CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.8 Ảnh hưởng của hai giới trong nông nghiệp và trong phát triển nông
thôn
2.1.8.1 Sự phát triển nông thôn ở Việt Nam
Khoảng 3/4 tổng dân số Việt Nam sống ở nông thôn, 2/3 trong số họ sống dựa vào nông nghiệp (UN Việt nam, 1999). Kể từ sau chính sách đổi mới năm 1986, sản xuất lương thực đã được tăng lên đáng kể nhưng sự nghèo đói ở nông thôn và sự thiếu an toàn lương thực vẫn ở tỉ lệ cao. Nông thôn giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đây là lĩnh vực sản xuất và cung cấp những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người. Trước đây, vị trí nông thôn chưa được nhận thức đầy đủ, thậm chí một số nước trong quá trình phát triển kinh tế còn phạm sai lầm là không quan tâm đến nông nghiệp và nông thôn, gây hậu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội cả về môi trường lẫn nhân
15
văn. Nhưng vào những năm cuối thế kỷ XX, ở hầu hết các nước, sự phát triển nông nghiệp nông thôn ngày càng được chú ý hơn và trở thành chiến lược phát triển của mỗi nước. Phát triển nông nghiệp nông thôn được khẳng định là điểu kiện quạn trọng để đẩy nhanh nhịp độ phát triển ở mỗi quốc gia. Thực tế hiện nay cho thấy, qua xem xét 171 nước trên thế giới có đến 80 nước đang thiếu lương thực. Tình trạng nghèo đói, nạn suy dinh dưỡng là vấn để mang tính toàn cầu và là mối quan tâm của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế.
Những nước có ngành nông nghiệp nông thôn phát triển vững chắc thì đạt được những bước ổn định về kinh tế. Cùng với sự ra đời thị trường hiện đại, nông
thôn không những cung cấp lương thực, thực phẩm, những sản phẩm tối thiểu
cần thiết cho đời sống con người, cung cấp những nguyên liệu cho nông nghiệp mà còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công nghiệp và các ngành khác. Đồng thời nó liên quan trực tiếp đến vấn để môi trường, vấn để bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai, rừng, biển... Và vấn để đang được quan tâm hơn nữa là tình trạng nguồn nhân lực ở nông thôn, vấn để giải quyết việc làm cho người dân dang là vấn dé bức bách, nóng bỏng của các chính quyền quốc gia.
2.1.8.2 Hình tượng người phụ nữ nông thôn Việt Nam
Những người phụ nữ nông thôn thường không ý thức được quyền hợp pháp bởi vì trình độ thấp kém của họ (so với phụ nữ thành thị) và thiếu sự tiếp cận thông tin. Họ làm việc trung bình 12,5 giờ mỗi ngày mỗi ngày và ở miền Bắc - Trung Bắc hay ở các vùng núi họ phải làm việc đến 14 giờ mỗi ngày. Nếu họ còn độc thân thì thời gian làm việc có thể tăng lên 16 giờ mỗi ngày (Tran và Le - 1997), Điều này đã làm cho phụ nữ có rất ít thời gian để tham dự các hoạt động xã hội, nghe đài hoặc đọc báo nhằm nâng cao kiến thức của họ về luật pháp và
học hỏi những kỹ thuật mới phục vụ sản xuất mà diéu này thường do nam giới đảm nhận.
Những nhà nghiên cứu nông thôn cho biết rằng vai trò người phụ nữ thường mờ nhạt ở nông thôn. Nhiều người đã cho rằng chỉ những người đàn ông trong gia đình mới là một nông dân chính gốc. Theo nghiên cứu về giới và nông nghiệp Việt Nam năm 1997 cho biết: trong ngành nông nghiệp thường thiếu sự có mặt của phụ nữ trên quy mô lớn và trong các hoạt động chính sách của địa phương.
2.1.8.3 Vai trò của giới trong nông nghiệp
Cây lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Trước đây, trong khi nam giới được xem như là người trồng lúa chính thì vai trò của người phụ nữ lại đảm trách các khâu: cấy, chăm sóc lúa sau đó là gặt, phơi sấy và bán.
Ngày nay, cả nam giới và nữ giới đều linh hoạt trong những vai trò khác nhau của mình. Vai trò của người nam được xem là chính yếu hơn trong việc quyết định việc làm những loại công việc gì. Người phụ nữ trội hơn trong những thu nhập chung trong sản xuất nông thôn như: việc xử lý, bán thực phẩm, thương
mại sản phẩm thủ công... Thu nhập của nam giới phụ thuộc hầu hết vào tién lương lao động, vận chuyển, xây dựng....
