Thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2. Thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.2.2. Thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam

1.2.2.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát làm Phó trưởng ban thường trực.

Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quy chế hoạt động (tại Quyết định 437/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (tại Quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010).

Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lậpVăn phòng điều phối Chương trình với 24 cán bộ chuyên trách (4 chuyên trách, 9 kiêm nhiệm từ các Bộ, ngành, 11 kiêm nhiệm từ các đơn vị trong Bộ).

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, trong năm 2010 các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).

Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản.

1.2.2.2. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo

Cũng trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (ngày 06/8/2010). Nhiều hoạt động tuyên truyền như họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế... cũng đã được tiến hành.

Ban chỉ đạo Trung ương đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn - Nghệ An, Hải Hậu - tỉnh Nam Định, Phước Long - tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, K’Bang - tỉnh Gia Lai làm điểm chỉ đạo.

Theo Cục Kinh tế hợp tác Phát triển nông thôn (công bố tại hội nghị ngày 15/2/2011), đến tháng 2 năm 2011, có 60 tỉnh chọn xã làm điểm chỉ đạo trước khi nhân ra diện rộng (766 xã/119 huyện), trong đó đa số lựa chọn 4-10 xã (chiếm 3-4%). Một số tỉnh chọn số xã làm điểm lớn như Phú Yên 22%, Đồng Tháp 25%, Hà Giang 23%, Lào Cai 31%... Có tỉnh đề ra kế hoạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới sớm hơn kế hoạch của Trung ương như Quảng Ninh phấn đầu 70% xã đạt nông thôn mới vào năm 2015.

1.2.2.3. Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009, về “Hướng dẫn dẫn thực

hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và Thông tư 07/2010/TT- BNNPTNT, ngày 08/02/2010 về “Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã”.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 21/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 về

“Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 về “Ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn” và Thông tư số 32/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 về “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 4/8/2010 và Sổ tay Hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới.

Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 để hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Các Bộ, ngành khác đều đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ.

1.2.2.4. Những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện xây dựng NTM ở Việt Nam

Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xây dựng NTM được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp.

Bộ máy quản lý và điều hành chương trình xây dựng NTM đã được hình thành từ Trung ương xuống địa phương. Các bộ ngành đã ban hành các loại văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM. Ủy ban Trung

ương MTTQ Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”. Ngày 8/6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.

Dự toán hàng năm trình Quốc hội về bảo đảm chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có tốc độ tăng cao hơn chi chung của cả nước. Riêng năm 2011 cao gấp 2,21 lần so với năm 2008. Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm 2009 – 2011 chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ của cả nước. Vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được ưu đãi, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được ưu tiên theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.

Năm 2010 nông nghiệp đạt mức tăng GDP là 2,78%, sản lượng lúa tăng thêm 1,17 triệu tấn; sản lượng thịt tăng 725 ngàn tấn, đạt 4,02 triệu tấn; sản lượng khai thác nuôi trồng thủy sản tăng 990 ngàn tấn, đạt 5,12 triệu tấn; sản lượng muối tăng 340 ngàn tấn, đạt 1,18 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng tăng 1,2% đạt 39,5% diện tích. Tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản đạt 19,53 tỉ USD (tăng 3,46 tỉ USD so với năm 2008).

Giao thông nông thôn được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng nông thôn. Trong 2 năm 2009 và 2010 đã huy động gần 33 nghìn tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp 11,2% và trên 24 triệu ngày công lao động.

Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Công nghiệp và dịch vụ đã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn. Trên 40 tỉnh hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn.

Năm 2012, ngân sách trung ương đầu tư cho chương trình xây dựng NTM khoảng 1.700 tỷ đồng (1.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 700 tỷ đồng vốn sự nghiệp kinh tế).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)