dung, chương trình học.
- Thời gian địa điểm tổ chức khóa học.
- Điều kiện công tác của người học.
Ngân hàng khuyến khích các nhân viên học tập và nghiên cứu trực tuyến trên mạng internet như mạng e-learning.com.vn…những khóa học này
có thời lượng khác nhau (từ vài ngày đến vài năm). Được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu cụ thể, riêng biệt với nhiều cấp độ chuyên sâu và luôn đổi mới phù hợp với thay đổi mới nhất về công nghệ.
Năm 2015, nội dung đào tạo của Vietinbank đã có sự chuyển biến toàn diện cả về mức độ bao phủ nhu cầu cũng như chuẩn hóa về chất lượng. Đơn cử một số chương trình được đánh giá cao như:
- Chương trình đào tạo vị trí quan trọng của Ngân hàng như Giám đốc/
Phó giám đốc chi nhánh; Trưởng /phó phòng chi nhánh được xây dựng theo chuẩn mực Châu Âu, gắn với Khung năng lực chuẩn bị áp dụng tại Vietinbank.
- Chương trình đào tạo kỹ năng bán hàng bao gồm các khóa kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng dành cho các cán bộ bán hàng; quản lý và giám sát bán hàng dành cho cấp quản lý và các khóa chuyên sâu về kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng xử lý từ chối,… được xây dựng chi tiết, mang tính thực hành cao với các bộ công cụ bán hàng hữu ích để vừa nâng cao hiệu quả bán hàng vừa tạo dựng hình ảnh Vietinbank chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Chương trình đào tạo thẩm định tín dụng bảo gồm các khóa học: Phân tích tài chính doanh nghiệp; thẩm định cho vay vốn lưu động; thẩm định dự án đầu tư được xây dựng theo hướng chuyên sâu hơn, gắn với các tình huống thực tế tại Vietinbank, mang tính ứng dụng cao. Chuỗi chương trình này giúp cho các cán bộ có một hệ thống kiến thức, kỹ năng hoàn chỉnh để xây dựng nền văn hóa tín dụng phát triển bền vững tại Vietinbank.
Bên cạnh đó, nội dung các bài giảng nghiệp vụ đã có sự kiểm soát chéo giữa Trường với các đơn vị Trụ sở chính (TSC) và các đối tác thuê ngoài, vừa theo định hướng phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính thực tiễn của Vietinbank.
* Cách đào tạo thích hợp từ điều kiện thực tế của đơn vị:
Đào tạo trên công việc (đào tạo tại chỗ) là hệ thống đào tạo nhân viên dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của cán bộ phụ trách hay cán bộ quản lý tại nơi làm việc.
Đào tạo bên ngoài: Là chương trình đào tạo cho tất cả mọi người và được tổ chức tại các trường đại học, các trung tâm đào tạo các trường dạy nghề.
Đào tạo bên trong: Là đào tạo được thiết kế theo yêu cầu của tổ chức.
Nội dung được thiết kế theo yêu cầu của công việc.
3.2.2.4. Đánh giá chương trình thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hiệu quả của việc này được nâng cao rất lớn nếu như đánh giá được những lợi ích hữu ích cho ngân hàng từ những chương trình như trên. Những lợi ích của nhân viên và lợi ích của ngân hàng sẽ được kết hợp hài hòa. Ngân hàng sẽ có được đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ năng lực, trình độ và tư cách đạo đức mà ít tốn kém về chi phí, hiệu quả công việc lại cao.
Trong những năm qua, Vietinbank đã phối hợp với các Khối /Phòng /Ban TSC /chi nhánh tổ chức thi nghiệp vụ theo từng chuyên đề cụ thể. Mục đích của việc thi nghiệp vụ này nhằm nâng cao và cập nhật kiến thức, văn bản quy định cho mỗi cán bộ. Các đơn vị tham gia thi đã đánh giá hình thức này không những không gây áp lực căng thẳng mà còn khuyến khích cán bộ cập nhật các văn bản liên quan đồng thời tạo ra không khí trao đổi, chia sẻ, học tập sôi nổi trong đơn vị. Kết quả thi nghiệp vụ là cơ sở để định hướng hoạt động đào tạo có trọng tâm trọng điểm hơn.
Với nỗ lực không ngừng đem đến những giải pháp đào tạo tốt hơn, chất lượng hơn cho các khách hàng nội bộ của mình là chi nhánh và các đơn vị trong hệ thống Vietinbank, các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Trường Đào Tạo và Phát triển Nguồn nhân lực (ĐT&PTNNL) đã được một số Khối /Phòng /Ban TSC, chi nhánh và đơn vị trực thuộc ghi nhận và đánh giá tích cực.
3.3.Cải thiện chế độ lương, thưởng phụ cấp
Biện pháp để cải thiện thu nhập cho CBCNV thì ngân hàng cần phải tăng được nhiều lợi nhuận thì tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của CBCNV sẽ được tăng lên, mà lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Vì vậy phải nâng cao công tác thẩm định dự án, định giá chính xác tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng.
Khuyến khích CBCNV đi điều tra ngoài giờ về nguồn thu nhập của dân cư và tình hình hoạt động của các TCKT bằng cách thu thập và chọn lọc những thông tin cần thiết để ngân hàng có kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao được công tác huy động vốn và cho vay tín dụng.