Nguyên nhân hạn chế công tác, kiểm tra ĐTNT ở Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 96)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Nguyên nhân hạn chế công tác, kiểm tra ĐTNT ở Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình

3.3.1. Về cơ chế chính sách

Không phủ nhận Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện công tác quản lý thuế tốt hơn. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng Luật là từ ngày 1/7/2007 nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như các quy trình nghiệp vụ ban hành còn rất chậm, chẳng hạn quy trình kiểm tra được ban hành vào 29/05/2008… gây không ít khó khăn lúng túng trong tổ chức thực hiện. Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế các quy trình phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hoá các quy trình theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Song thời gian qua, công việc này triển khai còn chậm so với tiến độ triển khai của Luật Quản lý thuế.

- Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, thuế cũng như dễ phát sinh tiêu cực.

- Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế. Giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế còn thiếu sự kết hợp hài hoà. Giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế.

- Các văn bản hướng dẫn về thực hiện pháp luật thuế còn thiếu rõ ràng, không cụ thể gây lúng túng trong quá trình thực hiện cho cả DN và cán bộ thuế.

- Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế chưa được quy định là một chức năng của cơ quan thuế. Để tăng cường tính pháp lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế DN, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần có giám định của cơ quan chuyên môn… Mục đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển qua cơ quan công an. Trong khi đó, lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về DN; thiếu chuyên môn về quản lý thuế, khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra, việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của DN lại phải bắt đầu lại từ đầu, cho dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình kiểm tra của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của DN tiến hành rất chậm và hiệu quả chưa cao.

3.3.2. Về tổ chức thực hiện

Về lực lượng cán bộ kiểm tra thuế

Để triển khai hiệu quả cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải có một lực lượng kiểm tra thuế đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng kiểm tra thuế ở Chi cục Thuế TP Ninh Bình đã được tăng cường song vẫn còn mỏng, do đó cần bổ sung thêm cán bộ cho hệ thống này. Bên cạnh

đó, chất lượng cán bộ kiểm tra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Công tác triển khai đào tạo cho cán bộ kiểm tra vẫn còn chậm, cán bộ làm công tác này vẫn còn yếu về kỹ năng và nghiệp vụ. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra.

Về công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, kiểm tra:

Chưa có chế độ khuyến khích có hiệu quả để cán bộ kiểm tra thuế tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Việc khuyến khích đối với cán bộ không chỉ là vấn đề lương thưởng liên quan đến bằng cấp mà còn là vấn đề tạo áp lực phải đạt đến một trình độ chuyên môn nhất định, tạo điều kiện thuận lợi để học tập.

Công tác quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công chức còn nhiều bất cập, không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn quản lý. Việc lựa chọn cán bộ

vào bộ phận kiểm tra vẫn mang nặng cảm tính.

Công tác tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và tập huấn trong nội bộ ngành thuế chưa đa dạng, phong phú; chưa xây dựng được một chương trình đào tạo chuẩn và chuyên sâu về kiểm tra, hệ thống giáo trình đào tạo xây dựng còn chậm, còn dựa trên các kiến thức cũ.

Mặc dù đã được làm công tác tư tưởng, được tập huấn trước khi triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế nhưng cách nghĩ, cách làm của một số công chức chưa theo kịp tiến độ đổi mới, chưa thấy hết tính ưu việt của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng với việc triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ tin học để chuyên môn hóa công việc và liên kết hoá các bộ phận của quy trình quản lý thuế nên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Nhiều cán bộ còn yếu về tin học nên hạn chế trong việc khai thác thông tin, dữ liệu về NNT dẫn đến việc không chính xác khi phân tích rủi ro DN.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về các DN ngoài quốc doanh làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của DN còn sơ sài:

Điều này xuất phát từ việc trong một thời gian dài toàn ngành Thuế chưa quan tâm đến việc thu thập và lưu trữ thông tin về DN, chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí và nội dung cần thu thập thông tin về DN. Ngoài ra, trong giai đoạn đó chưa áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin nên việc lưu trữ thông tin thủ công gặp nhiều khó khăn do đó cơ quan thuế không có đủ thông tin về DN, gây ảnh hưởng không tốt tới việc lựa chọn đối tượng cũng như hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại DN.

Việc khai thác thông tin trên hệ thống Quản lý thuế rất bất cập, nhiều chương trình thường xuyên bị lỗi, số lượng cán bộ phòng tin học còn ít lại hạn chế về trình độ chuyên môn nên khi máy tính của các đơn vị bị hỏng thời gian chuyển phòng tin học sửa máy quá dài (thường phải 1 đến 2 tuần) gây ách tắc công việc, không đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Công tác thu thập thông tin NNT từ các phía còn nhiều khó khăn do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan như: Hải quan, Công an, Sở Kế hoạch - Đầu tư, địa chính, kiểm sát, ngân hàng…Sự phối hợp của các cơ quan này hiện nay chỉ mang tính chất giúp đỡ chưa thực sự hiệu quả.

3.3.3. Yếu tố khác

- Mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của NNT cũng như những chế tài mà cơ quan thuế có quyền áp dụng đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, song vẫn còn một bộ phận không nhỏ NNT chưa tự giác chấp hành tốt pháp luật thuế. Nguyên nhân là NNT, đặc biệt là hộ kinh doanh do kiến thức còn hạn chế, lại phân tán rộng trên địa bàn khác nhau nên việc tiếp cận theo phương thức quản lý thuế mới bước đầu còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, vẫn còn một số DN, hộ gia đình,

cá nhân kinh doanh cố ý tìm mọi thủ đoạn dưới mọi hình thức để trốn thuế, lậu thuế, gian lận các khoản tiền thuế phải nộp.

- Việc tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế của NNT.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng DN tăng lên nhanh chóng, hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin để có thể phân tích, xử lý khối lượng thông tin từ các DN…Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác kiểm tra vẫn còn chậm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)