Thực trạng về công tác bảo quản lương thực DTQG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC

2.2. Thực trạng hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực ở Cục DTNN khu vực Đông Bắc

2.2.2. Thực trạng về công tác bảo quản lương thực DTQG

Vấn đề chất lượng hàng hóa là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Với Ngành dự trữ, công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia luôn là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia, nhất là sau khi Luật Dự trữ quốc gia có hiệu lực, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện và trình Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Trong hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực thì công tác bảo quản chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Công tác bảo quản có tốt thì chất lượng lương thực DTQG mới tốt và tỷ lệ hao hụt sẽ thấp.

Trong những năm qua, Cục DTNN khu vực Đông Bắc đã bảo quản được hàng chục ngàn tấn lương thực đảm bảo an toàn về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu toàn xã hội. Tuy nhiên do bảo quản với số lượng lớn và thời gian dài. Lương thực DTQG với đặc tính chứa nhiều chất dinh dưỡng như:

Guluxit, lipit, protit, vitamin, chất khoáng…Do vậy trong quá trình bảo quản rất dễ bị hư hại do các quá trình sinh hoá xảy ra như: hô hấp, ôxy hoá…Ngoài ra còn bị sinh vật, côn trùng, chim, chuột phá hoại. Bởi vậy chất lượng công tác bảo quản là yếu tố đóng vai trò cực kì quan trọng nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tác động làm tổn hại đến số lượng, chất lượng lương thực DTQG.

2.2.2.1.Thực trạng bảo quản thóc DTQG

Có nhiều phương thức bảo quản khác nhau, hiện nay tại cục DTNN khu vực Đông Bắc áp dụng 01 phương thức bảo quản duy nhất là bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp.

Đây là công nghệ bảo quản mà trong suốt thời gian bảo quản thóc được để trong điều kiện áp suất thấp. Mục đích của công nghệ này là hạn chế các quá trình hoạt động sinh lý cũng như sinh hoá của hạt, tiêu diệt côn trùng, ngăn ngừa những diễn biến bất lợi cho hạt. Đây là công nghệ mới được nghiên cứu và triển khai áp dụng.

Nguyên lý cơ bản của công nghệ này là đổ hạt vào thiết bị như 1 cái túi và được dán kín sau đó dùng máy hút chân không, hút không khí trong túi ra hết đến 1 áp suất nhất định nhỏ hơn áp suất bình thường và giữ áp suất đó trong 1 thời gian nhất định để bảo quản hạt. Quy trình bảo quản thóc đổ rời áp suất thấp được thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 2.2).

2.2.2.2. Thực trạng bảo quản gạo

Tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc thực hiện phương thức bảo quản gạo đóng bao trong môi trường khí Nitơ, CO2.

Theo công nghệ này gạo DTQG được duy trì trong môi trường khí N2,

CO2. Mục đích của công nghệ này là ngăn ngừa sự xâm nhập của sâu mọt, kìm hãm các quá trình sinh lý, sinh hoá bất lợi đối với khối hạt, tác động xấu của môi trường. Nhờ công nghệ này thời gian bảo quản gạo được kéo dài, giữ gìn được số lượng và chất lượng gạo nhập kho. Quy trình bảo quản gạo bằng CO2, N2, yếm khí được thực hiện theo sơ đồ sau (Sơ đồ 2.3).

* Đánh giá thực trạng công tác bảo quản lương thực DTQG tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc.

- Một số kết quả đạt được:

+ Cục DTNN khu vực Đông Bắc trong những năm qua đã làm tốt công tác bảo quản lương thực DTQG, cơ bản duy trì đảm bảo an toàn số lượng và chất lượng hàng chục nghìn tấn lương thực. Trong quá trình thực hiện đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả trong công tác.

+ Chất lượng lương thực DTQG bảo quản tại đơn vị khi đưa ra thị trường được thị trường chấp nhận do đảm bảo tốt về giá trị thương phẩm. Đáp ứng nhu cầu của người mua và yêu cầu của công tác cứu trợ, viện trợ.

- Những khó khăn, hạn chế:

+ Cán bộ thủ kho còn chưa nâng cao trách nhiệm trong công tác bảo quản, chưa duy trì được công tác vệ sinh thường xuyên. Còn để xảy ra hiện tượng sinh vật hại xâm nhập vào trong kho phá hoại.

+ Còn có ngăn kho bảo quản để xảy ra diễn biến chất lượng bất thường như việc duy trì áp suất không đảm bảo do tấm màng PVC bị rò khí dẫn đến việc khối hạt được hô hấp với khí oxi, xảy ra hiện tượng chín sau thu hoạch dẫn đến hiện tượng bốc nóng đối với một số ngăn kho bảo quản thóc; một số ngăn kho bảo quản gạo để không khí lạnh xâm nhập vào trong kho dẫn đến hiện tượng đọng sương. Đây là những diễn biến có tác động rất lớn đến chất lượng hàng hóa. Để xử lý những diễn biến như vậy, phải mất nhiều công sức, chi phí để xử lý.

+ Cán bộ thủ kho khi thực hiện nhiệm vụ còn chưa cập nhật được những thay đổi trong công nghệ bảo quản, vẫn thực hiện công việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm dẫn đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ không cao.

- Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng bảo quản lương thực DTQG:

+ Cơ sở vật chất trang bị cho đội ngũ công chức, đặc biệt tại các kho dự trữ còn chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng kho tàng được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp. Việc đầu tư sửa chữa nâng cấp chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Tuổi đời của đội ngũ thủ kho bảo quản lương thực DTQG khá cao nên việc cập nhật, bổ sung kiến thức, cũng như việc tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại bị hạn chế.

