Lựa chọn các phương pháp dạy học có thế mạnh giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO HSTH

2.1. Các nguyên tắc giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học Địa lí

2.2.2. Lựa chọn các phương pháp dạy học có thế mạnh giáo dục môi trường

2.2.2.1. Mục tiêu

Dạy học Địa lí nói riêng cũng như dạy học các môn học khác nói chung đều có những phương pháp dạy học khác nhau. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Chính điều này đòi hỏi các phương pháp dạy học phải đa dạng, linh hoạt, mang tính mở, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Biện pháp này nhằm làm phong phú các phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm, tạo sức hấp dẫn cho HS. Bên cạnh đó, biện pháp còn tăng cường tính hiệu quả của việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS.

2.2.2.2. Nội dung

Để có thể thực hiện được biện pháp thì trước hết, GV cần rà soát lại những phương pháp được sử dụng trong dạy học Địa lí. Sau đó xác định đâu là những phương pháp có thế mạnh để GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS. Khi xem xét đặc điểm của các phương pháp, những phương pháp được xem xét là có thế mạnh trong việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS bao gồm: giải quyết vấn đề, thực địa, tham quan, điều tra, quan sát, thảo luận,...

2.2.2.3. Cách tiến hành

Bước 1: Rà soát lại các phương pháp được sử dụng trong dạy học Địa lí

Trong dạy học Địa lí có sử dụng rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong đó có những phương pháp cơ bản giống với nhiều môn học khác đồng thời cũng có những phương pháp đặc trưng trong dạy học Địa lí.

Hệ thống các phương pháp dạy học Địa lí đó là: phương pháp giảng

giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp điều tra, phương pháp thực địa, phương pháp quan sát, phương pháp tham quan.

Tuy nhiên, trong hệ thống những phương pháp này không phải sử dụng phương pháp nào cũng có ý nghĩa và đạt hiệu quả trong việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS. Vậy nên, việc lựa chọn các phương pháp thích hợp hay nói cách khác là việc lựa chọn các phương pháp có thế mạnh GDMT trong dạy học Địa lí cho HS là cần thiết.

Bước 2: Lựa chọn những phương pháp có thế mạnh GDMT trong dạy học Địa lí cho HS

a . Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục tích cực nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và thái độ.

Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, phương pháp này thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. GV cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, khi tìm được phải phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được hay không. Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Bài “Địa hình và khoáng sản” (Lớp 5)

Trong hoạt động tìm hiểu về khoáng sản GV có thể nêu tình huống có vấn đề: Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã làm cho Vịnh Hạ Long bị ô

nhiễm. Vậy có nên ngừng hoạt động khai thác than để BVMT cho Di sản thiên nhiên thế giới và phát triển du lịch? Làm thế nào để có thể vừa phát triển công nghiệp khai thác than, vừa bảo vệ được Vịnh Hạ Long khỏi ô nhiễm.

Qua đây, HS phải tư duy cá nhân hoặc làm việc nhóm để phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước vấn đề GV đặt ra. Khí vấn đề được giải quyết sẽ giúp các em lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và thái độ.

b. Phương pháp thảo luận nhóm

Trong dạy học nói chung, dạy học Địa lí nói riêng, thảo luận nhóm là phương pháp có nhiều ưu điểm vì nó đề cao sự hợp tác tích cực của HS.

Trong quá trình thảo luận, HS phải xem xét, nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau thông qua việc lắng nghe những ý kiến từ người khác, đồng thời bày tỏ quan điểm, thái độ của mình và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ cho quan điểm đó.

Trong phương pháp thảo luận, HS giữ vai trò chủ động, là người đề xuất ý kiến, thảo luận, tranh luận, còn GV là người nêu vấn đề, gợi ý khi cần thiết và tổng kết khi thảo luận kết thúc. Trong GDMT, phương pháp thảo luận được sử dụng nhằm giúp HS có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về MT mà mình khám phá được và chung tay có những hành động thiết thực đối với MT quanh các em.

Nhìn chung hiện nay, GV có xu hướng khai thác thảo luận nhóm đôi, nhóm bốn. Tuy nhiên, nhằm mục đích GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS thông qua việc HS được tăng cơ hội lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau cũng như tăng khả năng tự bản thân suy luận, phân tích, để rồi đưa ra phán đoán, ý kiến, quan điểm, GV có thể kết hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau. Trong đó gồm: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá, sơ đồ tư duy,...

* Kĩ thuật khăn trải bàn

Đây là kĩ thuật tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt

động cá nhân và hoạt động nhóm.

Đối với kĩ thuật này, HS sẽ hoạt động theo nhóm khoảng 4 – 6 người, thích hợp nhất là 4 người/ nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/ nhiệm vụ GV đặt ra theo vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của bản thân và viết vào phần giấy của mình. Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.

Kĩ thuật này góp phần to lớn trong việc phát huy vai trò cá nhân của người học cũng như tăng cường tính độc lập, tính trách nhiệm, sự hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm.

Ví dụ: Bài “Biển, đảo và quần đảo” (Lớp 4)

Nội dung thảo luận: Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?

HS sẽ ngồi vào vị trí tương ứng. Mỗi HS sẽ độc lập suy nghĩ để viết ra những vai trò của biển đối với nước ta. Sau thời gian mà GV quy định, nhóm trưởng sẽ điều hành các bạn trong nhóm thảo luận bằng việc tổ chức cho các thành viên trao đổi, tranh luận, phản biện và thống nhất ý kiến để ghi vào phần giấy ở giữa. Sau đó, GV tổ chức cho các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung và tổng hợp, chốt lại ý kiến từ các nhóm.

