CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
1.2. Thực trạng giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học hiện nay
1.2.1. Khái quát về điều tra thực trạng a. Nội dung điều tra:
Để có cơ sở thực tiễn để đề xuất một số biện pháp GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm ở tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng GDMT ở một số trường tiểu học thông qua đối tượng là các GV tiểu học tại thành phố Hải Phòng.
Các nội dung điều tra thực trạng như sau:
- Nhận thức của GV về một số khái niệm có liên quan như: MT, GDMT, học tập theo hướng trải nghiệm.
- Quan điểm của GV về mục tiêu, nội dung, con đường để GDMT cho HS tiểu học.
- Quan điểm của GV về một số vấn đề về GDMT cho HS tiểu học thông qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm.
- Thực trạng về tổ chức hoạt động GDMT cho HS trong dạy học Địa lí.
- Những khó khăn GV gặp phải khi GDMT cho HS theo hướng trải nghiệm qua dạy học Địa lí.
- Đánh giá của GV về thái độ của HS khi đưa nội dung GDMT thông qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm.
b. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng trên đối tượng là 50 GV Tiểu học tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thuộc quận Ngô Quyền như: Tiểu học Chu Văn An, Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền; và các Trường Tiểu học thuộc quận Hồng Bàng như: Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Tiểu học Ngô Gia Tự.
c. Phương pháp điều tra
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được sử dụng cho việc khảo sát tại các trường Tiểu học đối với các đối tượng được chọn lựa theo các nội dung đã xác định.
* Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát GV và HS trong quá trình GDMT thông qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành trao đổi, phỏng vấn một số giáo viên và học sinh Tiểu học nhằm tìm hiểu nhận thức, nhận xét, đánh giá của họ về thực trạng và những biện pháp cần thiết để phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
* Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê toán học để lượng hóa những thông tin thu được, trên cơ sở đó rút ra những kết luận cần thiết.
1.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng
a. Nhận thức của GV về các khái niệm có liên quan và tầm quan trọng của việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm
Căn cứ kết quả điều tra, chúng tôi tổng hợp kết quả và biểu thị nhận thức của GV về khái niệm MT, GDMT qua biều đồ 1.1 sau đây:
0 20 40 60 80 100 120
Khái niệm MT Khái niệm GDMT
Nhận thức đúng Nhận thức chưa đầy đủ
Biểu đồ 1.1. Nhận thức của GV về khái niệm MT và GDMT
Biểu đồ 1.1 cho thấy, đa phần GV được hỏi (trên 92%) có nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm MT và GDMT và GV được hỏi (dưới 8%) có nhận thức chưa thật đầy đủ. Qua đây thấy được rằng GV Tiểu học phần lớn đều rất quan tâm đến vấn đề MT và nội dung GDMT. Đây là điều kiện thuận lợi để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm hình thành cho HS phát triển về nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với MT.
- Nhận thức của GV về khái niệm học tập theo hướng trải nghiệm:
Căn cứ kết quả điều tra, chúng tôi tổng hợp kết quả và biểu thị nhận thức của GV về khái niệm học tập theo hướng trải nghiệm qua biều đồ 1.2 sau đây:
Nhận thức đúng Nhận thức chưa đầy đủ
Biểu đồ 1.2. Nhận thức của GV về khái niệm học tập theo hướng trải nghiệm
Biểu đồ 1.2 cho thấy, có 53,8% GV có nhận thức đúng và đầy đủ về học tập theo hướng trải nghiệm, thể hiện qua việc chọn nội dung “Quá trình dạy học, trong đó, HS tiếp xúc trực tiếp với MT thực tiễn để chiếm lĩnh kiến thức bằng vốn kinh nghiệm của bản thân dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV”.
Còn lại có 46,2% GV có nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này. Trong đó có 26,9% GV lựa chọn quan niệm là “Quá trình học tập của tự bản thân HS qua tiếp xúc trực tiếp với MT xung quanh”; 9,6% GV lựa chọn quan niệm là “Quá trình luyện tập, thực hành của HS dưới sự hướng dẫn của GV”; 5,7% GV lựa chọn quan niệm là “Quá trình học tập với sự tương tác giữa thầy – trò, trò – trò” và chỉ có 4% GV GV lựa chọn quan niệm là “Quá trình tự học của HS không có sự hướng dẫn của GV”. Điều này cho thấy vẫn có một số lượng lớn GV có nhận thức chưa đầy đủ về học tập theo hướng trải nghiệm. Theo tôi nguyên nhân là do GV chưa được tham gia những lớp tập huấn, bồi dưỡng về học tập theo hướng trải nghiệm cũng như có rất ít tài liệu chính thống về học tập theo hướng trải nghiệm mà GV được tiếp cận.
