Thực trạng công tác quản lý hao hụt lương thực DTQG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC

2.2. Thực trạng hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực ở Cục DTNN khu vực Đông Bắc

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý hao hụt lương thực DTQG

Cục DTNN khu vực Đông Bắc hiện đang thực hiện bảo quản thóc theo phương thức đổ rời trong điều kiện áp suất thấp và bảo quản gạo kín có bổ sung khí Nitơ, CO2.

Trong hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực, công tác quản lý hao hụt lương thực DTQG là một trong những nội dung quan trọng. Việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả mức hao hụt lương thực DTQG khi xuất kho góp phần vào việc quản lý tốt nguồn vốn DTNN giao.

Về thẩm quyền, Cục trưởng Cục DTNN khu vực Đông Bắc quyết định việc xuất lương thực DTQG trong các trường hợp hao hụt sau khi xác định rõ nguyên nhân và làm đầy đủ các thủ tục xử lý hàng DTQG theo quy định. Cục trưởng Cục DTNN phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với các trường hợp xuất lương thực DTQG nêu trên và báo cáo kết quả về Tổng cục DTNN để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

Thực trạng về áp dụng định mức hao hụt đối với lương thực DTQG giai đoạn 2014-2018:

Định mức hao hụt đối với thóc và gạo DTQG áp dụng theo Thông tư số 161/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về định mức hao hụt hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý. Cụ thể:

- Định mức hao hụt thóc bảo quản đổ rời trong điều kiện áp suất thấp.

Bảng 2.11. Định mức hao hụt thóc DTQG

TT Thời gian bảo quản Định mức

(%) Ghi chú

1 Từ 01 tháng đến 03 tháng 0,3

2 Từ > 03 tháng đến 06 tháng 0,5

3 Từ > 06 tháng đến 09 tháng 0,7

4 Từ > 09 tháng đến 12 tháng 0,9

5 Từ > 12 tháng đến 18 tháng 1,2

6 Từ > 18 tháng đến 24 tháng 1,4

7 Trên 24 tháng: cộng thêm/tháng 0,03

(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản)

- Định mức hao hụt đối với gạo bảo quản kín (bổ sung N2, CO2).

Bảng 2.12: Định mức hao hụt gạo DTQG

TT Thời gian bảo quản Định mức hao hụt (%)

1 Dưới 12 tháng 0,05

2 Từ 12 tháng đến 18 tháng 0,058

3 Trên 18 tháng 0,066

(Nguồn: Phòng kỹ thuật bảo quản) Việc quản lý hao hụt đối với lương thực DTQG thực chất là kết quả cuối cùng của cả một quá trình từ khi nhập kho, bảo quản và xuất kho.

* Quy trình quản lý hao hụt lương thực DTQG tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc (đối với cả thóc và gạo) như sau:

- Xác định lượng hao hụt thực tế:

Trước khi xuất kho lần cuối của ngăn kho, Chi cục DTNN phải thành lập hội đồng tịnh kho trước khi xuất dốc kho (xuất hết kho). Xác định số lượng xuất lũy kế đến thời điểm tịnh kho, số lượng còn lại phải xuất theo sổ sách rồi mới tiến hành xuất kho trước sự giám sát của hội đồng. Lượng hao hụt thực tế sẽ là lượng tồn kho theo sổ sách trừ đi tổng số lượng đã xuất của một ngăn kho và được phản ánh vào biên bản tịnh kho của Chi cục.

Kết thúc đợt xuất kho, bộ phận Kỹ thuật bảo quản tổng hợp số lượng hao hụt của các ngăn kho đã xuất kèm theo biên bản họp của đơn vị và tờ trình đề nghị xét dôi hao.

- Xử lý hao hụt:

Cục DTNN khu vực Đông Bắc thành lập hội đồng xử lý hao hụt vật tư hàng hóa dự trữ. Căn cứ vào số liệu các Chi cục DTNN trực thuộc gửi lên và định mức hao hụt hiện hành để xem xét. Đối với các ngăn kho có số lượng hao hụt trong định mức được Cục trưởng Cục DTNN khu vực Đông Bắc ra quyết định xử lý hao được phép thanh lý và tiến hành ghi giảm nguồn vốn dự trữ. Đối với các ngăn kho có lượng hao hụt lớn hơn định mức cho phép, Cục trưởng Cục DTNN ra quyết định hao được phép thanh lý và giảm vốn dự trữ

đối với số lượng được hưởng tối đa theo định mức. Số hao hụt còn lại được đưa vào phần hao hụt vượt định mức phải bồi hoàn.

Những thủ kho có lượng hao hụt trong định mức sẽ được khen thưởng từ quĩ phúc lợi của Cục, những thủ kho có lượng hao hụt vượt định mức, ngoài việc phải bồi hoàn toàn bộ lượng hao hụt vượt định mức trên, tùy theo tính chất, số lượng mà Cục trưởng Cục DTNN khu vực Đông Bắc xem xét ra quyết định kỷ luật tương ứng. Đồng thời phải chịu đánh giá về thi đua đối với năm đó.

Số liệu hao hụt lương thực DTQG của Cục DTNN khu vực Đông Bắc phản ánh như sau:

Bảng 2.13: Tình hình hao hụt trong bảo quản lương thực DTQG

TT Mặt hàng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ

hao hụt BQ (%)

Tháng BQ (tháng)

Tỷ lệ hao hụt BQ (%)

Tháng BQ (tháng)

Thán g BQ

(tháng )

Tỷ lệ hao hụt BQ (%)

Thán g BQ (thán

g)

Tỷ lệ hao hụt BQ (%)

Tháng BQ

Tỷ lệ hao

hụt BQ (%) 1 Xuất

thóc 1,35 24 1,40 26 24 1,38 28 1,42 29 1,51 2 Xuất

gạo 0,05 12 0,056 15 14 0,055 12 0,05 16 0,058

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật bảo quản) - Những kết quả đạt được.

Theo số liệu tại bảng 2.13, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, toàn bộ lượng lương thực DTQG xuất kho đều có lượng hao hụt trong định mức. Như vậy đối chiếu bảng định mức hao hụt ở trên với tỷ lệ hao hụt thực tế tại các kho dự trữ lương thực ta thấy phần lớn lượng thóc dự trữ đều có tỷ lệ hao hụt không vượt quá định mức hao hụt cho phép. Điều đó cho thấy chất lượng của công tác bảo quản lương thực tại các kho dự trữ được thực hiện tốt, đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng của thóc dự trữ.

- Nguyên nhân: Do những năm gần đây, Cục DTNN khu vực Đông Bắc đã nâng cao trách nhiệm của đội ngũ thủ kho trực tiếp bảo quản vật tư hàng

hóa DTQG, từ công tác bảo quản ban đầu kho nhập, công tác kiểm tra chất lượng khi nhập kho đến quy trình quy phạm bảo quản thường xuyên đều được chú trọng.

Ngoài ra, việc kịp thời khen thưởng, động viên những thủ kho có thành tích tốt và có những hình thức kỷ luật đối với thủ kho có lượng hao hụt vượt định mức cũng làm cho công tác quản lý hao hụt được nâng cao rõ rệt.

Một nguyên nhân quan trọng hàng đầu, đó là việc lựa chọn, áp dụng công nghệ bảo quản lương thực DTQG, nhất là đối với thóc DTQG. Hiện nay, Cục DTNN khu vực Đông Bắc áp dụng công nghệ bảo quản thóc đổ rời, trong điều kiện áp suất thấp và bảo quản gạo bổ sung khí Nitơ, CO2. Đây là những công nghệ ưu việt nhất đối với bảo quản lương thực DTQG.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)