Kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 64 - 72)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO HSTH

2.1. Các nguyên tắc giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học Địa lí

2.2.4. Kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm

2.2.4.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học.

Mục đích của biện pháp này nhằm cho ta tín hiệu ngược để từ đó điều chỉnh quá trình dạy học bao gồm mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức tổ

chức và phương tiện dạy học, điều chỉnh hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò sao cho quá trình dạy học đạt hiệu quả tối ưu.

2.2.4.2. Nội dung

GV cần xác định những hình thức kiểm tra, đánh giá được sử dụng để đánh giá kết quả học tập Địa lí của HS, đồng thời phân tích để thấy được cần kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá phù hợp để GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS.

2.2.4.3. Cách tiến hành

Bước 1: Xác định các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả về GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm

Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của HS cần phải dựa trên các yêu cầu cần đạt mà chương trình hoạt động trải nghiệm đã xác định theo từng lớp để thu thập những thông tin từ các nguồn khác nhau: quan sát sự tham gia của HS trong quá trı̀nh hoat độ ng, thông qua trao đổi, tranh luận giữa các HS ̣ trong nhóm, giữa HS của nhóm này với HS của nhóm khác bằng việc báo cáo, trình bày kết quả hoặc các ý kiến thắc mắc của HS; sản phẩm hoat ̣ đông cụ ̉a HS, đă ̣c biêt lạ ̀ sản phẩm thực hành và ứng dung; kết quạ ̉ tự đánh giá của HS, đánh giá của nhóm HS và đánh giá của các lực lượng giáo dục khác. Đánh giá kết quả hoạt động GDMT theo hướng trải nghiệm còn được thực hiện thông qua các hoạt động khi đã kết thúc hoạt động ngoại khóa hoặc kết thúc tiết học:

thông qua bài thu hoạch cá nhân, hoạt động sưu tầm, vẽ tranh cổ động, tuyên truyền, thông qua việc cụ thể hóa các kiến thức đã học bằng thái độ và hành vi cá nhân có liên quan đến nội dung học tập. Đối với việc đánh giá kết quả sau khi kết thúc hoạt động ngoại khóa hoặc tiết học, GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS để hướng các em đến việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để GV điều chı̉nh các hoat ̣ động cho phù hơ ̣p, đặc biệt, đánh giá cần phải tạo ra động lực thúc đẩy sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi HS.

Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động dạy và học, với hai chủ thể là GV và HS. Trong quá trình này luôn có sự điều chỉnh và tự điều chỉnh. Vì vậy, ngoài sự đánh giá của GV, phải có sự tự đánh giá của HS. Qua tự đánh giá, HS sẽ đưa ra những nhận định về bản thân và tự điều chỉnh cách học của mình cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Trong các hoạt động học tập theo hướng trải nghiệm, người ta chú trọng đến việc dạy cho HS cách tự học đi kèm theo là năng lực tự đánh giá. Thiếu năng lực này HS không thể tự điều chỉnh cách học của mình và không hoàn chỉnh được phương pháp tự học.

Như vậy, sau mỗi hoạt động, GV cần kết hợp các hình thức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá của nhóm và đánh giá của GV cho kết quả hoạt động của từng cá nhân cũng như kết quả hoạt động của cả nhóm. Cần chú ý rằng luôn đánh giá một cách tích cực kết quả các em có được, đánh giá cả độ chính xác của tri thức cũng như thái độ tham gia hoạt động của từng HS.

Bước 2: Kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả về GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm

Để việc đánh giá được chính xác và đảm bảo công bằng, công khai đến từng HS khi tổ chức hoạt động nhóm, chúng tôi khuyến khích GV áp dụng kết hợp các hình thức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá theo nhóm, đánh giá của GV. Chúng tôi xin đề xuất quy trình đánh giá như sau:

* Tự đánh giá

HS tự đánh giá hoạt động của mình theo phiếu tự đánh giá. Sau đó nhóm sẽ tổng hợp và nhận xét chung cho từng thành viên (có thể tốt hoặc chưa tốt, tích cực hoặc chưa tích cực). Trưởng nhóm có trách nhiệm tổ chức cho từng thành viên tự đánh giá sau tiết học, tổng hợp kết quả và báo cáo lại với GV vào tiết học sau.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO CÁ NHÂN

Họ và tên: ...

Nhóm:...

I. Cá nhân đánh giá

1. Tham gia đóng góp ý kiến Tích cực

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

2. Hoàn thành phần công việc của nhóm giao đúng hạn Đạt

Bình thường Chưa đạt

3. Hoàn thành phần công việc của nhóm giao chất lượng Đạt

Bình thường Chưa đạt

4. Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo đóng góp cho nhóm Luôn luôn

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

5. Hợp tác tốt với các thành viên khác Tốt

Bình thường Chưa được tốt

II. Đánh giá chung của nhóm

...

...

...

III. Nhận xét của giáo viên

...

...

...

