Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Nga An

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 89)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các vấn đề và bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nga Sơn

3.2.1. Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Nga An

3.2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình chung của xã trước khi xây dựng NTM Xã Nga An nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, cách trung tâm huyện 10 km. Xã có 12 thôn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 928,53 ha, trong đó đất nông nghiệp là 500.36 ha chiếm 53,88%. Xã có 2.188 hộ với 8812 khẩu trong đó lao động trong độ tuổi là 5316 người chiếm 62% (đi làm ăn xa quê chiếm 19%). Đảng bộ có 401 đảng viên được sinh hoạt ở 18 chi bộ (12 chi bộ thôn xóm, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ HTX DVNN và 1 chi bộ trạm y tế, 1 chi bộ cơ quan). Trong đó số đảng viên được tặng Huy hiệu 60 năm tuổi đảng là 9 đảng viên, 50 năm tuổi đảng là 14 đảng viên, 40 năm tuổi

đảng là 99 đảng viên, 30 năm tuổi đảng là 62 đảng viên.Trong các thời kỳ xã có 7 tiến sỹ, 1 Phó gíáo sư, 13 thạc sỹ, 8 đại tá và 61 cấp tá các loại. Trong thời kỳ kháng chiến xã Nga An có 3 cán bộ tiền khởi nghĩa, 1 cán bộ lão thành cách mạng và 179 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc, rất nhiều thương, bệnh binh đã cống hiến một phần xương máu cho tổ quốc... để tạo lên quê hương có truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học, truyền thống cần cù và sáng tạo.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, Nga An được chọn là một trong 11 xã chỉ đạo điểm của tỉnh để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng, đây là một vinh dự lớn đối với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Nga An.

* Về thuận lợi:

- Xã Nga An có tuyến đường Quốc lộ 10B đi qua với chiều dài khoảng 4,5 km và tuyến đường Tỉnh lộ 23 dài 3,5 km chạy qua địa bàn theo hướng Đông - Tây; giáp với 4 xã. Trên địa bàn xã có 1 cụm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh gồm: Chùa Tiên, Hồ Đồng Vụa, phủ Thông đã được xếp hạng Khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 2005. Cụm Phủ trèo, đền Bái La, phủ Yên Hà đã được xếp hạng khu di tích lịch sử cấp tỉnh; 1 nhà thờ họ Hà Văn được xếp hạng cấp tỉnh. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên xã Nga An có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế - văn hóa xã hội.

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhận thức về pháp luật, về tiến bộ khoa học kĩ thuật của người dân đã được nâng lên thông qua các chương trình tập huấn, đất đai rộng lớn chủ yếu dùng để trồng lúa nước, còn lại trồng cây ngắn ngày trên những diện tích chủ động nước tưới tiêu, những diện tích úng trũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản, phần đất cao không chủ động tưới đã chuyển sang trồng cây lâu năm.

*Khó khăn

- Tuy vậy trong quá trình tổ chức xây dựng xã NTM, Nga An cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do địa bàn rộng có nhiều khu dân cư, tỷ lệ hộ nghèo cao, hộ làm nông nghiệp chiếm trên 70% trên tổng số hộ của địa phương. Tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo còn thấp so với tổng nhân khẩu nông nghiệp, lao động trẻ đi làm ăn xa nhiều; lực lượng lao động còn lại chủ yếu là già yếu, bảo thủ chậm áp dụng TBKH... cho nên trong những năm qua sự phát triển của địa phương còn chưa tương xứng với tiềm năng, bộ mặt nông thôn chậm đổi mới, nhiều vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đặt ra cần sự giải quyết triệt để và đồng bộ.

- Bước vào xây dựng NTM trong điều kiện thiếu thốn về vật chất, nguồn vốn, cán bộ, Đảng viên và nhân dân với tinh thần chưa hiểu rõ về xây dựng NTM, cho rằng xây dựng NTM là nhà nước đầu tư xây dựng một đô thị nông thôn chứ không nghĩ trách nhiệm của người dân là nòng cốt.

- Khả năng khai thác đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp còn yếu, chưa quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hóa, giao thông và kênh mương nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu, giá trị sản phẩm/1 ha đạt chưa cao so với tiềm năng, nhân dân trong xã vẫn sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, chưa khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của xã. Nguồn ngân sách xã còn hạn hẹp, chủ yếu là thu từ trích 1 phần cấp quyền sử dụng đất, nên mới chỉ quan tâm đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu như trường học, y tế. Trụ sở UBND xã chưa được đầu tư, đầu tư cho phát triển kinh tế chưa nhiều nên thu nhập bình quân đầu người còn thấp năm 2009 mới đạt 10,4 triệu đồng/người/năm; Cơ cấu kinh tế năm 2010 của xã chiếm tỷ lệ: Nông Nghiệp - Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại là: 50,2% - 26% - 23,8%.

