Thực trạng hoạt động kiểm tra, báo cáo nhập, xuất lương thực DTQG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC

2.2. Thực trạng hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực ở Cục DTNN khu vực Đông Bắc

2.2.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra, báo cáo nhập, xuất lương thực DTQG

Để hoạt động nhập, xuất lương thực DTQG đem lại hiệu quả cao thì công tác kiểm tra quá trình thực hiện là việc làm cần thiết.

Cục DTNN khu vực Đông Bắc trong những năm qua đã rất quan tâm đến công tác kiểm tra việc thực hiện công tác nhập, xuất tại các Chi cục DTNN trực thuộc. Với đặc thù của ngành, các Chi cục DTNN trải đều trên hai tỉnh, địa bàn hoạt động khá rộng. Chính vì vậy để nắm bắt tốt mọi diễn biến

tình hình của hoạt động hoạt nhập, xuất toàn đơn vị, yêu cầu công tác kiểm tra là hết sức cần thiết.

2.2.5.2. Thực trạng công tác kiểm tra giám sát của Cục DTNN khu vực Đông Bắc

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, năng lực công tác của CBCC, Cục DTNN khu vực Đông Bắc thành lập các tổ công tác thực hiện công tác kiểm tra giám sát theo kế hoạch đã được lập bao gồm kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ và kiểm tra giám sát chuyên đề.

- Công tác kiểm tra giám sát thường xuyên: Đối với mỗi Chi cục DTNN trực thuộc sẽ có 01 cán bộ của phòng kỹ thuật bảo quản; 01 cán bộ phòng tài chính kế toán thực hiện chức năng chuyên quản. Hàng tháng sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo chức năng quản lý của từng phòng. Kết quả của công tác kiểm tra phải được phản ánh vào biên bản làm việc cụ thể và được tập hợp báo cáo về lãnh đạo Cục.

- Công tác kiểm tra định kỳ: Mỗi năm một lần, Cục DTNN khu vực Đông Bắc tổ chức đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động quản lý vật tư hàng hóa dự trữ tại các Chi cục DTNN.

- Công tác kiểm tra theo chuyên đề: gồm kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão; kiêm tra về vệ sinh an toàn lao động ….

Ngoài ra còn tổ chức các buổi kiểm tra giám sát đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc theo đơn thư tố cáo.

2.2.5.3. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát - Những kết quả đạt được:

+ Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mà lương thực nhập kho đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, lượng hao hụt luôn đảm bảo trong định mức cho phép.

+ Công tác kiểm tra được thực hiện đảm bảo kế hoạch của lãnh đạo Cục xây dựng. Cán bộ thực hiện công tác kiểm tra luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, qua công tác kiểm tra đã phát hiện kịp thời những vi phạm chế độ, nguyên tắc, quy định của ngành tại các đơn vị trực thuộc, kịp thời chấn chỉnh.

+ Công tác kiểm tra giúp cho lãnh đạo Cục nắm bắt các hoạt động của đơn vị sâu sát nhất. Nhờ đó phục vụ cho việc ra quyết định trong công tác quản lý đảm bảo phù hợp với thực tế, nâng cao chất lượng công việc.

+ Qua công tác kiểm tra để nắm bắt, đánh giá một cách sát thực nhất về công tác thi đua khen thưởng, đề xuất với lãnh đạo khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chức trách nhiệm vụ. Đồng thời kiểm điểm những đơn vị, cá nhân vi phạm chế độ, nguyên tắc.

- Những hạn chế, khó khăn: Công tác kiểm tra còn chưa đảm bảo về thời gian, có lúc mang tính hình thức; Việc tiến hành kiểm tra còn để xảy ra tranh luận, nhất là đối với công tác kiểm tra thực hiện quy trình quy phạm bảo quản hàng hóa tại các Chi cục.

- Nguyên nhân:

Hệ thống văn bản pháp quy quy định liên quan đến công tác kiểm tra giám sát còn chưa rõ ràng. Cán bộ thực hiện công tác kiểm tra chưa có sự tìm hiểu, nắm bắt sâu về lĩnh vực mình kiểm tra. Chưa nắm bắt được những thay đổi của lĩnh vực kiểm tra giám sát. Việc cập nhật thông tin, kiến thức mới của người thực hiện công tác kiểm tra còn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ;

Do địa bàn quản lý của đơn vị rộng nên việc đi lại, thường xuyên nắm bắt cập nhật của cán bộ thực hiện công tác kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Cán bộ thực hiện công tác kiểm tra giám sát kiêm nhiệm.

2.2.5.4. Thực trạng việc thực hiện công tác báo cáo nhập, xuất lương thực DTQG

Chế độ báo cáo việc thực hiện công tác nhập, xuất được quy định rất chặt chẽ và được phân công cụ thể cho từng cá nhân. Cụ thể:

- Đối với Chi cục DTNN, cuối ngày kế toán phải tổng hợp tiến độ nhập, xuất và báo cáo về phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ bằng điện thoại hoặc email trước 08h sáng ngày hôm sau.

- Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Cục và vụ quản lý hàng dự trữ Tổng cục DTNN.

- Phòng Tài chính kế toán báo cáo tiến độ nhập xuất với vụ Tài vụ quản trị, Tổng cục DTNN để xin cấp vốn (đối với công tác mua nhập) và nộp tiền bán hàng (đối với xuất bán).

- Hàng tháng, Chi cục DTNN phải lập báo cáo nhập, xuất, tồn lương thực DTQG báo cáo Cục, thời gian chậm nhất ngày 05 của tháng sau.

- Cuối quí, lập báo cáo nhập xuất tồn theo (Phụ lục số 06, 07) quy định tại Thông tư 145 gửi Tổng cục Dự trữ Nhà nước trước ngày 20 tháng đầu quý sau (đối với báo cáo quý), trước ngày 25/01 năm sau (đối với báo cáo năm) đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)