Biện pháp để thực hiện tốt hoạt động dự trữ lương thực tại Cục DTNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 86 - 92)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC TẠI CỤC DTNN KHU VỰC ĐÔNG BẮC

3.2. Biện pháp để thực hiện tốt hoạt động dự trữ lương thực tại Cục DTNN

3.2.1. Nâng cao cht lượng đội ngũ cán b công chc

Một là, tăng cường phối hợp triển khai liên kết tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức của đơn vị.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức đoàn thể và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Cục DTNN khu vực Đông Bắc không ngừng nâng cao chất lượng công tác và hiệu quả hoạt động. Đầu tư nguồn kinh phí nhất định phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC hàng năm. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các ngành mũi nhọn: nghiệp vụ quản lý, bảo quản chất lượng hàng hóa dự trữ, ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản, ứng dụng tin học trong quản lý.

- Cần sớm có chính sách và biện pháp phù hợp trong quá trình sử dụng nhân lực, trọng dụng người giỏi, chống tình trạng “chảy máu chất xám”. Cần xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển nhân lực, xác định được xu hướng, thách thức trong tương lai và dự báo nguồn nhân lực theo cơ cấu ngành nghề của đơn vị.

- Hàng năm, lãnh đạo Cục quan tâm chỉ đạo thực hiện việc tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo theo các chuyên đề về nghiệp vụ của ngành, từ đó tạo điều kiện cho các công chức trong đơn vị có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các Phòng và các Chi cục hoặc với các Cục DTNN của địa phương khác thuộc Tổng cục DTNN.

- Lãnh đạo các cấp chỉ đạo, kiểm tra, phân công lãnh đạo các phòng nghiệp, Trưởng Chi cục và các Trưởng bộ phận phải xây dựng bản mô tả công việc và bản phân tích công việc trong từng lĩnh vực hoạt động của từng bộ phận để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và thực hiện công việc được giao.

- Lãnh đạo các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo, phân công các cán bộ có trình độ chuyên môn cao hoặc người có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn cho công chức mới tuyển dụng hoặc công chức có năng lực trình độ chuyên môn thấp.

- Có cơ chế khen, thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời đối với các công chức hăng hái, nhiệt tình tham gia công tác học tập có kết quả cao, nâng cao ý thức thức trách nhiệm và việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc đang đảm nhận làm năng suất lao động.

- Quan tâm giải quyết tốt chế độ tiền thu nhập ngoài lương, chế độ phúc lợi đối với công chức trong toàn đơn vị để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tạo động lực cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.2. Đổi mi và nâng cao công tác t chc, qun lý lc lượng cán b ti các kho d tr lương thc

- Đội ngũ cán bộ công chức tại các kho dự trữ lương thực đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực quốc gia. Vì vậy

để nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực quốc gia cần phải đổi mới, nâng cao công tác tổ chức và quản lý lực lượng này. Cụ thể:

- Trước hết phải bồi dưỡng cho cán bộ công chức về mặt tư tưởng. Cán bộ công chức phải xác định đúng đắn vai trò, vị trí của mỗi cá nhân trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, tận tâm tận lực với công việc được giao.

- Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tuyển dụng mới thông qua công tác tổ chức thi tuyển nhằm tuyển được đội ngũ nhân viên có đủ trình độ chuyên môn phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tiến hành phân loại cán bộ, công chức, đánh giá đúng nhu cầu và gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ. Hàng năm, phải xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức theo đối tượng, trên cơ sở đó xác định nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, cụ thể:

+ Đối với công chức chuyên môn: Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ Khoa học và Công nghệ đi đào tạo nâng cao kiến thực chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu ứng dụng. Các đơn vị tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm khoa học được học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, khảo sát thực tế việc triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ nói chung, công nghệ bảo quản nói riêng.

+ Đối với các thủ kho bảo quản: Cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới đặc biệt là việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, các công nghệ bảo quản mới.

+ Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý: Cần phải thường xuyên tự học tập, nâng cao nhận thức, tích cực cập nhật kiến thức mới. Cử cán bộ quản lý tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp; Đột phá trong quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý, xóa bỏ tư duy “sống lâu lên lão làng” nhằm tạo ra cơ hội bình đẳng cho cán bộ công chức có đủ năng lực, trình độ trong bộ máy lãnh đạo quản lý.

- Xây dựng chính sách hỗ trong công tác nghiên cứu để khuyến khích những cán bộ có tâm huyết nghiên cứu những giải pháp, công nghệ mới trong hoạt động DTQG.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm chủ, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý nhằm đạt hiệu quả quản lý cao nhất.

3.2.3. Đổi mi hot động mua bán lương thc DTQG

Đổi mới phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng với những yêu cầu khá lỏng về tiêu chuẩn khách hàng với mục tiêu là bất cứ đối tượng nào có thóc và có nhu cầu mua bán có thể tiếp cận được với hoạt động nhập xuất của đơn vị DTQG, nhằm hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ lương thực. Tuy nhiên hiện nay, đối tượng mua bán thóc DTQG chủ yếu là các tổ chức, cá nhân có chức năng kinh doanh lương thực thực hiện. Do sản lượng thóc của Hải Phòng những năm gần đây giảm sút nhiều do công nghiệp phát triển. Nông dân tiến hành chuyển đổi giống cây trồng.. vì vậy sản lượng thóc gạo thấp. Cộng với việc chất lượng thóc của bà con nông dân không đảm bảo về yêu cầu chỉ tiêu về lương thực DTQG. Mặt khác, giống lúa canh tác chủ yếu của nông dân trên địa bàn tỉnh thường là lúa có chất lượng cao, không thuộc loại thóc DTQG tổ chức thu mua. Vì vậy phương thức mua lẻ trực tiếp của bà con nông dân không thực hiện được và không còn phù hợp với thực tiễn.

Đổi mới về cách thức lựa chọn khách hàng trong cả nhập và xuất lương thực dự trữ, nhất là đối với mặt hàng thóc dự trữ. Cục DTNN khu vực Đông Bắc cần tổ chức đánh giá năng lực đối với tổ chức cá nhân mua lương thực DTQG nhằm loại bỏ những tổ chức, cá nhân yếu kém. Tránh tình trạng những tổ chức cá nhân lợi dụng hoạt động nhập xuất lương thực DTQG để theo quan điểm “xí phần” để hưởng chênh lệch giá nếu thuận lợi và chấp nhận bị phạt hợp đồng khi gặp bất lợi, gây trở ngại cho việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.

3.2.4. Đổi mi vic quy hoch, b trí mng lưới kho d tr lương thc Kho dự trữ lương thực sẽ ảnh hưởng tới công tác bảo quản cũng như hoạt động nhập - xuất lương thực quốc gia. Vì vậy việc quy hoạch, bố trí mạng lưới kho hợp lý sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực quốc gia. Muốn vậy cần:

Một là: Quy hoạch lại hệ thống kho tàng lương thực DTQG tại các Chi cục DTNN trực thuộc. Việc phân bố kho lương thực DTQG phải gắn với quy hoạch chung của Tổng cục DTNN. Đồng thời nó phải đảm bảo tính tập trung nhưng thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động lương thực DTQG.

Hai là: Trên cơ sở định hướng về tổng mức dự trữ lương thực, cân đối với quỹ kho hiện tại để cố gắng từng bước không áp dụng những kho có tích lượng nhỏ (dưới 3000 tấn) và những kho bố trí không phù hợp với việc thực hiện hoạt động lương thực DTQG. Trong điều kiện định mức đầu tư được duyệt, khi xem xét tổ chức hệ thống kho, ngoài việc phải bảo đảm thuận tiện trong quản lý nhập xuất lương thực, đáp ứng kịp thời các nhu cầu nhiệm vụ, việc xây mới cần phải tính tới tích lượng kho. Tích lượng kho phải đủ lớn để có thể từng bước cơ khí hoá, tự động hoá vào công nghệ quản lý và triển khai các công nghệ bảo quản tiên tiến như bảo quản khối hạt tự động…

Ba là: Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, hệ thống kho lương thực DTQG, hình thành các kho tuyến hiện đại với công suất từ 10.000 – 20.000 tấn/điểm kho. Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kho của các điểm kho Thủy Nguyên, Cao Minh. Đầu tư trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại, đủ điều kiện để thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý hàng DTQG.