Qua rà soát thực trạng xã Nga An trước khi xây dựng NTM mới có 4/19 tiêu chí đạt gồm: Tiêu chí bưu điện; có 1 HTX hoạt động có hiệu quả; hệ

thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Các tiêu chí chưa đạt theo chuẩn đó là: Các quy hoạch, giao thông đường trục xã, trục chính nội đồng; Thủy lợi kênh mương, điện, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, cơ cấu lao động; giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường. Trong đó các tiêu chí khó phấn đấu để đạt chuẩn là:

Cơ cấu lao động trong nông nghiệp và tiêu chí về môi trường.

3.2.1.2. Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng NTM xã Nga An

* Công tác thành lập ban chỉ đạo

Trên cơ sở hướng dẫn của trung ương, tỉnh, huyện đã thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo XDNTM từ Đảng bộ đến Chi bộ xóm:

+ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới gồm 37 đồng chí do đồng chí Bí thư Đảng bộ xã làm Trưởng ban.

+ Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các thành viên là các đồng chí đại diện Đảng ủy, UBND, UB MTTQ, các ban ngành liên quan cấp xã, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn…

và ban có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn, ban hành quy chế hoạt động...

- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, từng tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.

- Thành lập 4 tiểu ban phụ trách từng nội dung công việc cụ thể.

- Thành lập các tổ giám sát cộng đồng, giám sát chất lượng công trình, - Phân công nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể cụ thể như sau:

+ Mặt trận tổ quốc: Làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phụ trách hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá khu dân cư, lành mạnh việc cưới việc tang. Đồng thời tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình kết cấu hạ tầng.

+ Hội Nông dân: Chủ trì cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tạo ao vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, tổ chức dạy nghề nâng cao năng lực và trợ giúp pháp lý cho người nông dân, tiến hành vận động xây dựng người nông dân văn hoá, người nông dân khá giả;

+ Hội Phụ nữ: Chủ trì nội dung chống các hủ tục và tệ nạn xã hội, đẩy mạnh phong trào KHHGĐ, chị em giúp nhau làm kinh tế giỏi...

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì nội dung vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp, tổ chức học nghề nâng cao kiến thức cho thanh niên, người dân trong xã, phát huy phong trào "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".

+ Hội Cựu chiến binh: Chủ trì nội dung vận động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và giám sát cuộc vận động nâng cao chất lượng dân chủ trong việc lựa chọn quyết định các nội dung xây dựng nông thôn mới ở xóm, xã, chủ chốt trong công tác vận động xây dựng và nâng cấp các công trình vệ sinh...

+ Hội Người cao tuổi với trách nhiệm thực hiện tốt cuộc vận động “Ông, bà cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo” khuyến khích cháu con tích cực trong phong trào xây dựng NTM tại địa phương.

- BCĐ có nhiệm vụ rà soát thực trạng xây dựng đề án; lựa chọn các thôn kiểu mẫu trong đó có: thôn 1 kiểu mẫu về phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thôn 6 kiểu mẫu về văn hóa, thôn 8 kiểu mẫu về môi trường xanh – sạch – đẹp; thôn 12 kiểu mẫu về chỉnh trang nhà cửa.

Ở xóm:

Thành lập tiểu ban XDNTM do đồng chí Bí thư chi bộ làm Trưởng tiểu ban, các đồng chí chi ủy, trưởng tổ chức đoàn thể là thành viên cùng tổ chức tuyên truyền vận động và trực tiếp chỉ đạo thực hiện.

Ở các hộ dân:

+ Tạo sự đồng thuận cao trong các quan điểm của đảng và nhà nước về xây dựng NTM bằng các hoạt động thiết thực như: Tích cực sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, sân, vườn, công trình vệ sinh, hệ thống sử lý nước thải trong chăn nuôi...

+ Trực tiếp đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương như hiến đất, đóng góp ngày công, đóng góp kinh phí xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông tại thôn xóm.

* Ban hành văn bản

- Ban hành các văn bản chỉ đạo gồm:

+ Quyết định số 05/Q Đ – ĐU ngày 28/4/2010 về thành lập Ban chỉ đạo XD NTM xã Nga An;

+ Quyết định kiện toàn BCĐ XD NTM số: 116/Q Đ – UBND ngày 16/9/2010; số 73/Q Đ-UBND ngày 22/4/2011; số 05/Q Đ/KTBCĐXDNTM ngày 13/3/2012

(Kèm theo Quyết định là danh sách và thông báo phân công thành viên ban chỉ đạo CT XDNTM và làng xóm kiểu mẫu, đoàn thể đỡ đầu đơn vị XD xóm kiểu mẫu).

