Thực trạng hệ thống kho dự trữ lương thực tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC

2.2. Thực trạng hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực ở Cục DTNN khu vực Đông Bắc

2.2.4. Thực trạng hệ thống kho dự trữ lương thực tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc

Kho dự trữ có một ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo quản tốt lương thực DTQG. Kho dùng trong bảo quản lương thực DTQG tại Cục DTNN khu vực Đông Bắc chủ yếu gồm 3 loại hình kho chính là: Kho mái có vòm cuốn (kho cuốn), kho A1 mái ngói, mái tôn (kho A1) và kho khung tiệp. Các loại kho này có kiến trúc tương đối kiên cố, khả năng chống chịu bão, lụt tốt nhưng khả năng chống thấm, dột, cách ẩm và chống bức xạ nhiệt còn chưa tốt. Phần lớn kho phải kê, lót sàn kho, tường kho bằng các vật liệu để cách ẩm. Cửa kho có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của chim, chuột và các loại côn trùng. Điều kiện tiểu khí hậu trong kho còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và khí hậu bên ngoài. Hơn nữa côn trùng, nấm bệnh và các sinh vật khác có thể tồn tại ở trong kho từ năm này qua năm khác. Như vậy hệ thống kho DTQG chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo quản lương thực DTQG có chất lượng tốt trong thời gian dài.

Cục DTNN khu vực Đông Bắc đóng trên địa bàn 02 tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh do 05 Chi cục DTNN trực thuộc quản lý. Trong đó tổng số kho lương thực chứa được khoảng trên 20.000 tấn.

Biểu 2.14: Tổng hợp về số liệu kho tàng theo đơn vị quản lý

S T T

Tên đơn vị Điểm kho

Dãy nhà kho

Tổng số ngăn kho Tổng

số

Kho Tiệp

Kho A1

Kho cuốn

1 Chi cục DTNN Hải An 01 05 11 02 09 0

2 Chi cục DTNN Kiến An 08 22 89 01 26 62

3 Chi cục DTNN Vĩnh Tiên 03 09 51 0 19 28

4 Chi cục DT Thủy Nguyên 02 05 20 0 20 0

5 Chi cục DT Quảng Ninh 01 03 16 0 16 0

Tổng số 15 44 187 03 90 90

(Nguồn: Bộ phận xây dựng cơ bản – Phòng Tài chính kế toán)

* Đánh giá về thực trạng kho tàng:

Hệ thống kho tàng chủ yếu là kho lương thực cũ, được xây dựng từ những năm 1958 - 1970. Một số dãy kho A1 Mái tôn được xây dựng mới vào năm 1989 – 1992 cũng đã bị xuống cấp. Tỷ trọng hệ thống kho mới xây dựng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo quản hàng hóa nhỏ.

Tuy một số hạng mục ở một số dãy kho tập trung và thường xuyên thực hiện nhập, xuất hàng dự trữ, được đầu tư sửa chữa lớn. Nhưng do kinh phí hạn hẹp nên công tác sửa chữa không đồng bộ nên cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác nhập xuất hàng DTQG. Các kho nhỏ lẻ không thường xuyên nhập xuất hàng dự trữ không được đầu tư sửa chữa thường xuyên đã xuống cấp nghiêm trọng, một số kho không thể sử dụng được như kho Mỹ Đức, kho Đồng Thái, kho Phương Lung (Chi cục Kiến An); kho Minh Đức (Chi cục Vĩnh Tiên); kho Rực Liễn ( Chi cục Thủy Nguyên).

Thực tế đánh giá về tổng thể, hệ thống kho tàng của Cục DTNN khu vực Đông Bắc rất phân tán, manh mún, nhỏ lẻ. Do điều kiện lịch sử, đa số các kho dự trữ lương thực đều có tích lượng nhỏ (hơn 46,6% các kho có tích lượng dưới 3.000 tấn). Hệ thống các kho này chủ yếu là các kho được xây dựng từ những năm 1958-1970 nên thường đơn giản, không đồng bộ, thiếu hạ tầng và hiện đã có nhiều kho xuống cấp nghiêm trọng. Các điểm kho phân tán

nên vừa khó quản lý vừa lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực. Chất lượng của các kho đã xuống cấp như hệ thống kho mái ngói đã bị mọt, vỡ; các kho mái tôn đến thời kỳ bị mọt thủng nhiều chỗ dẫn đến nhiều kho bị dột khi có mưa. Hệ thống trần kho để cách nhiệt được thiết kế và xây dựng bằng phương pháp trát vôi rơm (đối với toàn bộ kho A1 mái tôn và kho khung tiệp xây dựng những năm 1990) do bị nước mưa nên đã bị mục nát rơi vỡ, không đảm bảo cho tác dụng cách nhiệt và phòng chống sinh vật hại xâm nhập vào trong kho. Hệ thống xà gồ gỗ lâu năm cũng đã bị mọt gãy rất nhiều.

