CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TAM GIÁC36 Ở MÔN TOÁN LỚP 7 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
2.3. Một số bài dạy học cụ thể
2.3.3. Bài dạy học về tính chất các đường đồng quy trong tam giác
TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC.
( SGK Toán 7,tập 2 tr.71 ) I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
Biết khái niệm đường phân giác của tam giác qua hình vẽ và biết mỗi tam giác có ba đường phân giác
2. K ỹ năng:
Tự chứng minh định lý : “Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thới là trung tuyến ứng với cạnh đáy”. Thông qua gấp hình và bằng suy luận , HS chứng minh được định lý Tính chất ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm . Bước đầu biết sử dụng định lý này để giải bài tập.
3, Thái độ:
Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác, Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích và trình bày lời giải .
II. Chuẩn bị
Giáo viên : Thước thẳng, phấn màu , giáo án
Học sinh : Chẩn bị kĩ bài ở nhà làm bài cũ,xem trước bài mới,mang đủ đò dùng học tập
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Khởi động:
Kiểm tra bài cũ :
Phát biểu tính chất ba đường trung tuyến của tam giác ? Tính chất tia phân giác của một góc ?
Bước 1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề
GV đưa tình huống : Có hai con đường cắt nhau và cùng cắt một con sông tại hai địa điểm khác nhau.Hãy tìm một địa điểm để xây dựng một đài quan sát sao cho các khoảng cách từ đó đến hai con đường và đến bờ sông bằng nhau.
HS được chia thành các nhóm và thảo luận tìm ý tưởng Bước 2. Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu
GV cho HS thời gian suy nghĩ và trả lời các phương án và hướng HS tới câu hỏi: “ Điểm nào trong tam giác cách đều cả 3 cạnh của tam giác ?”
HS suy nghĩ và trả lời dựa trên kiến thức đã học ở bài trước về tính chất tia phân giác của 1 góc
Bước 3. Đề xuất phương án thực hành/giải quyết vấn đề GV cụ thể hóa bài toán đưa ra thành hình vẽ
Bước 4. Thực hành giải quyết vấn đề GV đặt vấn đề vào bài mới
GV giới thiệu về khái niệm đường phân giác trong tam giác
GV cho HS tìm câu thực hành vẽ đường phân giác trong tam giác ABC Gv: Vậy trong một tam giác có mấy đường phân giác?
Thông qua cách vẽ HS tìm được đáp án : 3 đường phân giác
Gv yêu cầu HS làm ?1 Cắt một tam giác bằng giấy. Gấp hình xác định ba đường phân giác của nó. Trải tam giác ra, quan sát và cho biết: Ba nếp gấp có cùng đi qua một điểm không.
Sau khi HS thực hiện xong và trả lời được vấn đề được ra, GV tiếp tục đưa vấn đề : “ nhận xét khoảng cách từ giao điểm đó đến các cạnh của tam giác ABC”
GV đưa bài toán: ? 2
H
N
P G
B M C
A
HS thực hiện và chứng minh được giao điểm của 3 đường phân giác cách đều 3 cạnh của tam giác
Kết hợp nội dung bài toán với vấn đề lúc đầu, HS tự phát hiện ra điểm cần tìm là giao của 3 đường phân giác của tam giác chúng ta xác định : “Vậy địa điểm cần tìm để xây dựng một đài quan sát sao cho các khoảng cách từ đó đến hai con đường và đến bờ sông bằng nhau là giao điểm ba đường phân giác của tam giác ABC”
Bước 5. Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
GV chốt lại kiến thức cho HS theo nội dung định lý đã học
Hoạt động khởi động làm cho HS gợi nhớ lại được tính chất tia phân giác trong 1 góc để các bước sau HS vận dụng vào phần chứng minh định lý
Hoạt động ở bước 1,2 giúp HS phát triển NL phát hiện vấn đề, Hs tiếp cận dần dần với vấn đề cần giải quyết
Hoạt động ở bước 3 giúp phát triển ở học sinh NL tư duy, NL mô hình hóa toán học.
Hoạt động ở bước 4 sẽ giúp phát triển NL giải quyết vấn đề . HS thông qua việc gấp hình sẽ phải phân tích, dự đoán hoặc hoài nghi về suy luận của mình: “ 3 đường phân giác trong tam giác đồng quy tại 1 điểm và cách đều 3 cạnh của tam giác đó’’, (thảo luận về cách chứng minh định lý tính chất về 3 đường phân giác trong tam giác), tranh luận về các nội dung toán học; vận dụng các cách trình bày toán học; NL giải quyết vấn đề qua thể hiện từng bước trong bài toán chứng minh định lý
Hoạt động ở bước 5 sẽ giúp HS phát triển NL giải quyết vấn đề ngoài ra còn phát triển NL khái quát hóa
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn DH chủ đề Tam giác, chương 2 của luận văn đã đề cập các vấn đề sau:
Đề xuất định hướng DH một số tình huống điển hình theo hướng phát triển NL PH&GQVĐ trong DH : khái niệm, định lý, bài tập về chủ đề.
Trên các nguyên tắc cơ bản của DH toán theo hướng phát triển năng lực PH&GQVĐ cho HS và cơ sở sư phạm của tiến trình DH, luận văn đề xuất tiến trình thiết kế và tổ chức DH theo 5 bước góp hình thành và phát triển năng lực toán học cho HS lớp 7.
Thiết kế được 3 bài dạy học trong chủ đề Tam giác theo các bước của tiến trình DH nhằm hình thành và phát triển năng lực toán học cho HS.
Phân tích được năng lực PH&GQVĐ cần hình thành và phát triển cho HS thông qua 3 bài dạy trong chủ đề chủ đề Tam giác ở toán lớp 7.