+ Quyết định ban hành quy chế hoạt động của BCĐ XDNTM số 120/QĐ-BCĐ ngày16/9/2010; số 06/Q Đ-BC Đ ngày 15/3/2012

(Kèm theo quyết định là Quy chế hoạt động của BCĐ XDNTM)

+ Kế hoạch XD NTM số: 07/KH-BCĐ ngày 20/3/2010 cho cả giai đoạn.

+ Các Nghị quyết về việc chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới số 03/Q Đ/ĐU ngày 25/10/2010; NQ số 05/NQ-ĐU ngày 28/4/2011; NQ số: 11/NQ- ĐU ngày 03/8/2012; Nghị quyết số 15/NQ-ĐU ngày 28/4/2013.

- Các cơ chế, chính sách:

Căn cứ vào chủ trương, của Đảng uỷ về ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, UBND xã đã thực hiện cơ chế khuyến khích như sau:

+ Hỗ trợ xây dựng Nhà Văn hoá làng = 30% giá trị xây dựng.

+ Xây dựng Nhà vệ sinh, Hầm biôga theo tiêu chuẩn = 500.000đ/01 công trình.

+ Khuyến khích cây trồng có giá trị kinh tế cao = 200.000 - 500.000đ/01 sào.

+ Hỗ trợ mô hình cây trồng mới: Có diện tích từ 0,5 đến dưới 1 ha = 10 triệu đồng/1 mô hình; Có diện tích từ 1 ha trở lên = 20 triệu đồng/ 1 mô hình.

+ Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp 100 triệu đồng/01 trang trại.

+ Mua máy cấy = 1 năm lãi xuất ngân hàng/giá trị của máy.

+ Mua máy cày trung hỗ trợ 10 triệu đồng/máy + Mua máy gặt hỗ trợ 5 triệu đồng/máy.

* Công tác tuyên truyền

Cấp uỷ và chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền và quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân thông qua các hình thức như tổ chức quán triệt thông qua các hội nghị, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tuyên truyền lưu động, cắt dán kẻ vẽ cụm tin, các khẩu hiệu, phanô, áp pích... Tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức rõ mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (với mục tiêu xây dựng NTM, lấy sức dân là chính, lấy của dân để lo cho dân).

Các hội tham gia các cuộc thi tìm hiểu về XD NTM như: Hội thi kiến thức nhà nông với XD NTM của Hội Nông dân đạt giải nhất cụm; Hội Phụ nữ tham gia hội thi phụ nữ chung tay XD NTM đạt giải 3 huyện; Đoàn Thanh niên tổ chức các chuyên đề tìm hiểu kiến thức XD NTM; Mặt trận tổ quốc phát động thư kêu gọi toàn dân đoàn kết XD NTM…

* Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập

Bước vào xây dựng NTM mới với quan điểm chỉ đạo XD NTM cái cốt lõi là người dân phải có thu nhập và thu nhập ổn định năm sau phải cao hơn năm trước. Với tinh thần đó song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh, việc tập trung vào phát triển sản xuất và ngành nghề để nâng cao thu nhập cho người nông dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của BCĐ. Sau nhiều lần thăm quan học tập kinh nghiệm ở các nơi, họp bàn giải pháp; Căn cứ vào chủ trương của Đảng uỷ, Nghị quyết của HĐND xã, UBND xã đã xây dựng cơ chế khuyến khích cho sản xuất và đấu mối với với các ban ngành, với trường ĐH Nông nghiệp, với Viện Cây lương thực - thực phẩm; và các công ty thu mua chế biến hàng nông sản… về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất;

kết quả đạt được như sau:

- Về phát triển sản xuất: Thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp UBND xã đã xây dựng các mô hình sau:

Về sản xuất lúa

- Xây dựng vùng lúa năng suất chất lượng cao: bố trí bằng giống Bắc Thơm số 7 Năm 2011 sản xuất 10 ha/vụ; năm 2012 sản xuất 18.4ha/vụ. Kết quả đều cho năng xuất 58 – 60 tạ/ha và giá trị tăng so với các giống lúa khác 1,5 lần.

- Xây dựng vùng lúa năng xuất hiệu quả cao: Bố trí bằng các giống N91, năm 2011: sản xuất 70 ha; năm 2012: sản xuất 150ha; trong đó có 50 ha áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Kết quả đạt được năng xuất ổn định thừ 58 – 60 tạ/ha . Riêng diện tích áp dụng cơ giới hóa đồng cho năng xuất cao hơn 5-10 tạ/ha và số lần sử lý sâu bệnh giảm 1-2 lần/vụ và giải phóng được 1 phần lao động chuyển sang ngành nghề khác.