Mặt khác, do kho được xây dựng từ lâu nên địa hình kho có nơi không đảm bảo về giao thông. Phương tiện vận tải lương thực nhập xuất hiện nay thường sử dụng các loại phương tiện vận tải có trọng tải lớn. Vì vậy có kho dự trữ đường vào kho hẹp, các xe vận tải lớn không thể ra vào được như kho Mỹ Đức, kho Đồng Thái (Chi cục DTNN Kiến An); kho Minh Đức (Chi cục DTNN Vĩnh Tiên). Vì vậy những năm qua, hệ thống những kho này không sử dụng để chứa lương thực dự trữ.

Tiến hành khảo sát kho tại các Chi cục DTNN trực thuộc ta thấy như sau:

Biểu 2.15: Tình hình kho lương thực tại các Chi cục DTNN trực thuộc

TT Chi cục DTNN Số điểm

kho

Tổng lượng (tấn)

% kho xây dựng trước 1975

Số điểm kho >=

3.000 tấn

Kho không sử dụng cần thanh lý Số điểm

kho Tỷ lệ (%)

1 Hải An 01 8.040 01 0 0

2 Kiến An 08 15.400 95 03 03 37,5

3 Vĩnh Tiên 03 8.200 100 01 01 33,3

4 Thủy Nguyên 02 10.000 20 01 01 50

5 Quảng Ninh 01 6.000 01 0 0

(Nguồn: Phòng kế hoạch và quản lý hàng dự trữ) Theo bảng 2.15 ta thấy mỗi Chi cục DTNN có nhiều điểm kho, tích lượng bình quân mỗi điểm kho tương đối nhỏ, chỉ vào khoảng 2.000 đến 3.000 tấn. Số kho có tích lượng nhỏ hơn 3.000 tấn chiếm tới 46,6%. Điều này nói lên tính phân tán, manh mún trong hệ thống kho DTQG vốn thích hợp với

điều kiện thời chiến nhưng hoàn toàn không phù hợp với điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ chế quản lý DTQG trong điều kiện mới. Đa phần các kho đều được xây dựng trước năm 1990, có đến 33,3% các điểm kho cần phải thanh lý do không còn sử dụng.

Hệ thống các kho dự trữ mặc dù từ lâu đã nhận thấy rõ sự bất cập trong tổ chức mạng lưới kho, song do điều kiện lịch sử, sự hạn chế trong vốn đầu tư và thiếu sự quy hoạch tổng thể nên vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Đặc điểm này dẫn đến tình trạng khó khăn, phức tạp trong quản lý, vừa lãng phí trong việc sử dụng lao động do đơn vị vẫn phải bố trí mỗi điểm kho từ 2 đến 3 cán bộ công chức làm nhiệm vụ bảo vệ. Điều này dẫn đến lãng phí về chi phí quản lý hành chính vì vẫn phải duy trì chi phí tối thiểu cho hoạt động của các kho không chứa hàng này như điện, nước, thông tin liên lạc…

Hiện nay, trực tiếp thực hiện công tác bảo quản, bảo vệ mặt hàng lương thực tại các kho là lực lượng cán bộ công chức là thủ kho bảo quản và bảo vệ chuyên trách. Nếu quy mô các điểm kho không lớn sẽ rất khó khăn trong việc bố trí, sử dụng công chức. Do chế độ làm việc hiện nay là 40 giờ/tuần nên để bố trí bảo vệ 1 điểm kho lương thực nào đó 24/24 giờ thì cần ít nhất 02 cán bộ công chức. Trong điều kiện quy mô các điểm kho không lớn như hiện nay nếu bố trí bảo vệ chuyên trách thì riêng lực lượng này cần phải tới 30 cán bộ, công chức chiếm 18,2% tổng số CBCC trong toàn Cục. Nếu không bố trí bảo vệ chuyên trách, vấn đề bảo vệ an toàn kho DTQG không được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)