Bài dạy học về tam giác đặc biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Dạy học chủ đề tam giác ở môn toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TAM GIÁC36 Ở MÔN TOÁN LỚP 7 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.3. Một số bài dạy học cụ thể

2.3.2. Bài dạy học về tam giác đặc biệt

TAM GIÁC CÂN ( SGK Toán 7,tập 1, tr.125 ) I, Mục tiêu

1. Về kiến thức :

∗ Học sinh nắm được định nghĩa tam giác cân và các tính chất của nó.

2. Về kĩ năng :

∗ Biết cách vẽ tam giác cân; nắm được cách chứng minh các tam giác đó

∗ Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân để tính số đo góc còn lại trong tam giác cân khi biết một góc.

∗ Rèn kĩ nằng vẽ hình, tính toán, chứng minh đơn giản 3. Về thái độ:

∗ Có ý thức học hỏi, vận dụng trong các bài toán.

∗ Tích cực, tự giác, chủ động tìm tòi và khai thác kiến thức 4. Về tư duy :

∗ Rèn kĩ năng suy luận logic và khả năng phân tích tìm hướng chứng minh toán hình

II.Chuẩn bị

∗ Giáo viên : Giáo án điện tử, thước thẳng; compa, phiếu học tập,

∗ Học sinh : Thước thẳng, compa, sách giáo khoa, vở ghi III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

1.Khởi động:

Kiểm tra bài cũ : ( 5’)

GV cho tình huống xuất phát vấn đề:

Cho tam giác ABC có AB = AC; AD là phân giác của góc BAC Hãy so sánh góc B và góc C ?

Giải:

Xét tam giác ABD và tam giác ADC:

Ta có :AB = AC

1 2

A = A

AD : cạnh chung => △ABD = △ADC ( c.g.c)

B C

⇒ = (2 góc tương ứng của 2 tam giác bằng nhau ) 2.Bài mới:

GV vẽ hình tam giác có 2 cạnh bằng nhau

GV giới thiệu : ở các bài toán ở chương 2, chúng ta đã gặp rất nhiều bài toán có giả thiết tam giác có 2 bằng nhau, người ta gọi những tam giác đó là tam giác cân.

1 2

B C

A

D

Vậy tam giác cân là tam giác như thế nào, chúng ta vào bài học ngày hôm nay

Bước 1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề

Sau khi GV đã cho HS tìm hiểu cụ thể về định nghĩa, các yếu tố trong tam giác cân.

góc ở đáy cạnh đáy

cạnh bên

B C

A

GV chỉ vào hình vẽ ở phần kiểm tra bài cũ trên bảng GV : tam giác ABC có phải tam giác cân không?

HS : tam giác ABC cân tại A

Bước 2. Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu

GV : vậy với giả thiết tam giác ABC cân tại A, ta có dự đoán gì về góc B và góc C ?

HS : B =C

GV : Bạn nào khẳng định được B =C? HS đứng tại chỗ trình bày

Bước 3. Đề xuất phương án thực hành/giải quyết vấn đề

Thông qua phần bài tập kiểm tra bài cũ, HS có thể dễ dàng chứng minh được B=C

GV : Qua chứng minh ta kết luận được tam giác cân có 2 góc kề đáy bằng nhau, đó cũng chính là tính chất của tam giác cân được thể hiện ở SGK/126

Bước 4. Thực hành giải quyết vấn đề

GV gọi HS đọc định lý, yêu cầu 1 HS lên bảng ghi GT - KL

a. Định lý 1

GV cho HS đọc và nêu lại GT – KL

GV: Ngoài cách vẽ thêm tia phân giác góc A, còn cách nào khác không ? GV định hướng thêm bằng cách lấy trung điểm của cạnh BC, hoặc hạ đường vuông góc từ đỉnh A xuống cạnh BC. HS về nhà tự chứng minh

GV: Ngược lại nếu tam giác ABC có B =C ta có chứng minh được AB

= AC không?

GV yêu câu HS đứng tại chỗ chứng minh

HS có thể chứng minh bằng cách vẽ thêm tia phân giác của góc ở đỉnh, chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp g.c.g và suy ra 2 cạnh bằng nhau

GV : phần các em vừa chứng minh cũng chính là nội dung định lý 2.

b, Định lý 2

GV cho HS phát biểu lại định lý 2

GV : nội dung định lý 2 cũng chính là dấu hiệu nhận biết tam giác cân Ở hoạt động này, học sinh được phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, phát hiện và giải quyết vấn đề với tam giác cân

Bước 5. Kết luận, hợp thức hóa kiến thức

Vậy muốn chứng minh 1 tam giác là tam giác cân ta có những cách nào ? HS : Có 2 cách

1, chứng minh tam giác có 2 cạnh bằng nhau 2, chứng minh tam giác có 2 góc bằng nhau

GV : Sau bài học ngày hôm nay các em nắm được những nội dung gì?

GV gọi HS phát biểu và chốt lại 1; Định nghĩa

2; Tính chất

3, Cách chứng minh 1 tam giác là tam giác cân Hoạt động : Luyện tập và thực hành ( 10’)

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Tam giác MNP có NM = NP suy ra

A.∆ MNP cân tại M B. ∆ MNP cân tại N

C. ∆ MNP cân tại P D. A, B, C đều sai

Câu 2 . Một tam giác cân có một góc ở đáy bằng 40 thì góc ở đỉnh có số đo là

A. 40 B. 80 C. 100 D.140

Câu 3. Một tam giác cân có một góc ở đỉnh bằng 50 thì góc ở đáy có số đo là

A. 40 B. 65 C. 100 D.140

Bài 2 : Cho các hình vẽ sau, tam giác nào là tam giác cân?

Hình 4 Hình 3

65°

85°

Hình 2 Hình 1

40°

70°

T J

B A

C

K L

N

O M

U V

GV : yêu cầu HS xác định tam giác cân? Và cân tại đâu?

HS : Tam giác ABC cân tại C

Tam giác JKL là trường hợp đặc biệt của tam giác cân, đó là tam giác đều Tam giác TUV cân tại U và có Uˆ =90. Đó là tam giác vuông cân

Hai trường hợp tam giác đều và tam giác vuông cân chúng ta sẽ học ở tiết học sau

Phân tích năng lực PH&GQVĐ được hình thành và phát triển trong quá trình tổ chức bài dạy “Tam giác cân” cho HS

Hoạt động khởi động là cơ sở, tiền đề cho việc chứng minh được định lý về tính chất của tam giác cân. Ngoài ra, ở bước này còn phát triển NL giao tiếp toán học của HS .

Hoạt động ở bước 1 giúp HS bước đầu tiếp cận với vấn đề của bài học từ việc HS nhận đạng được tam giác cân và các yếu tố trong tam giác cân.

Hoạt động ở bước 2 HS sẽ phải phân tích, dự đoán hoặc hoài nghi về suy luận của mình: “liệu 2 góc ở đáy trong tam giác cân có bằng nhau không ?” …

Hoạt động ở bước 3 và bước 4 sẽ giúp phát triển NL giải quyết vấn đề (thảo luận về cách chứng minh định lý tính chất của tam giác cân), tranh luận về các nội dung toán học; vận dụng các cách trình bày toán học; NL giải quyết vấn đề qua thể hiện từng bước trong 2 bài toán chứng minh định lý 1 và 2 . Học sinh tư duy nhanh từ bài toán làm ở phần kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Dạy học chủ đề tam giác ở môn toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)