Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế ở các DN ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 72)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng công tác kiểm tra ĐTNT ở Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình 55 1. Tổ chức hệ thống và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm tra thuế

3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế ở các DN ngoài quốc doanh

Lập kế hoạch kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác kiểm tra của ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế TP Ninh Bình nói riêng. Công việc này được tiến hành hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu:

 Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiểm tra.

 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra.

 Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của các DN ngoài quốc doanh.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra là cơ sở để quyết định thời gian, nhân lực cho cả quá trình kiểm tra thuế. Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải dựa trên kỹ thuật phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra.

Theo quy trình kiểm tra trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, kế hoạch kiểm tra được xác định trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được về các DN ngoài quốc doanh, nguồn thông tin có được từ các phân tích, đánh giá rủi ro tại các phòng chức năng, các chi chi cục thuế, nguồn thông tin có được từ cơ sở dữ liệu quản lý của ngành thuế… Trên cơ sở phân tích các thông tin này dưới góc độ như: mức độ tuân thủ về kê khai, nộp thuế, phân tích số liệu trên báo cáo tài chính, phân tích các thông tin có liên quan từ các đối tác giao dịch… mà xác định hình thức kiểm tra, quy mô và phạm vi tiến hành. Điểm khác của quy trình kiểm tra trong cơ chế TKTN so với trước đây là việc kiểm tra không tràn lan mà tập trung chủ yếu vào các đối tượng “có vấn đề”. Kết hợp với việc phân tích và công văn hướng dẫn công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thuế, Chi cục Thuế TP Ninh Bình tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra năm gửi vể Cục thuế.

Bảng 3.5. Công văn chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra các DN ngoài quốc doanh hàng năm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Công văn chỉ đạo của Tổng Chi cục thuế về công tác , kiểm tra năm:

- Công văn số 1439/TCT - CS ngày 27/4/2011 của Tổng cục Thuế

- Công văn số 340/TCT-CS ngày 04/02/2012 của Tổng cục Thuế

Công văn số

7527/TCT-CS ngày 12/6/2013 của Tổng cục Thuế.

Tiêu thức xây dựng kế hoạch 1. Phân loại theo quy mô trên cơ sở doanh thu và số thuế DN đã thực hiện một vài năm trước đó.

2. Đánh giá theo mức độ rủi ro về thuế:

- Tỷ lệ doanh thu năm 2011/năm 2010, so với tỷ lệ tăng toàn ngành.

- Đánh giá theo tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.

- Đánh giá theo tỷ lệ thuế GTGT/TNDN năm 2011 so với năm 2010.

3. Đánh giá theo mức độ tuân thủ pháp luật

4. Các tiêu thức khác: hoạt

1. Phân loại theo quy mô trên cơ sở doanh thu và số thuế DN đã thực hiện.

2. Phương pháp lực chọn theo phương pháp rủi ro (tính điểm):

2.1. Tiêu thức chung:

- Loại hình DN

- Mức độ tuân thủ pháp luật thuế

2.2. Các tiêu thức đánh giá rủi ro theo ngành:

- Tình hình kê khai, hiệu quả sản xuất kinh doanh;

đánh giá theo tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.

2.3. Tiêu thức phụ:

1. Phân loại theo quy mô trên cơ sở doanh thu và số thuế các DN đã thực hiện, dựa vào dấu hiệu vi phạm về thuế.

2. Phương pháp lựa chọn theo rủi ro về thuế:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

- Quy mô DN

- Mức độ tuân thủ về nộp thuế.

- Loại hình DN.

- Cơ cấu tổ chức của DN.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 động xuất nhập khẩu, 5 năm

chưa được quyết toán, số hoàn thuế GTGT lớn nhưng không xin hoàn, công ty có nhiêu thành viên, chi nhánh ở nước ngoài…

- Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của DN.

- Số năm chưa được , kiểm tra

2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro.

3. Phương pháp lựa chọn xác suất đối với các ĐTNT hạch toán độc lập lỗ ít nhất 1 năm giai đoạn 2009, 2010; hạch toán phụ thuộc, chi nhánh đơn vị phụ thuộc.

- Số năm chưa , kiểm tra của DN.

Lựa chọn DN cần phải trong năm theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp.

Phân bổ kế hoạch

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực nhưng mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học và tính toán chính xác

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực và mục tiêu triển khai công tác năm.

Phải tiến hành dự kiến cụ thể số DN thực hiện , kiểm tra năm trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu tính toán đã xây dựng được (tổng nguồn nhân lực, số ngày làm việc.

Phân bổ kiểm tra tại cơ qua thuế, tại trụ sở DN…)

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực

(Nguồn: Tổng cục Thuế)

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đã hạn chế được việc kiểm tra DN ngoài quốc doanh tràn lan do hoạt động kiểm tra được thực hiện trên cơ sở chương trình kế hoạch đã được phê duyệt ngay từ đầu năm.

Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra của toàn ngành thuế nói chung và Chi cục thuế TP Ninh Bình nói riêng vẫn còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch, chưa đi sâu phân tích và căn cứ vào kết quả phân tích thông tin DN để lập kế hoạch sát đúng với yêu cầu. Nguyên nhân là do cơ sơ dữ liệu về các DN ngoài quốc doanh chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu để áp dụng kỹ thuật xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu, đánh giả rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật…theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Đối với chỉ tiêu phát triển của từng ngành trên từng khu vực khác nhau cũng không đầy đủ, không được đánh giá chính xác, thiếu cơ sở để so sánh và xây dựng kế hoạch kiểm tra khi đánh giá chỉ tiêu quy mô và tốc độ phát triển của ngành và DN cùng ngành.

Mặt khác, sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý và bộ phận kiểm tra chưa chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin từ bên ngoài của cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế…dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích xung quanh DN nộp thuế chưa cao. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của DN chưa được xây dựng hoàn chỉnh: có quá nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vi phạm, các tiêu chuẩn phân loại DN nộp thuế để xác định phạm vi chưa rõ ràng…đã gây khó khăn cho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế.

Hàng năm, Chi cục thuế TP Ninh Bình chỉ tiến hành kiểm tra được khoảng 20% tổng số DN ngoài quốc doanh mà Chi cục Thuế đang quản lý.

Trong đó, có những DN năm nào cũng được đưa vào kế hoạch kiểm tra nhưng cũng có những DN 3 năm vẫn không đưa vào kế hoạch kiểm tra. Do đó, việc

xây dựng kế hoạch kiểm tra đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức, bởi nếu không sẽ có nhiều DN liên tục bị kiểm tra trong khi lại bỏ sót các DN nhiều năm không bị quyết toán hoặc những DN có cán bộ kế toán giỏi xây dựng được một hệ thống báo cáo tài chính hoàn chỉnh mà chỉ dựa vào đó cán bộ thuế sẽ không thể đánh giá được hết rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)