Bốn là: Tiến hành thanh lý những điểm kho nhỏ lẻ không còn phù hợp với việc bảo quản, xuất nhập hoặc những điểm kho có tích lượng lớn nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng và không cần thiết với nhu cầu dự trữ lương thực của vùng chiến lược.

3.2.5. Nâng cao cht lượng công tác bo qun lương thc

Công tác bảo quản lương thực sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng lương thực DTQG. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực thì việc

đầu tư, chú trọng tới chất lượng công tác bảo quản là việc làm vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Áp dụng các công nghệ, quy trình, quy phạm bảo quản tiên tiến để giảm chi phí, hạ thấp tỷ lệ hao hụt. Nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các giải pháp phòng trừ đối với sinh vật gây hại trong bảo quản lương thực DTQG. Hoàn thiện công nghệ bảo quản, cách ly tối đa sự tác động của môi trường, hạn chế sử dụng các vật liệu, thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên bảo quản. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên bảo quản để họ biết cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại, biết áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến.

- Xây dựng định mức khoán hao hụt trong thời gian lưu kho để nâng cao trách nhiệm bảo quản đối với các thủ kho.

- Tối ưu hoá các điều kiện bảo quản cho mỗi vùng sinh thái, hiện đại hoá phương tiện, công cụ, kĩ thuật bảo quản nhằm giảm chi phí bảo quản, giảm tỷ lệ hao hụt thóc, gạo, tăng thời gian lưu kho lương thực. Cụ thể:

* Đối với thóc:

- Lựa chọn vật liệu có tính ưu việt hơn các biện pháp truyền thống cũ thay thế cho kê lót kho chứa, tăng cường khả năng chống ẩm và thoát nhiệt.

Trong các loại vật liệu nên tìm hiểu khả năng sử dụng ván công nghiệp, vật liệu compsit kết hợp với các giải pháp tạo kết cấu chống ẩm và bức xạ cho kho chứa thóc.

- Mở rộng dụng biện pháp thông gió cưỡng bức bằng cách đặt hệ thống thông gió cố định cho kho chứa lương thực theo công nghệ bảo quản thoáng có điều tiết khí hậu.

- Hiện tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc đang thí điểm áp dụng công nghệ bảo quản thóc đóng bao trong môi trường áp suất thấp. Bước đầu đã cho thấy những lợi ích, hiệu quả nhất định. Phương hướng phấn đấu đưa công nghệ bảo quản thóc đóng bao trong điều kiện áp suất thấp vào bảo quản lương

thực DTQG, đến năm 2019 tỷ lệ thóc đóng bao bảo quản trong điều kiện áp suất thấp đạt 50% số lượng thóc DTQG. Năm 2020 đưa công nghệ bảo quản đóng bao vào áp dụng 100% đối với thóc DTQG.

* Đối với gạo:

- Hoàn thiện công nghệ bảo quản gạo trong lô hàng kín có bổ sung khí trơ, trước mắt sử dụng khí N2, CO2.

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ bảo quản gạo trong môi trường yếm khí với các lô gạo lớn có độ dày màng phủ thích hợp.

- Bổ sung các vật liệu mới, có tính ưu việt tạo độ kín cho lô hàng gạo, ngoài việc sử dụng màng PVC, chú trọng tới việc tạo màng PP, HDPE, PE.

- Từng bước áp dụng giải pháp cơ giới hoá khâu bốc xếp trong bảo quản thóc, gạo bằng cách sử dụng băng tải di động và thiết bị vận chuyển nâng hạ di động nhằm làm giảm chi phí bốc dỡ khi nhập xuất lương thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)