CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực
1.4.2. Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
1.4.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện
Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá
những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
Trong PP đàm thoại PH, hệ thống câu hỏi do GV đặt ra có vai trò chủ đạo, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giờ học. Nó từng bước, từng bước dẫn dắt HS đi tới chân lí, phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng.
Hệ thống câu hỏi do GV đặt ra có vai trò quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS có vai trò định hướng tư duy của người học, GV hướng dẫn quá trình phát triển tư duy của HS theo hướng hợp lí, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo, ham muốn tìm ra cái mới.
1.4.2.2. Đặc điểm của phương pháp đàm thoại PH
- Thầy tổ chức, sự trao đổi giữa GV và cả lớp, có khi giữa trò với nhau, qua đó học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức.
- Trong phương pháp đàm thoại PH yếu tố tìm tòi, nghiên cứu của học sinh được dặt lên mục đích cao nhất. GV giống như người tổ chức, còn trò có vẻ như người phát hiện. Khi kết thúc đàm thoại, HS có vẻ như người tự lực tìm ra chân lý.
- Hệ thống câu hỏi - lời đáp mang tính chất nêu vấn đề để tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài học là nguồn kiến thức và là mẫu mực của cách giải quyết một vấn đề nhận thức. Thông qua PP này, học sinh không những lĩnh hội được nội dung trí dục mà còn học được cả PP nhận thức và diễn đạt tư tưởng bằng lời.
1.4.2.3. Các loại câu hỏi sử dụng trong phương pháp đàm thoại PH
Các câu hỏi được đặt ra dựa trên quá trình nhận thức của HS (Bảng phân loại thang Bloom) như sau:
- Biết: Các câu hỏi đặt ra chỉ yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã biết.HS chỉ cần dựa vào trí nhớ là có thể trả lời được những câu hỏi dạng này.
- Hiểu: Câu hỏi yêu cầu HS phải biết tổ chức, sắp xếp lại các kiến thức đã học và diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình, chứng tỏ là các em đã
hiểu chứ không dừng lại ở mức độ biết và nhớ.
- Vận dụng: Những câu hỏi dạng này thường yêu cầu HS phải biết vận dụng các kiến thức đã học (các khái niệm, định luật, học thuyết…) vào một tình huống mới, tình huống khác trong bài học.
- Phân tích: Câu hỏi yêu cầu HS phân tích các nguyên nhân, kết quả của các sự kiện, hiện tượng hóa học (những điều mà trước đó HS chưa được cung cấp).
- Đánh giá: Câu hỏi đưa ra yêu cầu HS phải có nhận định, phán đoán về ý nghĩa của một nội dung kiến thức, giá trị của một tư tưởng, vai trò của một học thuyết, giá trị của một cách giải quyết vấn đề mới trong học tập…
- Sáng tạo: Câu hỏi đưa ra yêu cầu HS có khả năng đưa ra những dự đoán, cách giải quyết các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
- Hiện nay, trong dạy học nói chung, dạy học hóa học nói riêng người ta thường phân loại quá trình nhận thức của học sinh theo 4 mức:
biết, hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
Tác dụng với HS: PP ĐTPH sẽ tạo được một hoạt động học tập sôi nổi đối với HS. Giúp HS khám phá tri thức. PP ĐTPH tạo cơ hội cho GV rèn luyện cho HS những phẩm chất trong giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến của người khác…
Tác dụng đối với GV: Việc sử dụng PP ĐTPH trong DH giúp cho việc sử dung ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể của GV sôi động hơn, cuốn hút sự tập trung chú ý của HS nhiều hơn; giúp GV khám phá được thái độ học tập của HS, đánh giá được tức thời kiến thức của HS, từ đó có những PP khuyến khích, động viên cũng như nhắc nở HS chú ý hơn trong học tập; tạo cơ hội cho GV tiếp xúc trực tiếp với nhiều HS hơn, tạo môi trường thân hiện và gần gũi hơn giữa thầy và trò.
Hạn chế của PP đàm thoại phát hiện: tốn thời gian.
1.4.2.4. Những lưu ý khi dạy học bằng phương pháp dạy học đàm thoại PH - HS phải có ý thức về mục đích của toàn bộ hay một phần lớn cuộc ĐT.
- Hệ thống câu hỏi của GV có tính chất quyết định đến chất lượng lĩnh hội của cả lớp. Do đó, phải hướng tư duy của HS đi theo một logic hợp lí, kích thích hướng tích cực tìm tòi, trí tò mò khoa học và cả sự ham muốn giải đáp.
- Các vấn đề, câu hỏi phải được sắp xếp hợp lí.
- Số lượng, tính phức tạp và mức độ phân chia của câu hỏi cần dựa vào: Tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu; Trình độ HS (nền kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo…).
- Tổng kết vấn đề: GV cần khéo léo kết luận dựa vào ý kiến, ngôn ngữ của HS, thêm kiến thức cho chính xác và kết cấu lại kết luận cho chặt chẽ, súc tích.
- Quản lí lớp: Không trao đổi với từng HS riêng rẽ mà với cả lớp.