2.1.8.4 Ảnh hưởng của giới trong vấn dé sử dung đất ở nông thôn
Một nghiên cứu trong phân chia giới trên sự quản lý của pháp luật Việt Nam (Hood - 2000) người phụ nữ được xem như phụ thuộc vào gia đình và làm
công việc nội trợ hoặc những quyền mà họ có được trong gia đình.
Mặc dù, pháp luật Việt Nam không phân biệt trong vấn dé về giới trên mặt giấy tờ nhưng hầu hết người dân ở vùng nông thôn không hiểu biết về những luật này và theo sự cổ hũ của họ, đặc biệt là ở những vùng dân tộc thiểu số. Mặc dù có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không cấm đứng tên hợp lệ của người chồng hay người vợ, nhưng hau hết ở vùng nông thôn lại do người chồng đứng tên và có quyền quyết định nhiễu nhất. Diéu này gây nên rất nhiều khó khăn cho người phy nữ trong việc cho thuê tài sản và những đòi hỏi hợp pháp về quyền sử dụng đất đai.
2.1.9 Những nhân tố ảnh hưởng đến giới
2.1.9.1 Quan niệm
Chế độ phong kiến hình thành ở nước ta từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Khi đất nước ta giành lại được quyền độc lập dân tộc thì chế độ phong kiến cũng ngày củng cố và phát triển. Tư tưởng của chế độ phong kiến nói chung dựa vào Nho giáo là chủ yếu. Nhà nho, kẻ sỹ học văn hoá trong sách vở nước ngoài, rập khuôn những luân lý khó chấp nhận như:
-“Phụ nhân nan hoa” (Đàn bà khó day)
-“Nam tôn nữ ti” (Dan ông là trọng, đàn bà thấp kém)
-“Nam ngoại, nữ nội” (Việc đàn ông ở ngoài xã hội, đàn bà chỉ lo việc nhà)
-“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”....
Cách nhìn nhận người phụ nữ của giai cấp phong kiến, của Nho giáo lấy
câu nói của Khổng Tử làm tiêu chuẩn: ”Chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó dạy, gần chúng chỉ tất chúng nhờn, xa chúng tất chúng oán” (luận ngữ).
Trong hoàn cảnh “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ Việt Nam đã liên tục đấu tranh qua các thời đại để giữ vững địa vị và vai trò của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước của dân tộc góp phần quan trọng vào công cuộc dựng nước và giữ nước, đẩy mạnh sự phát triển của
dân tộc ta, xã hội ta ngày lên cao.
2.1.9.2 Kinh tế
Đóng góp kinh tế của phụ nữ và nam giới, một trong những tiền để quan trọng của quan hệ giới, thường không được nhìn nhận một cách khách quan và công bằng từ các lý thuyết về việc làm và giá trị.
Đóng góp kinh tế của phụ nữ nhìn chung chưa được đánh giá day đủ. Điều này thể hiện ở phạm vi cá nhân, ở cấp độ gia đình và ở cấp độ quốc gia. Nói riêng ở cấp độ cá nhân, những quan niệm truyền thống về những việc nặng, việc nhẹ, việc đàn ông, việc đàn bà... vẫn là những trở ngại vô hình khiến phụ nữ và nam giới có điều kiện tiếp cận rất khác nhau về nghề nghiệp và công việc Từ đó dẫn đến chỗ tiền công hay thu nhập của phụ nữ nhìn chung thấp hơn nam giới, do chỗ thường làm những công việc “nhẹ” hơn và “đơn giản” hơn.
Để thoát khỏi những bất hợp lý và thiếu công bằng trong nhận định và đánh giá các hiện tượng có liên quan đến phụ nữ và nam giới. Chúng ta phải thừa nhận rằng mỗi công dân là một thành viên trong xã hội, là nguồn nhân lực phát triển đất nước, ai cũng vì cuộc sống, vì hạnh phúc của chính bản thân, gia
đình và quan trọng hơn đó là xã hội. Như vậy, không phân biệt hay loại trừ một đối tượng nào, cả nam giới và nữ giới ngày nay đã không ngừng hòa nhập vào tốc độ phát triển của xã hội với mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Việt Nam giàu đẹp.