+ Một số công chức kỹ thuật viên bảo quản, thủ kho bảo quản chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Về công tác tuyển dụng chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu công việc và vị trí công tác. Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn quy hoạch và sử dụng nên còn mang tính hình thức, chưa sát với đòi hỏi của thực tiễn.

2.2.2.3.Thực trạng về công tác quản lý phí bảo quản lương thực DTQG - Chi phí bảo quản lương thực DTQG được bố trí trong dự toán giao hàng năm, Cục DTNN khu vực thực hiện theo đúng định mức, đúng nội dung chi phí nhập, xuất theo Thông tư số 145/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch DTQG và NSNN chi cho DTQG, quyết định mức chi phí nhập, xuất của Tổng cục DTNN.

Căn cứ vào định mức phí Tổng cục DTNN giao, Cục DTNN khu vực Đông Bắc căn cứ vào chi phí thực tế cần thiết để thực hiện bảo quản an toàn lương thực DTQG, tiến hành giao mức phí cho các Chi cục DTNN thực hiện.

Mức phí giao cho Chi cục DTNN là mức phí tối đa để thực hiện bảo quản lương thực DTQG. Các Chi cục DTNN căn cứ vào nội dung chi phí được quy định tại quyết định giao phí, triển khai thực hiện sử dụng phí có hiệu quả, đảm bảo an toàn về hàng hóa, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc thực hiện tiết kiệm phí chủ yếu là phần phí giữ lại trên văn phòng Cục, ngoài việc thanh toán cho các nội dung chi phí quản lý của văn phòng.

Số còn lại được xác định tiết kiệm để bổ sung vào quĩ phúc lợi của đơn vị hoặc sử dụng mua sắm sửa chữa TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn.

Việc quản lý phí định mức hàng DTQG được thực hiện đảm bảo chặt chẽ, với việc quy định mức phí tối đa được chi và quy trình kiểm soát chi phí được xây dựng. Sau khi kết thúc quí, Chi cục DTNN thực hiện thanh toán cho các nội dung chi phí phải lập báo cáo thực hiện gửi cho phòng KTBQ kiểm tra, phê duyệt. Nếu chi sai hoặc chi vượt định mức sẽ bị xuất toán.

Năm 2014 - 2015, thực hiện theo Quyết định số 82/QĐ-TCDT ngày 06/02/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN v/v giao mức phí nhập, xuất và bảo quản hàng DTQG; năm 2016 thực hiện theo Quyết định số 1022/QĐ-TCDT ngày 31/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN quy định mức chi cho các nhóm mục chi bảo quản thường xuyên.

Bảng 2.9: Định mức phí bảo quản lương thực DTQG Nội dung Quyết định 82

(đ/tấn/năm)

Quyết định 1022 (đ/tấn/năm)

Bảo quản thường xuyên thóc 17.127 58.372

Bảo thường xuyên quản gạo 18.330 51.375

Bảo quản ban đầu thóc 221.011 158.087

Bảo quản ban đầu gạo 135.411 101.605

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

* Đánh giá thực trạng công tác quản lý phí bảo quản lương thực DTQG.

Với những nội dung quy định cụ thể được quy định tại Thông tư số 145/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch DTQG và NSNN chi cho DTQG, Quyết định mức chi phí nhập, xuất của Tổng cục DTNN. Cục DTNN khu vực Đông Bắc trong thời gian qua đã tăng cường công tác quản lý chi phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả thực hiện chi phí. Góp phần vào việc thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, có tiết kiệm để đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắt thiết bị phục vụ nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ công chức…

Bảng 2.10. Tình hình tiết kiệm phí bảo quản lương thực DTQG

Nội dung Tiết kiệm

năm 2014 Tiết kiệm

năm 2015 Tiết kiệm

năm 2016 Tiết kiệm

năm 2017 Tiết kiệm năm 2018 Bảo quản thóc 56.519.100 59.601.960 163.441.600 151.767.200 145.930.000

Bảo quản gạo 38.493.000 39.776.100 122.272.500 138.712.500 154.125.000 Bảo quản ban

đầu thóc 71.828.575 53.042.640 141.772.000 63.234.800 55.330.450 Bảo quản ban

đầu gạo 75.830.160 66.351.390 91.444.500 81.284.000 89.412.400

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Theo bảng 2.10, so sánh giữa 02 định mức áp dụng, năm 2014, 2015 thực hiện định mức phí theo Quyết định số 82 và năm 2016 thực hiện định mức theo Quyết định 1022 thì mức tiết kiệm năm 2016 cao hơn khá nhiều.

Nguyên nhân là do định mức theo Quyết định 1022 cao hơn định mức theo Quyết định 82. Quyết định 1022 có quy định chặt chẽ hơn, trong tổng mức phí được chia ra làm 05 nhóm gồm: nhóm chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi sửa chữa kho tàng; chi mua sắm CCDC và chi khác. Việc chia định mức được hưởng theo nhóm mục yêu cầu khi thực hiện không được sử dụng định mức của nhóm mục này chi cho nhóm mục khác.

Quy định này làm cho việc thực hiện gặp khó khăn, nhóm mục cần thiết phải chi thì định mức lại thấp, không đáp ứng yêu cầu (nhóm chi mua sắm CCDC và sửa chữa kho tàng). Trong khi đó nhóm mục chi thanh toán cá nhân và chi nghiệp vụ chuyên môn lại khá cao. Số tiết kiệm chủ yếu từ 02 nhóm mục này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)