Ý kiến của cả nhóm

Viết ý kiến

cá nhân Viết

ý kiến

cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

* Kĩ thuật bể cá

Đây là kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm. Sở dĩ gọi là “Kĩ thuật bể cá”

bởi lớp học được sắp xếp theo mô hình một chiếc bể nuôi cá cảnh, có cả ở trong bể (nhóm HS ngồi giữa lớp, hoặc trước lớp tham gia trao đổi, thảo luận để giải quyết vấn đề), còn những người xung quanh (phần còn lại của lớp học quan sát, theo dõi cuộc thảo luận để xem các bạn có hướng giải quyết như thế nào).

Kĩ thuật bể cá thích hợp với mọi loại hình lớp học. Nó đòi hỏi năng lực tư duy độc lập, có sự phân tích, suy xét của từng cá nhân người học trước nội dung, chủ đề được đưa ra đồng thời phát huy được trí tuệ của họ trong quá trình hình thành tri thức.

Ví dụ: Bài “Đất và rừng” (Lớp 5)

Nội dung thảo luận: Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì?

GV chọn một nhóm HS thảo luận về nội dung trên. Từng đại diện ở vòng trong phát biểu ý kiến về những việc Nhà nước và người dân phải làm để bảo vệ rừng. Các đại diện khác có thể bổ sung hoặc cùng trao đổi, tranh luận về những ý kiến mà mình chưa thấy thỏa đáng. Cụ thể là sẽ có nhiều biện pháp được đưa ra, vậy biện pháp nào có tính khả thi và phù hợp. Các thành viên ở vòng ngoài lắng nghe, họ sẽ quan sát, xem xét, đánh giá những ý kiến, quan điểm của các bạn vòng trong. Cụ thể là các bạn trong vòng trong đã đưa ra các việc làm hợp lí chưa, em tán thành hay không tán thành, vì sao em lại tán thành hay không tán thành,... Bên cạnh đó, các bạn vòng ngoài cần quan sát cách các bạn thảo luận: thái độ, cử chỉ, điệu bộ của các bạn như thế nào;

các bạn nói có dễ hiểu hay không, có tôn trọng lẫn nhau trong quá trình thảo luận không,... Như vậy ở đây diễn ra quá trình quan sát, nhận xét, đánh giá từ phía các bạn HS.

c. Phương pháp điều tra

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là giúp HS có cái nhìn đa chiều đối với sự vật, hiện tượng. Cụ thể là khi điều tra, HS sẽ tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng khác nhau bằng việc cá nhân tự quan sát, nhận xét các sự

vật, hiện tượng hoặc hỏi thông tin về các sự vật, hiện tượng thông qua nhiều đối tượng như: bố mẹ, hàng xóm, người dân khu vực xung quanh,...

Trong GDMT, phương pháp điều tra được sử dụng nhằm giúp HS vừa tìm hiểu được thực trạng MT địa phương vừa phát triển được kĩ năng điều tra thực trạng cho các em. GV có thể tổ chức để cá nhân điều tra hoặc nhóm điều tra. Cá nhân hay nhóm sẽ nhận phiếu điều tra (đối với nhóm thì sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn), sau đó tiến hành điều tra về thực trạng các vấn đề địa phương và hoàn thành kết quả vào tờ phiếu đó.

Quá trình điều tra không đơn thuần chỉ là việc cá nhân, nhóm tìm hiểu về thực trạng một số vấn đề ở địa phương mà các em còn đưa ra những nhận xét, đánh giá và đưa ra một số biện pháp cho vấn đề được điều tra.

Ví dụ: Bài “Đất và rừng” (Lớp 5)

Tổ chức cho HS điều tra về tình hình sử dụng tài nguyên đất và rừng tại địa phương nơi em sinh sống (tiết kiệm/ lãng phí/ giữ gìn/ phá hoại). Từ đó tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và đưa ra các biện pháp phải làm để bào vệ rừng.

d. Phương pháp quan sát

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là giúp HS sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật hoặc hiện tượng đó. Trong GDMT, phương pháp quan sát có vai trò rất lớn đối với sự hình thành kiến thức và chuyển biến thái độ, hành vi của HS vì HS được trực tiếp nhìn thấy thực tại MT, được tác động trực tiếp với MT.

Để thực hiện việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm qua việc sử dụng phương pháp quan sát, GV cần lưu ý cách thức thực hiện quan sát:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. Đối tượng đó phải phù hợp với trình độ HS và điều kiện địa phương.

Bước 2: Xác định mục đích quan sát. Trong quá trình quan sát không

phải lúc nào HS cũng rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng, GV cần xác định mục đích của việc quan sát.

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát.

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.

Ví dụ: Bài “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam” (Lớp 4) Bước 1: Lựa chọn đối tương quan sát: hoạt động đánh bắt hải sản ở trên biển.

Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Sauk hi quan sát, HS trả lời được các câu hỏi: Hãy kể tên các sản vật biển của nước ta? Em có nhận xét gì về nguồn hải sản của nước ta?

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát: GV có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân hoặc theo nhóm

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả. GV tổng hợp các ý kiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)