Mục tiêu và nội dung chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới huyện Nga Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 61)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả thực hiện chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nga Sơn

3.1.1. Mục tiêu và nội dung chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới huyện Nga Sơn

3.1.1. Mục tiêu và nội dung chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới huyện Nga Sơn

3.1.1.1. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

Nâng cao, cải tạo, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị hóa theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Khẩu hiệu của xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn huyện là "Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sạch sẽ, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ”.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2011: 26/26 xã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới và quy hoạch nông thôn mới.

- Đến năm 2013 hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới tại xã Nga An là xã điểm do tỉnh chỉ đạo.

- Đến năm 2015 có thêm 6 xã điểm gồm Nga Thành, Nga Yên, Nga Mỹ, Nga Thạch, Nga Lĩnh, Nga Hưng do huyện chỉ đạo hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

- Đến năm 2020 có thêm 13 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 20 xã, đạt tỷ lệ 77% tổng số xã trong toàn huyện;

- Định hướng đến năm 2030 phấn đấu 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

3.1.1.2. Nội dung thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn

* Quy hoạch xây dựng nông thôn mới (tiêu chí số1)

Phấn đấu năm 2010 có 01 xã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới; đến tháng 12/2011 có 26/26 xã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, đạt 100%

(Các nội dung quy hoạch nêu trên, trước khi UBND huyện phê duyệt phải lấy ý kiến tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng)

* Đường giao thông (tiêu chí số 2)

Đường giao thông đi lại thuận tiện, cảnh quan đường làng, ngõ xóm đẹp, thoáng; hệ thống đường trục chính nội đồng, đường nhánh, đường bờ vùng bờ thủa thuận tiện đảm bảo cho việc đưa cơ khí hóa vào sản xuất. Trong giai đoạn tới để xây dựng nông thôn mới toàn huyện cần đầu tư nâng cấp và làm mới 888,7 km đường giao thông các loại. Trong đó: Nhựa hoá hoặc bê

tông hoá 99,7km đường trục xã, liên xã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải (tiêu chí từng xã 100%); cứng hoá 162 km đường trục thôn, xóm đạt chuẩn (tiêu chí từng xã 70%); cứng hoá 142 km đường ngõ, xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa (tiêu chí từng xã 70%); cứng hoá 485 km đường trục chính nội đồng (tiêu chí từng xã 70%).

* Thuỷ lợi (tiêu chí số 3)

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được quy hoạch theo hướng công nghiệp hóa, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa. Xây dựng nông thôn mới cần cải tạo, xây mới 220 cầu cống các loại, 2 hồ chứa nước (hồ Đồng Vụa, xã Nga An, hồ Đồng Sỏi xã Nga Lĩnh, cải tạo 27 trạm bơm và xây mới 8 trạm bơm trên địa bàn các xã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh (tiêu chí từng xã đạt đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp); Kiên cố hoá 400 km kênh mương do xã quản lý (tiêu chí từng xã 85%).

* Điện (tiêu chí số 4)

Hoàn thiện hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện (tiêu chí từng xã đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện): Tổng số km đường dây cao thế cần cải tạo là 20,4 km, 160,4 km đường dây hạ thế và 40 trạm biến áp;

nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 98%.

* Trường học (tiêu chí số 5)

Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo trường học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia (tiêu chí từng xã là 80%).

* Cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí số 6)

Hoàn thiện nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn (tiêu chí từng xã đạt); Xây dựng nhà văn hoá, khu thể thao thôn (tiêu chí từng xã là 100%).

* Chợ nông thôn (tiêu chí số 7)

Xây dựng chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng (tiêu chí từng xã đạt).

* Hệ thống thông tin và truyền thong (tiêu chí số 8)

Tiêu chí đã tương đối đạt theo yêu cầu, giai đoạn 2010-2015 cần cải tạo, nâng cấp hệ thống thông tin cho 26 xã bằng nguồn ngân sách xã để đáp ứng yêu cầu tốt hơn.

* Chỉnh trang nhà ở dân cư (tiêu chí số 9)

Đến năm 2015 phấn đấu 76/80% số nhà đạt chuẩn bộ Xây dựng theo yêu cầu tiêu chí đề ra, đến năm 2020 tỷ lệ 80% hộ dân có nhà chuẩn của Bộ Xây dựng đạt theo tiêu chí nông thôn mới.

* Nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn (tiêu chí số 10)

Phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh (tiêu chí từng xã yêu cầu đạt 1,4 lần), mức bình quân chung của tỉnh là 8.600.000 đồng/người/năm. Năm 2010 thu nhập bình quân/người/năm đạt 9,1 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2015 - 2020 đưa thu nhập người dân lên trên gấp 2 lần so với hiện nay.

* Giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí số 11)

Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí từng xã 5%). Phấn đấu giai đoạn 2010-2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện bình quân từ 3-4%/năm.

* Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp (tiêu chí số 12)

Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội (tiêu chí từng xã 35%). Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn 45%; đến năm 2020 còn 40%, đến năm 2025 giảm xuống dưới 35%.

* Củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp (tiêu chí số 13)

- Xây dựng, nhân rộng và củng cố các mô hình tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu quả. Phát triển đồng bộ dịch vụ nông thôn, khuyến khích các HTX mở thêm các loại hình dịch vụ; phối hợp với các công ty, nhà máy

chế biến nông sản làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ sửa chữa và bảo trì các thiết bị máy móc, dịch vụ môi trường nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 có 80% HTX hoạt động có hiệu quả, không có HTX làm ăn thua lỗ. Đến năm 2020 có 100% số HTX hoạt động có hiệu quả;

- Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy mô lớn, hiệu quả cao, sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Ban hành cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn, tích tụ thêm ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất, các trang trại phát triển theo đúng quy hoạch đạt hiệu quả kinh tế cao, chú ý đến các mô hình trang trại chăn nuôi, trang trại thủy sản, khai thác hiệu quả vùng triều nuôi tôm, cá và các hải sản khác.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Nga Sơn. Phấn đấu đến năm 2015 tăng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nga Sơn lên 150 doanh nghiệp, năm 2020 tăng lên 200 doanh nghiệp. Năm 2010- 2020 thu hút khoảng 15.000-20.000 lao động từ lao động nông nghiệp sang làm trong các doanh nghiệp.

- Xây dựng và phát triển các làng nghề và dịch vụ nhằm đạt mục tiêu mỗi làng một nghề và số lao động trong làng đều tham gia làm nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

* Giáo dục (tiêu chí số 14)

Tiêu chí giáo dục trung học và tỷ lệ tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ tuc, học nghề) cơ bản đạt, tuy nhiên cần nâng cao hơn nữa. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp trong thời gian tới cần đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu và khả năng kinh doanh của họ trong sản xuất nông nghiệp, trong làm nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đảm bảo cho lao động nông thôn có đủ sức tham gia sản xuất

hàng hóa, thích ứng kịp thời với nhu cầu thị trường. Nội dung đào tạo chủ yếu: Kỹ năng quản lý và sản xuất nghề trồng lúa, trồng mau, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng hoa, cây cảnh, nghề tiểu thủ công nghiệp, các nghề dịch vụ nông thôn.

* Y tế (tiêu chí số 15)

Tăng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phấn đấu đến 2015 có thêm thêm 3 xã; đến năm 2020 có thêm 2 xã hoàn thành tiêu chí y tế nông thôn mới (đạt tiêu chí theo yêu cầu).

* Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở (tiêu chí số 16)

Phấn đấu đến năm 2015 số thôn đạt chuẩn làng văn hoá theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch là 80%;

Giai đoạn 2015-2020 số thôn đạt chuẩn làng văn hoá theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch là 100%

* Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (tiêu chí số 17) UBND xã có kế hoạch giao chỉ tiêu chấm điểm đến các xóm, khu dân cư: Tiêu chuẩn nông thôn mới cho từng xóm phải có 85% số hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh, các hộ phải có nhà sạch, ngõ sạch, khu nhà vệ sinh đảm bảo theo tiêu chuẩn, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn phải có công trình xử lý chất thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chí. Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường; xây dựng nghĩa trang theo qui hoạch; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX làm vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải.

* Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh (tiêu chí số 18) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ xã đạt chuẩn; kiện toàn đảm bảo đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo qui định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"; các tổ chức đoàn thể chính trị đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên (các tiêu chí trên đều đạt).

* Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn (tiêu chí số 19)

Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn (tiêu chí từng xã đạt).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)