Tổng quan về các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới

Tác giả Hoàng Viết Việt đã thực hiện luận văn “Một số giả pháp thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên đại bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk từ kinh nghiệm xã thí điểm Ea Tiêu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu kết quả thực hiện chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới tại xã Ea Tiêu, đề ra một số giải pháp góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắc.

Qua phân tích thực trạng nông thôn xã Ea Tiêu theo Bộ tiêu chí Quốc gia về XD NTM cho thấy xã có 7/19 tiêu chí cơ bản đạt từ 85% - 100% cụ thể là các hạng mục như: Thủy lợi, bưu điện, thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, an ninh trật tự xã hội. Có 12/19 tiêu chí tổ chức thực hiện còn ở mức dưới 70% cụ thể là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, nhà ở dân cư, hộ nghèo, cơ cấu lao động, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội.

Kết quả qua 2 năm thực hiện chương trình XD NTM của xã còn tồn tại những hạn chế:

- Việc XD NTM là một việc mới do đó mà phải vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm trong khi đó năng lực công tác và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ xã, thôn, buôn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là nhận thức của người dân mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên việc triển khai chủ trương, học tập đề án, lấy ý kiến của nhân dân còn chậm và kém hiệu quả

- Việc huy động nguồn lực của nhân dân còn hạn chế. Cho nên còn tồn tại một số hạng mục tổ chức thực hiện ở dưới mức 60%.

- Tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Đời sống, môi trường nông thôn hiện vẫn còn một số khó khăn, bất cập như: giá cả hàng hóa sản xuất và tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường. Phát triển kinh tế trên địa bàn xã chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nhu cầu lao động mang tính thời vụ, số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, thu nhập trong nhân dân không đồng đều.

- Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên liên tục, chưa tìm ra được cách làm hiệu quả thiết thực.

Trên cơ sở nghiên cứu kết quả đạt được và những tồn tại tác giả đề ra những giải pháp cho huyện Cư Kuin như sau:

Một là, tuyên truyền để người dân xem XD NTM là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của mọi người cũng như của cả hệ thống chính trị.

Hai là, lập các dự án, đề án chi tiết cho từng hạng mục công trình, khi đề án được phê duyệt, BCĐ đề án cấp huyện, cấp xã kết hợp với cơ quan chuyên môn tiến hành lập dự án, đề án chi tiết những việc cần làm, thời gian thực hiện cho từng hạng mục công trình.

Ba là, tăng cường giám sát thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch: tuyên truyền luật đất đai, giám sát, quản lý đất đai từ xã đến thôn, cương quyết ngăn chặn và xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm Luật Đất đai.

Bốn là, tăng cường huy động các nguồn vốn cho xây dựng NTM ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước.

Năm là, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển SXKD:

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư, hình thành và phát triển mạnh loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến nông lâm thủy hải sản, thu hút nhiều lao động.

Năm là, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, y tế: Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối vơi nhân dân đặc biệt là người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sỹ, đối tượng người tàn tật, người cao tuổi… Phối hợp với các tổ chức tạo điều kiện cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo được vay vốn, hỗ trợ việc làm,… Bên cạnh đó vận động người dân tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện.

Sáu là, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp xã: Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã đạt chuẩn để nâng cao hiệu quả công tác, năng lực quản lý nhà nước, năng lực thực tiễn.

Cũng trong cùng nội dung nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới, tác giả Đỗ Thị Hà đã thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.

Mục tiêu của luận văn là nhằm đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương.

Sau một thời gian nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư do nhà nước cấp ngân sách mà đây là quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực của cộng đồng.

Thứ hai, các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ có tính chất hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động phát triển của nông thôn.

Thứ ba, được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của tỉnh Bắc Ninh, Nhà nước các

hoạt động phát triển làng xóm được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin của người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ tư, sau một năm hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của người dân, đưa kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới.

Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hướng tăng lên. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp.

Về cơ sở hạ tầng: Đã được nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt được bảo đảm hơn.

Về văn hoá - xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phương được tiếp tục phát triển. Đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao.

Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng.

Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Để góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương tác giả đưa ra một số giải pháp sau:

- Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới: Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải biết kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết.

- Nâng cao dân trí: Nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt được những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, năm bắt được chủ trương về chương trình XD NTM, qua đó người dân nhận thức được vai trò cũng như lợi ích của mình. Đồng thời, hiện nay đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới: Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

- Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hoá: Xây dựng làng văn hoá đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của XD NTM. Việc xây dựng làng văn hoá, nhà văn hoá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục - y tế.

- Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường:

Các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)