Bên cạnh đó, tôi đã tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc dạy các kiến thức về GDMT cho HS Tiểu học và thu được kết quả là 100% GV đều cho rằng việc dạy các kiến thức về GDMT cho HS Tiểu học là rất cần thiết và cần thiết. Qua đây cho thấy, bản thân GV đều thấy việc GDMT ở cấp Tiểu học là hết sức quan trọng. Hơn nữa, lưa tuổi Tiểu học là lứa tuổi đang phát triển và định hình dần về nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục và hình thành những hiểu biết, những vốn kiến thức cần thiết về bảo vệ MT sẽ giúp trẻ khắc sâu và có những hành động đúng đắn hôm nay và trong tương lai.
b. Quan điểm của GV về một số biện pháp GDMT qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm
Để tìm hiểu về nội dung này, trước hết tôi điều tra việc GV biết đến hình thức học tập theo hướng trải nghiệm này từ đâu. Kết quả cho thấy, có đến 80,7% GV được hỏi biết đến học tập theo hướng trải nghiệm từ các trang
thông tin mạng, Internet; có 38,5% GV biết đến thông qua đồng nghiệp và chỉ có 15,3% GV biết đến thông qua các tài liệu tham khảo hay các đợt tập huấn.
Ngoài ra cũng có một số ý kiến khác như GV được biết đến từ những chương trình về giáo dục trên TV, các kênh thông tin đại chúng. Qua đây có thể thấy phần lớn GV biết đến hình thức học tập theo hướng trải nghiệm qua nguồn thông tin không chính thống, chưa được kiểm soát về mức độ đúng đắn. Và có rất ít GV được biết qua các nguồn tài liệu tham khảo hay các đợt tập huấn. Điều này cho thấy hầu hết GV Tiểu học chưa từng được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng và có những tài liệu chính thống về học tập theo hướng trải nghiệm.
Để tìm hiểu thêm, chúng tôi tiến hành điều tra việc GV vận dụng các phương pháp gì, hình thức tổ chức dạy học nào để tổ chức các hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Kết quả thu được có trên 92% GV được hỏi cho rằng cần kết hợp các phương pháp khác nhau: phương pháp quan sát, phương pháp thực hành thí nghiệm, phương pháp sắm vai, phương pháp thảo luận,... và kết hợp các hình thức tổ chức dạy học để tổ chức các hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Ngoài ra một số ý kiến khác như có thể vận dụng các hình thức như tổ chức các cuộc thi về môi trường hay tham gia lao động.
Chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra về những hình thức GV sử dụng để đánh giá HS trong các hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Kết quả thu được có trên 90% GV được hỏi cho rằng cần kết hợp các hình thức đánh giá: GV đánh giá, nhóm đánh giá và HS tự đánh giá. Ngoài ra, có 9,6% ý kiến cho rằng cần có sự đánh giá của cả cha mẹ HS.
c. Thực trạng tổ chức hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm
Chúng tôi tìm hiểu mức độ tổ chức hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Kết quả được biểu thị qua biểu đồ 1.3.
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Biểu đồ 1.3. Thực trạng mức độ tổ chức hoạt động nhằm GDMT cho HS trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm
Qua biểu đồ 1.3 cho thấy chỉ có một số ít 15,4% GV thỉnh thoảng tổ chức hoạt động nhằm GDMT cho HS trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm; và có tới 84,6% GV chưa bao giờ tổ chức hoạt động nhằm GDMT cho HS trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Như vậy có thể thấy chính việc không có những lớp tập huấn, bồi dưỡng, những tài liệu hướng dẫn cụ thể cũng như là GV chưa nhận thức hết được tính hiệu quả của hoạt động này dẫn đến việc GV không áp dụng tổ chức hoạt động nhằm GDMT cho HS trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã tìm hiểu thêm về việc đánh giá của GV về thái độ của HS nếu đưa nội dung GDMT thông qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm và thu được kết quả là 100% GV đều cho rằng HS sẽ rất hào hứng và hào hứng. Qua đây cho thấy, bản thân GV đều thấy việc đưa nội dung GDMT thông qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm sẽ gây hứng thú hơn cho HS khi tham gia vào tiết học. Tuy nhiên bản thân mỗi GV lại chưa có những biện pháp để có thể vận dụng đem lại hiệu quả.