19
2.1.10 Câu lạc bộ khuyến nông
Cho đến nay, nông nghiệp vẫn thực sự là mũi nhọn, không chi vi mang lại ngoại tệ xuất khẩu gạo mà còn đóng góp nuôi sống đại bộ phận người dân. Vậy, sản xuất nông nghiệp có phát triển hay không, công việc CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn nhanh hay chậm được quyết định do từng hộ nông dân có tiếp thu và áp dụng nhanh được tiến bộ khoa học kỹ thuật thường xuyên và trực tiếp đến từng người dân hay không. Và ai sẽ là người chuyển giao những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đó, phải chăng đó là nghĩa vụ quan trọng hàng dau của khuyến nông viên cơ sở cấp xã và của toàn bộ hệ thống khuyến nông. Thấy được sự cần thiết đó UBND xã đã chỉ đạo 100% thôn phải xây dựng và thành lập cho được CLBKN đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo nhân dân.
2.1.10.1 CLBKN là gì ?
CLBKN là một tổ chức quần chúng tự nguyện của những người dân sản xuất nông - lâm - ngư - nghiệp đoàn kết, giúp đỡ nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nhằm đưa năng xuất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi ngày càng một tăng. Nơi đây không chỉ giúp nhau làm kinh tế mà còn đáp ứng nhu cầu đời sống tỉnh thần của nông dân. Đồng thời cũng là nơi hoạt động tốt của cán bộ khuyến nông và khuyến nồng cơ sở; thúc đẩy mỗi cán bộ khuyến nông phải tự nâng cao trình độ, phải suy nghĩ và hành động làm sao đáp ứng được yêu cầu của các hộ nông dân trong địa phương mình phụ trách.
2.1.10.2 Phụ nữ trong công tác khuyến nông
Nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược đang tạo ra cơ hội và thách thức đối với những nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam. Từ thực tế đó đặt ra cho nước ta hiện nay đồng thời thực hiện công khai hai nhiệm vụ: vừa hoàn thành CNH - HĐH đất nước, vừa chuyển sang nền kinh tế tri thức. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải có lực lượng tri thức trẻ, đông
đảo, có đức, có tài.
Đứng trước tình hình đó, ngoài sự phát triển chung của con người cả nước thì phụ nữ chúng ta phải tự vươn lên, tự giải phóng mình thoát khói những tư tưởng tự ti, rut rè, không tin tưởng vào khả năng mình, không dám đấu tranh cho quyển lợi của mình. Từ đó từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội nhằm từng bước hòa nhập cùng với xu thế của thời
đại.
Phụ nữ nông thôn ngày nay đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất trên cơ sở trao đối, phổ biến thông tin, kinh nghiệm ứng dụng, các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm thâm canh tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi đáp ứng ngày càng tốt cho gia đình va cho xã hội.
2.1.10.3 Lực lượng tham gia vào CLBKN
Tiền thân của CLBKN là Hội nông dân, hoạt động dưới hình thức tập
trung toàn bộ thành viên tham gia nhưng qua nhiều năm hoạt động đã nhận thấy rằng chị em trong hội ít tham gia ý kiến đóng góp chung với hội. Vì vậy, mô hình CLB của phụ nữ đã được hình thành. CLBKN đã và đang tổn tại với lực lượng nòng cốt là chị em phụ nữ, tuổi từ 25-55, có thể nói đây là cầu nối có hiệu qua
nhất từ trước đến nay của tất cả các hội đã từng hoạt động.
21
Bảng 2: Số Lượng Hội Viên Tham Gia Vào Từng CLBKN (Thời Điểm Tháng
03 Năm 2003)
DVT: Người Khoản mục Số lượng Tỷ lệ (%)
CLBKN thôn Biểu Chánh 80 17,47
CLBKN thôn Quảng Nghiệp 130 14,61 CLBKN thôn An Cửu 100 34,72 CLBKN thôn Tân Hội 50 16,18 CLBKN thôn Lương Lộc 100 34,36
CLBKN thôn Háo Lễ 100 17,64
CLBKN thôn Nho lâm 100 40,32
Nguồn: Hội phụ nữ xã So với tổng số phụ nữ cùng độ tuổi trên, chị em tham gia vào CLB còn rất ít; cao nhất có các thôn như: Lương Lộc, An Cửu, Nho Lâm tương ứng là:
34,36%, 34,72 và 40,30% so với tổng số phụ nữ từ 25 - 55 tuổi tại từng thôn. Đây là những thôn có số hộ thuần nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với thôn khác, nên chị em tích cực tham gia vào CLB nhằm tiếp thu kiến thức, tạo được hiệu quả trong sản xuất. Thôn Quảng Nghiệp chỉ có 14,61% phụ nữ tham gia vào loại hình này vì đây là thôn có nhiều hộ nằm dọc theo tuyến đường đi nên thuận tiện cho việc phát triển ngành nghề hơn là nông nghiệp.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với phân tích giới và một số phương pháp khác hổ trợ cho quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở tình hình chung, tiến hành việc tập hợp các số liệu kinh tế - xã hội của từng xã và của riêng từng thôn chọn nghiên cứu (để có cái nhìn bao quát và cụ thể từng địa phương). Bên cạnh đó, tiến hành phỏng vấn sâu những hộ nhất định, tính chất những cuộc phỏng vấn nhóm ở địa phương kết hợp với những lần trao đổi ý kiến với cán bộ xã, huyện về một số kế hoạch
phát triển tính tích cực của chị em phụ nữ và đồng thời đưa một số kế hoạch phát triển thêm các ngành nghề phụ để giảm bớt thời gian nhàn rỗi, nhằm tăng thêm thu nhập cho người dan. Cụ thể một số phương pháp được sử dụng:
- Phương pháp điều tra xã hội học: được áp dụng trong quá trình thu thập số liệu, đây là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng lời dựa trên bảng phỏng vấn trực tiếp (hộ nông dân hoặc nhóm), kết hợp phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập số liệu, thông tin
cân thiết để phục vụ cho nghiên cứu dé tài.