- Xây dựng vùng lúa năng xuất chất lượng hiệu quả cao trên vùng đất 2 lúa chân vàn và tăng 1 vụ đông: Kết quả năm 2011; 2012 đều sản xuất lúa với diện tích 47 ha cho năng xuất 60 - 65 tạ/ha. Và kết quả sản xuất tăng vụ: Năm 2011 đưa 4 ha bí đông và 0.5ha khoai tây vào sản xuất nhưng do ảnh hưởng của rét kéo dài làm chậm thời vụ cộng với mưa cuối vụ gây ngập úng nên làm cây trồng sinh trưởng chậm phải thu hoạch sớm để giải phóng đất làm vụ xuân nên năng xuất đạt được chưa cao. Rút kinh nghiệm từ những năm trước năm 2012 UBND xã bố trí tiếp 5ha bí đông với lịch thời vụ sớm hơn 15-20 ngày và chuẩn bị hệ thống thủy lợi tiêu nước khi có mưa lụt cuối vụ. Kết quả năng xuất Bí đạt 10 tấn/ha thu giá trị 50 – 60 triệu đồng/ha ( cuối vụ giá cao thu 3-4 triệu/sào); Kết quả của mô hình này không những tăng về mặt giá trị/

1 đơn vị diện tích mà còn tạo việc làm cho nông dân trong những tháng cuối năm không phải đi làm ăn xa.

- Xây dựng mô hình lúa - cá - vịt - vườn: Sản xuất năm 2011; 5 ha ; năm 2012: 7 ha tại vùng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả ở xóm 1, kết quả đạt được năng xuất lúa 50 tạ/sào và 1 tấn cá/ha, thu giá trị tăng từ 7- 8 lần so với sản xuất lúa trước kia.

Về mô hình cây có giá trị kinh tế cao:

UBND xã đã hợp tác với Trung tâm Chuyển giao TBKHKT của Trường ĐHNN Hà Nội xây dựng các mô hình và đấu mối với Công ty TNHH chế biến rau, củ, quả Hải Dương để tiêu thụ một số sản phẩm cho các hộ sản xuất.

- Mô hình cây dưa bao tử: Bố trí 2ha, kết quả mô hình thu lãi 120-140 triệu đồng/ha/vụ.

- Mô hình rau an toàn: Bố trí 1 ha bằng giống bắp cải nhưng do thị trường tiêu thụ không ổn định nên kết quả đạt chưa cao.

- Mô hình nấm ăn và nấm linh chi: Năm 2011: bố trí 5 trại; hỗ trợ tiền lán trại và giống nhưng do đây là 1 mô hình mới các hộ sản xuất chưa có

kinh nghiệm, nên hiệu quả thu được bước đầu chưa cao. Rút kinh nghiệm dần đến nay các hộ đã sản xuất quen và thu lãi từ 5 - 10 triệu/đồng/trại/3 tháng.

- Mô hình bí xanh xen đại táo: 2 ha

- Mô hình dưa lê siêu ngọt: 0,5 ha; thu lãi từ 1,5-2 triệu đồng/sào.

- Mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp: Nhân dân đầu tư mua 4 máy gặt đập liên hợp giá trị 1.18tỷ đồng, 5 máy cày hạng trung giá trị 1 tỷ đồng, 6 máy cấy trị giá 250 triệu đồng; HTXDVNN làm khâu dịch vụ sản xuất mạ khay đáp ứng nhu cầu nông dân trong xã, ngoài ra còn làm dịch vụ mạ khay - máy cấy cho các xã lân cận.

* Về chăn nuôi:

- Mô hình cải tạo năng suất, chất lượng thịt đàn dê địa phương: Đưa giống dê Bách thảo, Bore về lai với giống dê cái nền của địa phương để từng bước cải tạo năng xuất và chất lượng thịt đàn dê địa phương.

- Mô hình trang trại lợn công nghiệp:

Toàn xã có 204 gia trại chăn nuôi các loại gia súc gia cầm nhưng do các gia trại muốn mở rộng quy mô, tăng đàn nhưng trong khu dân cư chật hẹp gây ô nhiễm môi trường. Năm 2012 UBND xã đã quy hoạch được 7 hộ ra khu vực quy hoạch vùng chăn xây dựng 7 trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp với quy mô 650 con lợn thịt/trại với tổng mức đầu tư 7 tỷ.

- Phát triển ngành nghề:

Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống như: Xe đay, quại lõi, dệt chiếu, đan lát hàng thủ công mỹ nghệ…

Toàn xã có gần 500 máy xe lõi, 50 máy xe đay, hơn 200 lao động tham gia sản xuất chiếu, lõi; thảm và đan lát hàng thủ công mỹ nghệ.

Có 2 doanh nghiệp và 5 đại lý chuyên thu mua các loại sản phẩm từ cây cói để xuất bán đi các nơi và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)