Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Phân tích SWOT cho quá trình XD NTM trên địa bàn huyện Nga Sơn
Chương trình xây dựng NTM của huyện luôn luôn được gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở xác định được những lợi thế, những điểm mạnh của huyện để phát triển và khắc phục những khó khăn.
Nga Sơn là huyện ven biển, có đường bờ biển kéo dài đó là một trong những lợi thế quan trọng của huyện. Trong lĩnh vực nông nghiệp huyện đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy hải sản, tập trung phát triển nôi các loại mang
lại giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ngao. Bên cạnh việc nuôi trồng thì huyện cũng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ngân hàng chích sách, Ngân hàng NN&PTNN… kết hợp thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho nhân dân tham gia đánh bắt trên biển như hỗ trợ dầu, cho vay vốn đóng mới thuyền, trang bị hệ thống liên lạc… Đặc biệt là quy hoạch vùng trồng cói vì cây cói Nga Sơn từ xưa đã nổi tiếng trong khắp cả nước và được xác định là cây trồng chủ lực của vùng ven biển. Đây là cây trồng luôn mang lại nguồn thu nhập cao cho nhân dân.
Bảng 3.9: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Nga Sơn trong tiến trình xây dựng NTM
Điểm mạnh
1. Huyện ven biển có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành như nông nghiệp, thủy sản, CN - TTCN, XD - DV.
2. Cơ sở hạ tầng đang dần dần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.
3. Cán bộ có trình độ gắn bó với quần chúng nhân dân, hiểu rõ địa bàn.
4. Có tiềm năng về quỹ đất, là nơi giao tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ.
5. Nguồn lao động đồi dào, môi trường đầu tư hấp dẫn.
6. Sự tham gia của cộng đồng ngày càng được quan tâm thể hiện bằng hiện vật và giá trị đóng góp.
Điểm yếu
1. Nằm ở vùng Đông bắc của tỉnh Thanh Hóa, xa khu trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh.
2. Mật độ dân số cao.
3. Điều kiện thiên tai lũ lụt, hạn hán, rét đậm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và sản xuất.
4. Điều kiện kinh tế còn nghèo, đời sống kinh tế các hộ nông dân còn thấp.
5. Trình độ dân trí chưa cao, đặc biệt trình độ thâm canh còn non yếu.
6. Đầu tư còn đàn trải chưa có trọng tâm, trọng điểm
7. Chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Cơ hội
1. Có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, tâm linh.
2. Quỹ đất tự nhiên cho xây dựng và sinh hoạt cho các thôn nhiều, thuận lợi.
3. Nằm ven biển có điều kiện thuận lợi giao thông đường thủy.
4. Có truyền thống trồng cói nổi tiếng khắp cả nước.
5. Chính sách thu hút đầu tư ngày càng được mở rộng và thông thoáng.
Thách thức
1. Thiếu vốn gây khó khăn cho nhiều khâu sản xuất.
2. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên không ổn định.
3. Phương thức canh tác lạc hậu còn đang phổ biến.
4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Là huyện đồng bằng ben biển là nơi giao tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, với dải đát thoai thoải ra phía biển. Với lượng quỹ đất lớn, mặt bằng bằng phẳng rất thuận lợi trong quá trình quy hoạch các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa và đặc biệt là các khu công nghiệp, khu làng nghề để phát triển sản xuất chế biến các sản phẩm của địa phương.
Với nguồn lao động dồi dào, chính sách đầu tư thông thoáng, huyện đang tạo mọi điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, hiện nay huyện đã phát triển được một làng nghề chế biến sản phẩm nông nghiệp mà chủ yếu là từ cây cói, một khu công nghiệp của huyện thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, có 2 đơn vị nước ngoài đang đầu tư vào lĩnh vực may công nghiệp giải quyết được trên 5.000 lao động.
Một yếu tố rất quan trọng mà cũng là thế mạnh trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đó là sự quan tâm và tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM của người dân ngày càng cao. Có được sự đồng thuận giúp đỡ của người dân thì chương trình sẽ được triển khai một cách mạnh mẽ và sâu rộng từ đó thời gian sẽ được rút ngắn. Bên cạnh sự đồng thuận của người dân là đội ngũ cán bộ đạt chuẩn về trình độ, hiểu rõ địa bàn và người dân nơi công tác.
Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn và thách thức cho huyện trong thực hiện xây dựng nông thôn mới:
Vì là huyện ven biển nên hàng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão gây thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, tài sản, ảnh hưởng lớn tới việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của nhân dân. Để đảm bảo cho sản xuất và cuộc sống của người dân huyện phải đầu tư nhiều công trình đòi hỏi nguồn vốn đầu lớn như cảng cá, đê chắn sóng, hệ thông kênh mương ngăn mặn,…
Cây cói là cây trồng ưu tiên phát triển vì có truyền thống lâu dài và phù hợp với vùng đất nhiễm mặn của huyện. Xác định trọng tâm phát triển cây
cói, quy hoạch vùng trồng cói chất lượng cao nhưng một vấn đề đặt ra đó là chế biến và tiêu thụ cói như thế nào để mang lại giá trị kinh tế cao. Để làm được điều này thì cần phải có các doanh nghiệp đầu tư vào ngành chế biến nông nghiệp nói chung và chế biến cây cói nói riêng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì thế huyện phải có chính sách thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường, định hướng sản xuất cho doanh nghiệp và người dân.
Với lượng lao động dồi dào nhưng hầu như là chưa qua đào tạo nghề do vậy huyện cần phải mở các lớp đào tạo nghề, tập trung đào tạo ngành ghề theo hướng phát triển của huyện, tránh tình trạng đào tạo xong rồi không sử dụng được gây lãng phí. Trong thu hút đầu tư nên yêu tiên những ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động.
Huyện tập trung phân tích đánh giá điểm mạnh yếu của từng vùng trên cơ sở nhu cầu của thị trường để tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tăng năng xuất và mang lại giá trị kinh tế cao. Khi quy hoạch vùng chuyên môn hóa không nhất thiết phải là từng xã mà có thể là liên xã. Do vậy trong chương trình xây dựng nông thôn mới của từng xã cần nghiên cứu kết hợp các xã lân cận với nhau cùng kết hợp xây dựng để các xã cùng hoàn thành được tiêu chí đề ra mà giảm được chi phí.