CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.2. Kết quả sau thực nghiệm
Thông qua việc so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đánh giá tính khả thi và hợp lí của việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm cho HS Tiểu học.
3.2.2.2. Nội dung kiểm tra
Nội dung GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm có liên quan đến bài thực nghiệm các em mới được học.
Những nội dung này biểu hiện qua ba mặt: tri thức, thái độ và hành vi.
3.2.2.3. Kết quả
a. Kết quả kiểm tra tri thức
Bảng 3.4. Kết quả phân loại mức độ tri thức sau thực nghiệm Đối tượng
Điểm
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
SL % SL %
Giỏi 21 52.5 12 29.3
Khá 12 30 16 39
Trung bình 7 17.5 11 26.8
Yếu 0 0 2 4.9
8.325 7.365
Độ lệch điểm TB giữa đầu vào và đầu ra
8.325 – 6.875 = 1.45 7.365 – 6.975 = 0.39
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét như sau:
- Điểm trung bình cộng về tri thức của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 8.325 điểm còn lớp đối chứng là 7.365 điểm, cao hơn 0.96 điểm). Lớp đối chứng vẫn có khoảng 4.9% HS xếp loại tri thức yếu và chỉ có khoảng 29.3% HS xếp loại giỏi, trong khi điểm giỏi ở lớp thực nghiệm là 52.5%.
- Tỉ lệ điểm giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm đa số (52.5%), còn lớp đối chứng điểm khá chiếm đa số (39%). Số HS đạt điểm yếu ở lớp đối chứng là 4.9%, trong đó lớp thực nghiệm không có HS nào xếp loại yếu.
Như vậy, qua dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm thì kết quả về mặt tri thức qua học tập môn học này nhằm GDMT cho HS sẽ có được sự cải thiện tích cực một cách đáng kể.
0 10 20 30 40 50 60
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ điểm về tri thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
* So sánh kết quả về tri thức trước và sau thực nghiệm:
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra tri thức trước và sau thực nghiệm Đối tượng
Điểm (%)
Thực nghiệm Đối chứng
Trước Sau Trước Sau
Giỏi 15 52.5 17.1 29.3
Khá 47.5 30 51.2 39
Trung bình 25 17.5 21.9 26.8
Yếu 12.5 0 9.8 4.9
Từ bảng 3.5, ta có biểu đồ sau:
0 10 20 30 40 50 60
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Trước TN Sau TN
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ điểm về tri thức trước và sau thực nghiệm
Từ sự so sánh trên, chúng tôi nhận thấy: tỉ lệ điểm về tri thức trước và sau thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, số HS đạt điểm giỏi tăng từ 15%
lên 52.5%, số HS đạt điểm yếu giảm rõ rệt từ 12.5% xuống 0%.
Kết luận: Trên cơ sở so sánh giữa thực nghiệm và đối chứng, giữa trước và sau thực nghiệm, chúng tôi thấy, so với trước thực nghiệm tri thức đầu vào của HS ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng không có sự khác biệt;
sau thực nghiệm, tri thức của HS nhóm thực nghiệm có sự cải thiện đáng kể.
Kết quả này phản ánh một phần hiệu quả việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm đã áp dụng.
Bên cạnh đó, thông qua việc quan sát trực tiếp các hoạt động được triển khai thực nghiệm, tôi thấy ở lớp thực nghiệm HS rất hứng thú khi tham gia các hoạt động. Các em là người được trực tiếp tham gia các hoạt động thực tiễn để tìm ra kiến thức nên khi được hỏi các em tự tin khi trả lời. Cũng chính nhờ những trải nghiệm thực tiễn mà tri thức HS thu nhận được rất sinh động.
b. Kết quả kiểm tra thái độ
Bảng 3.6. Kết quả phân loại thái độ sau thực nghiệm Đối tượng
Điểm
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
SL % SL %
Giỏi 16 40 7 17.1
Khá 14 35 23 56.1
Trung bình 9 22.5 7 17.1
Yếu 1 2.5 4 9.7
7.775 6.975
Độ lệch điểm TB giữa đầu vào và đầu ra
7.775 – 6.375 = 1.4 6.975 – 6.487 = 0.488
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.10 và 3.11 chúng tôi có nhận xét như sau:
- Điểm trung bình cộng về thái độ của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 7.775 điểm còn lớp đối chứng là 6.975 điểm, cao hơn 0.8 điểm). Lớp đối chứng vẫn có khoảng 9.7% HS xếp loại tri thức yếu và chỉ có khoảng 17.1% HS xếp loại giỏi, trong khi điểm giỏi ở lớp thực nghiệm là 40%.
- Tỉ lệ điểm giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm đa số (40%), còn lớp đối chứng điểm khá chiếm đa số (56.1%).
