Dạy học Địa lí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Dạy học Địa lí

1.1.2.1. Mục tiêu dạy học Địa lí ở trường Tiểu học

- Hình thành cho HS một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể của đất nước và thế giới (các châu lục, khu vực Đông Nam Á và một số nước tiêu biểu cho các châu lục).

- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS một số kĩ năng địa lí như: kĩ năng quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng quan sát bản đồ; kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích bảng số liệu, biểu đồ; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản.

- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS thái độ và thói quen ham hiểu biết, yêu đất nước, thiên nhiên, con người, có ý thức và hành động BVMT.

1.1.2.2. Nội dung dạy học Địa lí ở trường Tiểu học a. Nội dung chính của phân môn Địa lí lớp 4

Phân môn Địa lí lớp 4 có những nội dung sau:

- Nội dung thứ nhất là: Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ địa hình Việt Nam.

- Nội dung thứ hai là: Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du (dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ).

+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi).

+ Cư dân (mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội).

+ Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất, khoáng sản (khai thác chế biến gỗ, quặng; trồng trọt; chăn nuôi gia súc; thuỷ điện;...).

Hoạt động dịch vụ (giao thông miền núi và chợ phiên).

+ Thành phố vùng cao (Đà Lạt).

- Nội dung thứ ba là: Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ).

+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi).

+ Cư dân (mật độ dân số lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về

trang phục, lễ hội).

+ Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, thuỷ sản. Hoạt động dịch vụ (giao thông đồng bằng, thương mại).

+ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ.

- Nội dung thứ tư là: Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải (dải đồng bằng duyên hải miền Trung).

+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật).

+ Cư dân (dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội).

+ Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và chế biến hải sản).

+ Thành phố: Huế, Đà Nẵng.

- Nội dung thứ năm là: Biển Đông, các đảo, quần đảo.

+ Sơ lược về thiên nhiên, giá trị kinh tế của biển, đảo.

+ Khai thác dầu khí và đánh bắt, chế biến hải sản.

b. Nội dung chính của phân môn Địa lí lớp 5 Phân môn Địa lí lớp 5 có nội dung:

Phần Địa lí Việt Nam gồm:

- Tự nhiên:

+ Sơ lược về vị trí địa lí, diện tích, hình dạng nước ta.

+ Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông, biển, các loại đất chính và động, thực vật (sự phân bố và giá trị kinh tế).

- Dân cư:

+ Sơ lược về số dân, sự gia tăng dân số và hậu quả của nó.

+ Một số đăc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam, sự phân bố dân cư.

- Kinh tế:

+ Một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

+ Một số đặc điểm nổi bất về tình hình phát triển kinh tế và sự phát triển công nghiệp.

+ Một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch.

Phần Địa lí thế giới gồm:

- Bản đồ thế giới.

- Vị trí và một số đặc điểm đặc trưng từng châu lục, từng đại dương trên thế giới.

- Vị trí và một số đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí, thủ đô và một số đặc điểm nổi bật của một số quốc gia tiêu biểu ở các châu lục: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Liên bang Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a.

1.1.2.3. Sách giáo khoa a. Khổ sách

Sách được trình bày với khổ 17cm x 24cm, cách trình bày thoáng, cỡ chữ to, số lượng kênh hình nhiều và kích thước các hình phù hợp với HS tiểu học. Tạo điều kiện để cho GV tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới của HS thông qua làm việc với bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, tranh ảnh, hình vẽ đồng thời phát hiện các kĩ năng địa lí của HS.

b. Cách trình bày

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí ở tiểu học được trình bày với hai hệ thống là hệ thồng kênh hình và hệ thồng kênh chữ. Trong đó kênh chữ đóng vai trò quan trong trong việc cung cấp kiến thức. Tuy nhiên kênh hình vấn đóng vai trò quan trọng. Kênh hình đa dạng về thể loại, ngoài bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, biểu đồ và tranh, ảnh, còn có những hình vẽ hoặc tranh ảnh mang tính chất liên hoàn, giúp HS hình dung được quy trình sản xuất và sử dụng một mặt hàng. Ví dụ: quy trình sản xuất chè, trồng bông và chế biến;

khai thác, chế biến và sử dụng dầu...

Kênh hình chú ý thể hiện sự kết nối giữa tranh ảnh và bản đồ trong việc cung cấp thông tin. Chức năng làm nguồn tri thức của kênh hình được chú

trọng hơn chức năng minh họa cho kênh chữ.

Cách trình bày sách giáo khoa như đã nêu ở trên đã tạo điều kiện để GV tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức mới của HS, thông qua làm việc với bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, hình vẽ đồng thời phát triển kĩ năng bộ môn cho HS.

c. Cách trình bày nội dung một bài học Mỗi bài học gồm 3 phần:

- Phần cung cấp kiến thức (thông tin) bằng kênh chữ, kênh hình.

- Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập.Trong đó câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi ý GV tổ chức cho HS hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kĩ năng. Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp cho GV kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến thức của HS sau mỗi bài học

- Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung.

Khi sử dụng sách giáo khoa, GV nên căn cứ vào cấu trúc trên để hướng dẫn HS sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả (tận dụng cả kênh chữ và kênh hình) nhằm đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học. Sử dụng sách giáo khoa cần lưu ý là sách giáo khoa viết cho HS là tài liệu học tập của HS, GV dựa vào đó để chuẩn bị bài giảng. GV có thể xem xét thêm tư liệu, làm cho kiến thức trong sách giáo khoa thêm sinh động, hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)