Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Ninh Bình, tổ chức và phân cấp Cục Thuế Ninh Bình, Chi cục Thuế TP Ninh Bình... Cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Bảng thu thập thông tin, tài liệu đã công bố
Nơi thu thập Thông tin
- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra thuế
- Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, Chi cục Thuế TP Ninh Bình
- Các thông tin, số liệu liên quan đến công tác kiểm tra thuế tại TP Ninh Bình, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại
- Các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các Ban ngành có liên quan
- Các vấn đề có liên quan đến nâng cao công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế TP Ninh Bình
2.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Phương pháp Đối tượng Nội dung chính
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Thành phố Ninh Bình
Công tác kiểm tra thuế đối với các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Ninh Bình
Phương pháp chọn mẫu điều tra
- Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình
- 20 DN ngoài quốc doanh trên địa bàn
- Tình hình kiểm tra thuế trong những năm qua đối với các DN ngoài quốc doanh
- Các vướng mắc trong quá trình kiểm tra đối với chi cục thuế và các DN
- Đánh giá của cán bộ thuế và các DN đối với quá trình kiểm tra thuế
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được số liệu, tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân loại, điều tra bổ sung. Sau đó, sử dụng phần mềm Excel làm công cụ để xử lý và tính toán số liệu theo những chỉ tiêu, tiêu chí cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê các con số về thu NSNN, số xử lý vi phạm khi kiểm tra thuế, các khoản thu sau khi kiểm tra thuế để mô tả thực trạng công tác, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kiểm tra.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế
- Phương pháp đánh giá bình quân: so sánh đánh giá năm trước năm sau và cả giai đoạn và qua các năm để thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thông qua kết quả thu ngân sách và cưỡng chế, thu nợ thuế.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn những người có chuyên môn sâu về các vấn đề liên quan đến thuế nhằm tìm ra các thuận lợi, vướng mắc khó khăn trong quá trình kiểm tra thuế ở địa bàn.
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thể Chỉ tiêu đánh giá
Đánh giá quá trình kiểm tra thuế tại các DN
ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế thành
phố Ninh Bình
Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm;
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số thời gian kiểm tra so với kế hoạch năm;
- Tỷ lệ kiểm tra hàng năm so với tổng số đối tượng kiểm tra
Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm
tra
-Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/tổng số đối tượng kiểm tra;
-Tổng số tiền thuế truy thu qua kiểm tra;
Số tiền truy thu bình quân/đối tượng kiểm tra
Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra
- Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu được đã nộp NSNN;
- Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản thanh tra, kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra;
- Tỷ lệ các trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/Tổng số thuế truy thu…
Chương 3