Xác định nội dung giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO HSTH

2.1. Các nguyên tắc giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học Địa lí

2.2.1. Xác định nội dung giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm

2.2.1. Xác định ni dung giáo dc môi trường trong dy hc Địa lí theo hướng tri nghim

2.2.1.1. Mục tiêu

Mục đích của phương pháp này là đưa ra hệ thống các bài học Địa lí với những nội dung có thể GDMT theo hướng trải nghiệm.

2.2.1.2. Nội dung

Để có thể thực hiện được biện pháp thì trước hết, GV cần phải rà soát tất cả các bài học trong chương trình, từ đó làm căn cứ cho việc tìm kiếm những bài chứa nội dung có thể GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS.

2.2.1.3. Cách tiến hành

Khi xác định những nội dung có thể GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS, GV cần tiến hành rà soát tất cả các bài học có nội dung GDMT trong chương trình dạy học Địa lí ở Tiểu học.

Để đảm bảo các nội dung GDMT được tích hợp, lồng ghép trong dạy học Địa lí ở Tiểu học được khai thác theo hướng trải nghiệm mang lại hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành rà soát, đề xuất nội dung hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Dưới đây là bảng nội dung hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm ở Tiểu học.

Bảng 2.1. Một số nội dung GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm ở Tiểu học

STT Bài Nội dung GDMT

Địa lí lớp 4

1 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn

- Biết được đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn như một bộ phận cấu thành môi trường nước ta.

- HS biết tự hào và giữ gìn môi trường tự nhiên

2

Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

- Giáo dục cho HS ý thức tôn trọng các nguồn tài nguyên khoảng sản và sử dụng các nguồn này một cách hợp lí.

3 Bài 4: Trung du Bắc Bộ

- Có ý thức BVMT rừng và tham gia trồng cây BVMT.

4

Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

- Biết được các hoạt động sản xuất của con người tác động trực tiếp đến môi trường. Từ đó, học sinh thấy được vai trò của MT tự nhiên đối với con người.

- HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc

mất rừng ở Tây Nguyên.

- HS biết những việc làm để bảo vệ rừng nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung.

5 Bài 15: Thủ đô Hà Nội

- Các em có ý thức tìm hiểu và giữ gìn nét đẹp nghìn năm văn hiến của thủ đô.

6 Bài 16: Thành phố Hải Phòng

- Biết được vị trí, đặc điểm tiêu biểu của thành phố biển – nơi các em đang sinh sống.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ MT

7

Bài 19: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

- Biết được vai trò của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống người dân.

- Biết yêu quý và bảo vệ MT tự nhiên.

8 Bài 27: Thành phố Huế

- Có ý thức BVMT và các địa điểm du lịch ở đây.

9 Bài 29: Biển, đảo, quần đảo

- Biết được biển đảo là một bộ phận cấu thành đất nước ta cũng là một phần của môi trường sống xung quanh ta.

- Có ý thức tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường biển đảo.

10

Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam

- Biết được tài nguyên khoáng sản là một phần của môi trường sống của con người và sinh vật.

- Biết được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hải sản và ô nhiễm môi trường nước (biển).

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển.

Địa lí lớp 5 1 Bài 1: Việt Nam –

đất nước chúng ta - Có ý thức tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường.

2 Bài 2: Địa hình và khoáng sản

- Biết được tài nguyên khoáng sản là một phần của môi trường sống của con người và sinh vật.

- Biết yêu quý và bảo vệ MT tự nhiên.

3 Bài 3: Khí hậu

- Biết được khí hậu là điều kiện ảnh hưởng đến MT sống xung quanh ta.

- Có ý thức giữ gìn và tham gia trồng cây BVMT.

4 Bài 4: Sông ngòi

- Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển.

5 Bài 5: Vùng biển nước ta

- Biết được vai trò của biển đối với đời sống của con người và sinh vật.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển.

6 Bài 6: Đất và rừng

- Biết được vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người và sinh vật.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ, khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đất, rừng.

7 Bài 10: Nông nghiệp

- Biết được vai trò của phát triển nông nghiệp đối với môi trường sống quanh ta.

- Biết yêu quý và bảo vệ MT tự nhiên.

8 Bài 11: Lâm

nghiệp và thủy sản

- Biết được vai trò của biển, rừng đối với đời sống của con người và sinh vật.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản.

9 Bài 12 +13: Công - Biết được ảnh hưởng của công nghiệp đối với

nghiệp bảo vệ MT sống con người và sinh vật.

- Có ý thức giữ gìn và tham gia trồng cây BVMT xung quanh các khu công nghiệp.

10 Bài 14: Giao thông vận tải

- Biết được các loại hình giao thông vận tải hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến MT sống của con người.

- Có ý thức giữ gìn và tham gia trồng cây BVMT để giảm lượng khói bụi do các phương tiện giao thông gây ra.

11 Bài 15: Thương mại và du lịch

- Biết được nước ta đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và du lịch.

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến MT hiện nay.

- HS biết tự hào và giữ gìn môi trường tự nhiên.

Dạy học Địa lí trong nhà trường Tiểu học có nhiều thuận lợi để GDMT cho HS, bởi vậy những kiến thức về MT, GDMT được lồng ghép vào các môn học. Trong chương trình dạy học Địa lí ở trường Tiểu học có rất nhiều bài học, nhiều nội dung có thể GDMT cho HS theo hướng trải nghiệm. Tuy nhiên không phải nội dung nào cũng có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.

Khi lựa chọn nội dung cần chú ý:

+ Nội dung, nhiệm vụ đảm bảo tính vừa sức, khơi gợi hứng thú cho HS.

+ HS được huy động một cách tối đa vốn kinh nghiệm của bản thân cũng như được sử dụng các giác quan trong quá trình học tập.

Ví dụ: Bài “Sông ngòi” (Lớp 5)

Tổ chức cho HS học tập theo hướng trải nghiệm trong nội dung là “Tìm hiểu vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất” sẽ đạt được hiệu quả bởi nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó. HS hoặc cần có những ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác

nhau hoặc có ý kiến đa dạng, phong phú. Với những nội dung nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng thì việc tổ chức hoạt động học tập cho HS theo hướng trải nghiệm sẽ gây lãng phí thời gian và không có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)