- Phương pháp mô tả: là phương pháp căn bản để xây dựng cơ sở dit liệu nghiên cứu, thu thập thông tin để kiểm chứng giả thuyết “vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp và trong công tác khuyến nông”. Phương pháp nay được áp dụng nhằm tìm cách xác định các hiện tượng và sự vật theo đúng với thực trạng vùng nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử - so sánh: dùng để phân tích vai trò giới trên cơ sở
của những biến đối lịch sử của cơ cấu nên kinh tế - xã hội. Ở đây, chúng ta
nghiên cứu bằng cách so sánh những tư liệu lịch sử ở những thời điểm khác nhau nhằm đưa ra kết luận, đồng thời tìm ra xu hướng tác động dự đoán chính xác các hoạt động trong tương lai.
- Phương pháp giải thích: phương pháp này được áp dụng nhằm thông qua
các số liệu sẵn có để tiến hành phân tích, đánh giá, giải thích các mối quan hệ của vấn dé cần nghiên cứu.
Dựa trên các phương pháp trên, để tài được tiến hành tuần tự theo các giai đoạn cụ thể sau:
- Thu thập số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp của các phòng ban trên địa bàn xã, huyện, tỉnh được chúng tôi tham khảo bao gồm: các số liệu thống kê đã được công bố, tài liệu niên giám thống kê, các báo cáo tổng diéu tra đánh giá nhanh
ae
nông thôn được thực hiện cuối năm 2003, tham khảo các kết quả thực hiện của hội phụ nữ các cấp, phòng nông nghiệp, phòng thống kê, ban địa chính xã cùng
với các thông tin từ báo, đài và các tạp chí có liên quan.
- Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra hộ nông dân tại địa bàn xã trên 7 thôn.
Trao đổi, phỏng vấn theo bảng câu hỏi... đối với các cán bộ chuyên trách tại các
ban ngành xã, thôn
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn ( PRA) - Chọn mẫu không ngẫu nhiên và chọn mẫu ngẫu nhiên
- Phân tích dữ liệu
Chúng tôi kết hợp nghiên cứu về định lượng và định tính nhằm xác định vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Phân tích định luợng được sử dụng để cho biết mối quan hệ của các nhân tố, kết hợp sự nghiên cứu về chất đã xác định được từng phần và được giải thích bởi đặc tính cơ cấu hoạt động của các nhân tố
này.
Quá trình nghiên cứu về giới ảnh hưởng đến các ngành nghề, chúng tôi đã áp dụng phương pháp phân tích nội dung dựa trên những văn bản sẵn có, các số liệu thu thập được, những ý kiến trao đổi trực tiếp có liên quan.
Dữ liệu kinh tế: Áp dụng môn thống kê đơn giản (phân tổ, phân nhóm,
xác định số tương đối, tuyệt đối..) cùng một số môn học có liên quan và những
kỹ thuật tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.
Dữ liệu mang tính chất xã hội: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tiến hành so sánh, phân tích số liệu theo tính chất định tính, định lượng trong quá trình nghiên cứu.
Số mẫu diéu tra của để tài là 150 hộ dân phân bố trên 7 thôn thuộc xã
Phước Hưng. Trong đó thôn Quảng Nghiệp có số mẫu cao nhất với 30 mẫu điều tra, vì đây là thôn tập trung nhiều dân cư hơn các thôn khác, 120 mẫu diéu tra