0 10 20 30 40 50 60
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ điểm về thái độ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
* So sánh kết quả về thái độ trước và sau thực nghiệm:
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra thái độ trước và sau thực nghiệm Đối tượng
Điểm (%)
Thực nghiệm Đối chứng
Trước Sau Trước Sau
Giỏi 12.5 40 14.6 17.1
Khá 42.5 35 48.7 56.1
Trung bình 27.5 22.5 14.6 17.1
Yếu 17.5 2.5 22.1 9.7
Từ bảng 3.7, ta có biểu đồ sau:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Trước TN Sau TN
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ điểm về thái độ trước và sau thực nghiệm
Từ sự so sánh trên, chúng tôi nhận thấy: tỉ lệ điểm về thái độ trước và sau thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, số HS đạt điểm giỏi tăng từ 12.5%
lên đến 40%, số HS đạt điểm yếu giảm rõ rệt từ 17.5% xuống còn 2.5%.
Kết luận: Trên cơ sở so sánh giữa thực nghiệm và đối chứng, giữa trước và sau thực nghiệm, chúng tôi thấy, ở các lớp thực nghiệm, HS có thái
độ về các vấn đề MT tốt hơn. Hiệu quả giáo dục về thái độ đối với MT được nâng lên rõ rệt so với trước thực nghiệm. Như vậy, hoạt động GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm đã nâng cao thái độ của HS đối với các vấn đề về MT và bảo vệ MT. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan sát thái độ của HS sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, HS ở lớp thực nghiệm có những chuyển biến rõ rệt trong việc thể hiện thái độ trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, bảo vệ cây trồng, HS lớp thực nghiệm cũng tỏ thái độ không đồng tình và nhắc nhở những bạn HS khác khi bạn vứt rác bừa bãi hay chạy nhảy giẫm đạp lên cây ở trường. Ngược lại, HS ở lớp đối chứng chưa có thái độ tích cực nào so với trước thực nghiệm.
Như vậy chứng tỏ thái độ của HS lớp thực nghiệm đã có sự thay đổi tích cực đáng kể hơn nhiều so với lớp đối chứng.
c. Kết quả kiểm tra hành vi
Bảng 3.8. Kết quả phân loại mức độ hành vi sau thực nghiệm Đối tượng
Điểm
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
SL % SL %
Giỏi 19 47.5 8 19.5
Khá 13 32.5 17 41.5
Trung bình 6 15 11 26.8
Yếu 2 5 5 12.2
7.925 6.927
Độ lệch điểm TB giữa đầu vào và đầu ra
7.925 – 6.375 = 1.55 6.927 – 6.48 = 0.447
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.8 chúng tôi có nhận xét như sau:
- Điểm trung bình cộng về hành vi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 7.925 điểm còn lớp đối chứng là 6.927 điểm, cao hơn 0.998 điểm). Lớp đối chứng vẫn có khoảng 12.2% HS xếp loại tri thức yếu và chỉ có khoảng 19.5% HS xếp loại giỏi, trong khi điểm giỏi ở lớp thực nghiệm là 47.5%.
- Tỉ lệ điểm giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm đa số (47.5%), còn lớp đối chứng điểm khá chiếm đa số (41.5%).
Như vậy chứng tỏ hành vi của HS lớp thực nghiệm đã có sự thay đổi tích cực đáng kể hơn nhiều so với lớp đối chứng.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ điểm về hành vi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
* So sánh kết quả về hành vi trước và sau thực nghiệm:
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra hành vi trước và sau thực nghiệm Đối tượng
Điểm (%)
Thực nghiệm Đối chứng
Trước Sau Trước Sau
Giỏi 15 47.5 12.1 19.5
Khá 37.5 32.5 43.9 41.5
Trung bình 25 15 26.8 26.8
Yếu 22.5 5 17.1 12.2
Từ bảng 3.9, ta có biểu đồ sau:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Trước TN Sau TN
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ điểm về hành vi trước và sau thực nghiệm
Từ sự so sánh trên, chúng tôi nhận thấy: tỉ lệ điểm về hành vi trước và sau thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, số HS đạt điểm giỏi tăng từ 15%
lên đến 47.5%, số HS đạt điểm yếu giảm rõ rệt từ 22.5% xuống còn 5%.
Kết luận: Trên cơ sở so sánh giữa thực nghiệm và đối chứng, giữa trước và sau thực nghiệm, chúng tôi thấy ở các lớp thực nghiệm, HS có hành vi bảo vệ MT tốt hơn. Hiệu quả giáo dục về hành vi trong GDMT được nâng lên rõ rệt so với trước thực nghiệm. Như vậy, việc GDMT trong dạy học Địa lí theo hướng trải nghiệm đã tạo cho HS những thói quen, hành vi tốt bảo vệ MT. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành quan sát HS sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, các em luôn thể hiện những hành vi tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường, bảo vệ bồn cây, chậu hoa trong lớp học, ở sân trường. Cũng có một số HS lớp thực nghiệm ít thể hiện hành vi như trên.
Tuy nhiên, các em không có hành vi tiêu cực nào làm ảnh hưởng đến MT xung quanh.