Khái quát quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm

3.1.1. Mc đích thc nghim

- Kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm do đề tài đề xuất, từ đó chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài.

- Đánh giá kết quả của việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm.

3.1.2. Đối tượng, thi gian và địa đim thc nghim

- Đối tượng: HS lớp 4 của trường Tiểu học Chu Văn An, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

Số lượng học sinh tham gia:

Lớp thực nghiệm: Lớp 4D2, 40 học sinh Lớp đối chứng: Lớp 4D9, 41 học sinh

Để lựa chọn được đổi tượng thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, chúng tối tiến hành trao đổi với GV chủ nhiệm và xem xét kết quả học tập của những năm trước. Dự giờ và tiến hành kiểm tra đầu vào các lớp.

- Thời gian: Thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2017 – 2018.

3.1.3. Ni dung và phm vi thc nghim

Chương 2 chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm. Trong chương này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với bài dạy cụ thể là Địa lí lớp 4: Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn 2 lớp có trình độ HS tương đương nhau, GV dạy ở 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cũng có chuyên môn nghiệp vụ như nhau, chỉ khác ở lớp thực nghiệm tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm nhằm GDMT cho HS, còn ở lớp đối chứng thực hiện kế

hoạch dạy học truyền thống.

3.1.4. T chc thc nghim

- Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trường Tiểu học Chu Văn An.

- Bước 2: Kiểm tra trước thực nghiệm

Mục đích của kiểm tra trước thực nghiệm: xác định về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS để đánh giá nhận thức chung của HS về vấn đề môi trường.

- Bước 3: Tiến hành thực nghiệm

Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình thực nghiệm. Trong bước này, GV nghiên cứu và thiết kế kế hoạch bài dạy Địa lí theo hướng trải nghiệm nhằm GDMT cho HS

- Bước 4: Kiểm tra sau thực nghiệm

Thông qua việc so sánh kết quả về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS trước thực nghiệm với kết quả về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS sau thực nghiệm cũng như giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Từ đó, chúng tôi tiến hành đánh giá tính khả thi và hợp lí của việc GDMT cho HS trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm.

Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn GV và HS đã tham gia quá trình thực nghiệm để tìm hiểu nhận xét, suy nghĩ về việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm và những kết quả về kiến thức, thái độ cũng nhưu hành vi mà HS đã đạt được.

- Bước 5: So sánh, nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận. Đây là bước cuối cùng của quá trình thực nghiệm. Kết quả sau khi xử lí được phân tích để đưa ra những kết luận, nhận định và đánh giá.

3.1.5. Phương pháp đánh giá

- Đánh giá về kiến thức: Bài kiểm tra đánh giá kiến thức trước và sau thực nghiệm của HS được thiết kế phù hợp với thang điểm 10, được dùng trong các bài kiểm tra định kì của HS và chia thành 4 mức như sau:

+ Loại giỏi: Điểm 9 -10 + Loại khá: Điểm 7 - <9 + Loại TB: Điểm 5 -<7 + Loại yếu: Điểm <5

- Đánh giá về thái độ: Áp dụng thang đo Linkert để đánh giá thái độ.

Bài kiểm tra đưa ra 10 hành vi thường gặp liên quan đến BVMT (gồm cả hành vi đúng và hành vi không đúng) và đề nghị HS đưa ra quan điểm, thái độ của mình theo 3 mức: đồng tình, phân vân, phản đối. Khi phân tích kết quả đánh giá thái độ trước và sau thực nghiệm, chúng tôi chấm bài làm của HS và quy đổi thành điểm của từng câu. Với những hành vi đúng, HS đồng tình được 1 điểm, phân vân được 0,5 điểm và phản đối được 0 điểm. Với hành vi không đúng, HS đồng tình được 0 điểm, HS phân vân được 0,5 điểm và HS phản đối được 1 điểm. Tổng điểm tối đa của phần đánh giá thái độ là 10 điểm và được chia làm 4 mức như sau:

+ Loại Giỏi: Điểm 9 -10 + Loại khá: Điểm 7 - <9 + Loại TB: Điểm 5 -<7 + Loại Yếu: Điểm <5

- Đánh giá về hành vi: Câu hỏi kiểm tra đánh giá hành vi trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đưa ra 10 hành vi về bảo vệ MT (gồm cả hành vi đúng và hành vi không đúng) và đề nghị HS lựa chọn mức độ mà em đó thể hiện cho từng hành vi với thang đánh giá ở 3 mức: thường xuyên, thỉnh thoảng, chưa bao giờ. Khi phân tích kết quả đánh giá hành vi trước và sau thực nghiệm, chúng tôi chấm bài làm của HS và quy đổi thành điểm của từng câu.

Với những hành vi đúng, HS thường xuyên làm được 1 điểm, thỉnh thoảng làm được 0,5 điểm và chưa bao giờ làm được 0 điểm. Với hành vi không đúng, HS thường xuyên làm được 0 điểm, thỉnh thoảng làm được 0,5 điểm và chưa bao giờ làm được 1 điểm. Tổng điểm tối đa của phần đánh giá hành vi là 10 điểm và được chia làm 4 mức như sau:

+ Loại Giỏi: Điểm 9 -10 + Loại khá: Điểm 7 - <9 + Loại TB: Điểm 5 -<7 + Loại yếu: Điểm <5

Sử dụng một số công thức toán học để tính toán các tham số đặc trưng giúp cho việc đánh giá khách quan và chính xác.

Điểm trung bình cộng giữa các nhóm được tính theo công thức:

Trong đó:

giá trị trung bình cộng n: số học sinh

xi : giá trị điểm số fi : tần số của xi

Công thức tính phần trăm:

Trong đó:

Nxi : số học sinh đạt điểm i N: tổng số học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)