Kết quả trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Kết quả trước thực nghiệm

Nhằm xác định trình độ ban đầu của học sinh ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng như sự tương quan giữa các trình độ đó.

3.2.1.2. Nội dung kiểm tra

Nội dung GDMT có liên quan trong chương trình phân môn Địa lí các em đã được học.

Những nội dung này biểu hiện qua ba mặt: tri thức, thái độ và hành vi.

3.2.1.3. Kết quả

a. Kết quả kiểm tra tri thức

Bảng 3.1. Kết quả phân loại mức độ tri thức đầu vào Đối tượng

Điểm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

SL % SL %

Giỏi 6 15 7 17.1

Khá 19 47.5 21 51.2

Trung bình 10 25 9 21.9

Yếu 5 12.5 4 9.8

6.875 6.975

Qua kết quả trình bày ở bảng 3.1 chúng tôi có nhận xét như sau:

- HS có những hiểu biết nhất định về MT và BVMT. Mức độ tri thức là trung bình khá. Biểu hiện:

+ Đa số đạt được số điểm trung bình và khá. Trong đó, ở lớp thực nghiệm có 72.5% đạt điểm trung bình, khá; ở lớp đối chứng có 73.1% đạt điểm trung bình, khá.

+ Điểm trung bình cộng là điểm trung bình khá của thang đánh giá (6.875 điểm ở lớp thực nghiệm và 6.975 điểm ở lớp đối chứng, điểm trung bình ở cả hai lớp là 6.925)

- Mức độ tri thức giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau. Biểu hiện:

+ Điểm trung bình cộng tương đương (không chênh lệch nhiều, số điểm chênh lệch là 0.1)

+ Tỉ lệ điểm giỏi, khá, trung bình, yếu có sự chênh lệch không nhiều (nghiêng về lớp đối chứng)

Tóm lại, mức độ tri thức ở hai lớp là tương đương nhau.

b. Kết quả kiểm tra thái độ

Bảng 3.2. Kết quả phân loại mức độ thái độ đầu vào Đối tượng

Điểm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

SL % SL %

Giỏi 5 12.5 6 14.6

Khá 17 42.5 20 48.7

Trung bình 11 27.5 6 14.6

Yếu 7 17.5 9 22.1

6.375 6.487

Qua kết quả trình bày ở bảng 3.2 chúng tôi có nhận xét như sau:

- Thái độ của HS đạt ở mức trung bình. Biểu hiện:

+ Điểm trung bình cộng là điểm trung bình của thang đánh giá ( 6.375 điểm ở lớp thực nghiệm và 6.487 điểm ở lớp đối chứng. điểm trung bình ở cả hai lớp là 6.431 điểm)

- Thái độ giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tương đương nhau.

Biểu hiện:

+ Điểm trung bình cộng tương đương (không chênh lệch nhiều, số điểm chênh lệch là 0.112 điểm)

+ Tỉ lệ điểm giỏi, khá, trung bình, yếu có sự chênh lệch không nhiều (nghiêng về lớp đối chứng)

Tóm lại, mức độ thái độ ở hai lớp là tương đương nhau.

c. Kết quả kiểm tra hành vi

Bng 3.3. Kết qu phân loi mc độ hành vi đầu vào Đối tượng

Điểm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

SL % SL %

Giỏi 6 15 5 12.1

Khá 15 37.5 18 43.9

Trung bình 10 25 11 26.8

Yếu 9 22.5 7 17.1

6.375 6.48

Qua kết quả trình bày ở bảng 3.3 chúng tôi có nhận xét như sau:

- Hành vi của học sinh đạt ở mức trung bình. Biểu hiện:

+ Điểm trung bình cộng là điểm trung bình của thang đánh giá (6.375 điểm ở lớp thực nghiệm và 6.48 điểm ở lớp đối chứng, điểm trung bình ở cả hai lớp là 6.42 điểm)

- Mức độ thực hiện hành vi giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau. Biểu hiện:

+ Điểm trung bình cộng tương đương (không chênh lệch nhiều, số điểm chênh lệch là 0.105 điểm)

+ Tỉ lệ điểm giỏi, khá, trung bình, yếu có sự chênh lệch không nhiều (nghiêng về lớp đối chứng)

Tóm lại, mức độ thực hiện hành vi ở hai lớp là tương đương nhau.

* Kết luận chung về kết quả kiểm tra đầu vào:

Thông qua việc đánh giá về ba mặt: tri thức, thái độ và hành vi của học sinh, chúng tôi nhận thấy:

- Những kết quả phân tích số liệu khảo sát ban đầu cho thấy thực trạng về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến GDMT của HS ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm không có sự khác nhau nhiều.

- HS đã có những tri thức, thái độ và hành vi nhất định đối với MT và bảo vệ MT, mức độ này là trunh bình:

+ Giữa tri thức, thái độ và hành vi thì điểm tri thức cao hơn. Giải thích cho hiện tượng này, một phần do HS hiện nay được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hiện nay vấn đề môi trường được nhiều người quan tâm và được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, điều này giúp các em HS có cơ hội mở rộng kiến thức của mình ngoài những kiến thức được thầy cô cung cấp qua các tiết học trên lớp. Mặt khác, nó cũng phản ánh thực trạng dạy học hiện nay. Đó là nội dung GDMT được đưa vào môn học còn nặng về việc cung cấp tri thức. Hơn nữa việc hình thành hành vi, thái độ cho HS không phải là vấn đề dễ, có thể thực hiện trong một sớm một chiều.

+ Giữa hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, ba mặt là tương đương

nhau (hơi nghiêng về lớp đối chứng).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí theo hướng trải nghiệm cho học sinh Tiểu học (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)