Ngoài ra chúng tôi cũng tìm hiểu thêm với hoạt động này có tác dụng gì đối với HS và thu được kết quả là 100% GV được hỏi đều cho rằng HS sẽ vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống và HS có ý thức hơn đối với công
tác bảo vệ MT. Như vậy có thể thấy, GV nhận thức được hiệu quả thực tiễn mà hoạt động này đem lại đối với bản thân mỗi HS, làm thay đổi hành vi của HS đối với MT xung quanh.
Với câu hỏi “Theo thầy (cô), có nên thường xuyên đưa nội dung GDMT thông qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm hay không?”, có 21,2% GV cho rằng không nên và 78,8% GV cho rằng nên thường xuyên đưa nội dung GDMT thông qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Qua đây thấy rằng, phần lớn GV thấy được những hiệu quả mà hoạt động này đem lại, tác động trực tiếp đến hành vi của HS. Tuy nhiên một bộ phận GV vẫn e dè trước những khó khăn có thể gặp phải khi tổ chức các hoạt động này.
d. Những khó khăn GV gặp phải khi GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm
Kết quả điều tra cho thấy, những vấn đề được nhiều GV cho là khó khăn khi áp dụng học tập theo hướng trải nghiệm nhằm GDMT cho HS qua dạy học Địa lí là: “Nguồn tài liệu chính thống hướng dẫn tổ chức hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm” (100%); “Trình độ chuyên môn, sự hiểu biết hiện có của GV về học tập theo hướng trải nghiệm”
(98%); “Điều kiện tổ chức các hoạt động học tập theo hướng trải nghiệm như:
cơ sở vật chất, trường học, sân chơi, địa điểm học tập,...” (86,5%); “Mất nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm trong dạy học Địa lí” (77%); “Việc quản lý và đảm bảo an toàn cho HS khi tham gia các hoạt động theo hướng trải nghiệm” (61,5%); “Kinh phí phục vụ các hoạt động theo hướng trải nghiệm” (38,4%) và có ít GV lựa chọn nhất là “Độ tuổi, vốn kinh nghiệm, hiểu biết của HS Tiểu học còn hạn chế khi tham gia vào các hoạt động theo hướng trải nghiệm” (17,3%). Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng khó khăn trong việc các hoạt động này cần có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội hay khó khăn trong các biện pháp làm sao để tổ chức các hoạt động này đạt hiệu quả.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- GDMT đã được đề cập trong chương trình nhà trường từ những năm 60 của TK XX. Việc GDMT đã được tích hợp vào toàn bộ hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp học từ Tiểu học đến THPT ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhìn chung, chương trình giáo dục đã quan tâm đến việc GDMT cho HS, nhưng các phương pháp giáo dục này còn nặng về kiến thức hơn là hình thành thái độ, cảm xúc, hành vi quan tâm đến MT và vì MT của HS.
- Đề tài đã chỉ ra được những khái niệm có liên quan, phân tích làm rõ bản chất và đặc điểm của học tập theo hướng trải nghiệm.
- Địa lí là bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp giáo dục BVMT bởi MT vừa là nội dung vừa là đối tượng nghiên cứu của địa lí. Dạy học Địa lí ở trường Tiểu học hiện nay có thuận lợi trong việc GDMT cho HS vì MT tự nhiên là một trong những nội dung học tập của HS.
Chính vì vậy, việc đưa nội dung GDMT trong dạy học địa lí là khả thi và cũng hết sức phù hợp và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả GDMT và chất lượng dạy học môn học.
- GV Tiểu học nhìn chung đã có những nhận thức nhất định về GDMT cho HS nói chung và trong dạy học Địa lí nói riêng. Tuy nhiên, việc tiếp cận những nguồn tài liệu chính thống về GDMT theo hướng trải nghiệm để vận dụng trong dạy học Địa lí còn hạn chế.
CHƯƠNG 2