Những điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC TẠI CỤC DTNN KHU VỰC ĐÔNG BẮC

3.3. Những điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp trên

Trong thời gian tới đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm bố trí tăng cường nguồn lực cho DTQG, để bố sung quy mô DTQG nhất là các mặt hàng phục vụ nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ an ninh, quốc phòng để sẵn sàng, chủ động đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách để hoạt động DTQG ngày càng nề nếp, chuyên nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc xuất cấp, quản lý và sử dụng hàng DTQG tại các bộ, ngành, các địa phương đảm bảo đúng đối tượng, nâng cao hiệu quả xã hội của hoạt động DTQG.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về DTQG, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức của các cấp các ngành đối với công tác DTQG, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực DTQG".

Quản lý của Nhà nước đối với hoạt động DTQG nói chung và mặt hàng lương thực vận hành trong cơ chế thị trường là vấn đề đặc biệt phải được quan

tâm. Nhà nước cần phải xây một hệ thống quản lý đồng bộ, vừa đảm bảo được vai trò của DTQG, vừa tuân thủ được các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường như quy luật giá cả, quy luật cung cầu.

Điều chỉnh, bổ sung kịp thời cũng như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lương thực DTQG cho phù hợp với tình hình mới. Chẳng hạn cần ban hành các văn bản về chế độ quản lý tài chính, khung giá, mức giá, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kĩ thuật… Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, xác định được rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động dự trữ lương thực quốc gia.

Thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện hoạt động dự trữ lương thực quốc gia. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất, cơ chế khoán và khen thưởng đối với các chi cục, đơn vị có thành tích tốt trong hoạt động DTQG về lương thực cũng như sự sáng tạo của các cán bộ, công nhân viên. Song song với việc tổ chức khen thưởng cũng cần xử ý nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong hoạt động dự trữ lương thực.

3.3.2. V phía B Tài chính

- Trong thời gian tới, để tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại các bộ, ngành, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) với vai trò quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia sẽ đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành để tập trung triển khai xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về DTQG, đặc biệt là quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

- Tạo điều kiện về kinh phí cho việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, hệ thống kho tàng, công nghệ bảo quản lương thực, cần ưu tiên vốn cho việc xây dựng các kho hiện đại, đầu tư để áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và bảo quản lương thực, cần có lộ trình phù hợp với tiến trình đổi mới lương thực DTQG. Tạo điều kiện về kinh phí và cơ chế cho việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, nghiên cứu dự báo, nhân viên, các thủ kho bảo quản.

- Bộ Tài chính căn cứ vào chiến lược dự trữ lương thực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chủ trì, phối hợp với với các Bộ, ngành khác tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời tổng hợp dự toán ngân sách Nhà nước chi cho dự trữ lương thực DTQG trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp vốn đảm bảo kịp thời.

- Ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật DTQG và các nội dung nghiệp vụ có liên quan. Điều chỉnh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật DTQG. Quan tâm, đảm bảo cơ sở vật chất và nguồn lực ngân sách cho các hoạt động thi hành pháp luật về DTQG.

- Trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cần tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia ở cấp cao hơn, mở rộng các hình thức hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học để các sản phẩm nghiên cứu khoa học có chất lượng và ứng dụng sâu rộng. Đặc biệt, sẽ tăng cường áp dụng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học gắn liền với chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho và bảo quản.

3.3.3. V phía Tng cc DTNN

Nằm trong chiến lược phát triển của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Theo đó, tiềm lực dự trữ quốc gia sẽ được tăng cường, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, trên cơ sở các danh mục mặt hàng đã được quy định, Tổng cục DTNN tập trung rà soát, sắp xếp, hoàn thiện về cơ cấu danh mục hàng DTQG theo hướng tập trung vào những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, quan trọng, không dàn trải; tập trung nguồn lực tăng các danh mục để đáp ứng mục tiêu của DTQG nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng an ninh, góp phần phục vụ an sinh xã

hội, vừa tận dụng các nguồn lực để tăng quy mô hàng DTQG. Trong giai đoạn từ 2010-2015, quy mô hàng DTQG đã tăng gấp 3 lần so với năm 2008.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; tiếp cận, tìm kiếm, áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến của các nước trong khu vực nhằm hiện đại hóa công nghệ bảo quản, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế - xã hội của Việt Nam nhằm bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia và nâng cao hiệu quả công tác bảo quản. Trước hết, tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực đặc thù như:

- Ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến với mục tiêu kéo dài thời hạn lưu kho, giảm tỷ lệ hao hụt, bảo đảm chất lượng hàng hóa, nâng cao giá trị thương phẩm; Hoàn thiện công nghệ bảo quản hiện hành đối với hàng dự trữ quốc gia, chú trọng với mặt hàng lương thực dự trữ quốc gia;

- Đánh giá sự phù hợp và khả năng triển khai công nghệ bảo quản thóc mới; xác định thời gian lưu kho (thời gian tối đa từ lúc nhập đến lúc xuất) bảo quản hàng dự trữ quốc gia đối với từng mặt hàng;

- Hoàn chỉnh hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ, phù hợp hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

- Triển khai mở rộng công nghệ bảo quản mới do nước ngoài chuyển giao đối với thóc (công nghệ bảo quản lạnh), tại các điểm kho mới được đầu tư xây dựng tiên tiến, hiện đại tại các Cục DTNN khu vực.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, cùng với việc thực hiện Luật DTQG, Tổng cục DTNN cần đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu, định hướng trong Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 đã đề ra; đưa quy mô DTQG đạt 1 - 1,5%/GDP; danh mục, số lượng, chất lượng hàng DTQG luôn phải được đảm bảo để Chính phủ có thể can thiệp khi có tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra, kịp thời đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Cùng với đó là việc rà soát, sắp xếp và đổi mới cơ cấu danh mục mặt hàng DTQG, theo hướng loại bỏ một số mặt hàng có thời hạn bảo quản ngắn, công nghệ lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu DTQG trong tình hình mới.

Tổng cục DTNN sẽ tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật về DTQG, kịp thời phát hiện những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn để trình cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tập trung nghiên cứu, trình Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các nghiệp vụ về DTQG; đặc biệt là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng DTQG thay thế cho các quy chuẩn kỹ thuật không còn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo phù hợp với các quy định chung của các bộ, ngành khác đã ban hành như quy định về đăng kiểm, kiểm tra chất lượng.

Tập trung đầu tư đối với các kho tuyến đảm bảo phù hợp, tập trung mang định hướng dài hạn. Tạo điều kiện để áp dụng những công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại của thế giới.

Tổng cục DTNN tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về DTQG cũng như đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển ngành, ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật tại các Cục DTNN khu vực; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo nguồn lực về nhân lực, tài chính, ngân sách và nâng cao hiệu quả điều hành, thực hiện các quy định pháp luật về DTQG.

3.3.4. V phía thành y, UBND thành ph Hi Phòng

Tạo điều kiện cho công tác mở rộng đất quy hoạch các vùng kho tuyến trọng điểm của Cục DTNN khu vực Đông Bắc. Đặc biệt ưu tiên đến công tác cấp đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng mở rộng điểm kho Cao Minh, Chi cục DTNN Vĩnh Tiên.

Chỉ đạo thống nhất các quan điểm của thành ủy, UBND thành phố về hỗ trợ, tạo điều kiện cho Cục DTNN khu vực Đông Bắc đối với các cơ quan liên quan như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường …

Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện đối với công tác nhập xuất kho, đặc biệt là công tác mua thóc DTQG.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)