* Nhóm đánh giá

Sau khi các cá nhân tự đánh giá xong và ghi vào mục I của phiếu tự đánh giá, các nhóm sẽ hội ý để đưa ra nhận xét cho từng cá nhân trong nhóm và ghi vào mục II trong phiếu tự đánh giá.

Ngoài ra, các nhóm cũng có thể đưa ra đánh giá cho nhóm bạn bằng phiếu đánh giá như sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO NHÓM

NHÓM ĐÁNH GIÁ:...

NHÓM TRÌNH BÀY:...

NỘI DUNG THẢO LUẬN:

...

...

...

Nội dung trình bày Giải đáp thắc mắc Nhận xét chung

………

………

………

………....

………

………

………

………..

………

………

………

………..

Để có thể đưa ra đánh giá, khi một nhóm lên trình bày kết quả đã được nhóm mình thống nhất, các nhóm khác sẽ phải quan sát theo dõi đồng thời có thể đưa ra những câu hỏi thắc mắc mà nhóm mình chưa hiểu rõ, đòi hỏi nhóm lên trình bày phải giải đáp thắc mắc. Việc trả lời chất vấn của các nhóm khác là một căn cứ để GV có thể biết được mức độ hiểu sâu kiến thức của HS.

Mỗi nhóm sẽ có phiếu đánh giá để nhận xét nhóm bạn. Phiếu đánh giá được nhóm kiểm tra thống nhất ghi lại, xem nhóm lên trình bày kết quả đã đạt những tiêu chí mà GV đưa ra chưa, người đại diện cho nhóm đó đã diễn đạt lưu loát hay chưa? Hay thái độ tham gia thảo luận của nhóm có tích cực hay không? Mức độ hoàn thành bài tập của nhóm đó đạt ở mức nào.

Cứ một nhóm lên thì các nhóm khác bổ sung ý kiến hoặc đưa ra những câu hỏi thắc mắc rồi nhận xét. Sau đó nhóm kiểm tra sẽ ghi đánh giá của mình cho nhóm trình bày và đưa cho GV.

* Giáo viên đánh giá

Sau hai khâu trên, GV tổng hợp các phiếu đánh giá, cùng với quá trình quan sát các nhóm làm việc, GV đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm cũng như từng cá nhân HS một cách khái quát (chú ý đến những HS tích cực

và chưa tích cực). Sau đó, GV ghi nhận xét cho từng HS vào mục III trong phiếu đánh giá dành cho cá nhân và có thể phản hồi cho từng HS vào giờ sau.

Với quy trình đánh giá như vậy, HS sẽ được đánh giá một cách công bằng, công khai trước lớp, GV lại thu được tín hiệu ngược một cách chính xác. Từ đó đòi hỏi HS phải tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được phân công trong nhóm.

- Đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá. Khi có kết quả đánh giá, người GV cần điều chỉnh hoặc phát huy hoặc uốn nắn hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

Việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích ghi nhận thực trạng mà còn làm cơ sở cho những hoạt động giáo dục tiếp theo, đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Do vậy việc đánh giá phải khách quan, chính xác trên cơ sở đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình dạy học hợp lí, và cuối cùng là thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu. Việc đánh giá trong giáo dục nhằm cung cấp cho HS những phản hồi thông tin giúp cho HS điều chỉnh hoạt động học của mình. Việc giáo dục đánh giá không chỉ đơn giản là công cụ mà có uốn nắn, tạo dựng tính cách HS. Về mặt giáo dưỡng, đánh giá trong GDMT giúp HS thấy được mình đã tiếp thu những điều vừa học và vận dụng kiến thức đó vào MT như thế nào.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, đề tài đã đề xuất được một số biện pháp trong việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao kết quả GDMT cho HS tiểu học.

- Biện pháp 1: Xác định nội dung giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Để đảm bảo các nội dung GDMT được tích hợp, lồng ghép trong dạy học Địa lí ở Tiểu học được khai thác theo hướng trải nghiệm mang lại hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành rà soát, đề xuất nội dung hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm.

- Biện pháp 2: Lựa chọn các phương pháp dạy học có thế mạnh giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Biện pháp này nhằm làm phong phú các phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm, tạo sức hấp dẫn cho HS. Bên cạnh đó, biện pháp còn tăng cường tính hiệu quả của việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS.

- Biện pháp 3: Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học có thế mạnh giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Mục đích của biện pháp là lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học có thế mạnh GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Từ đó, HS cơ hội tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng bao gồm cả trong lớp, ngoài lớp hay các MT thực tế để xem xét các sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau.

- Biện pháp 4: Kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Ở đây chúng nhấn mạnh để việc đánh giá được chính xác và đảm bảo công bằng, công khai đến từng HS khi tổ chức hoạt động, chúng tôi khuyến khích GV áp dụng kết hợp các hình thức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá theo nhóm, đánh giá của GV.

Với 04 biện pháp này, chúng tôi xây dựng giáo án thực nghiệm (được trình bày ở phần phụ lục). Sau đó giáo án này sẽ được đưa vào để dạy thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp đã nêu ở trên. Phần thực nghiệm sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)