Khái quát về tài chính nói chung trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về tài CHÍNH TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 21 - 26)

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1.2.1 Khái quát về tài chính nói chung trong công ty cổ phần

Theo Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.17 Vì công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp nên tài chính trong CTCP sẽ mang nét đặc trưng của tài chính doanh nghiệp. Với mối liên quan chặt chẽ đó nên những nội dung khái quát về tài chính trong CTCP người viết trình bày sauđây được dựa trên cơ sở những kiến thức về tài chính của doanh nghiệp.

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, tài chính doanh nghiệp chia thành hai bộ phận là: 18

Bộ phận thứ nhất là tài chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ

Bộ phận tài chính này cònđược gọi là tài chính doanh nghiệp phi tài chính. Doan h nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp không kinh doanh tiền tệ, bao gồm các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế trực tiếp sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa và cungứng dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Bộ phận thứ hai là tài chín h các tổ chức tài chính trung gian

Bộ phận tài chính này cònđược gọi là tài chính doanh nghiệp tài chính. Doanh nghiệp tài chính là doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, cô ng ty chứng khoán, quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng, công ty cho thuê tài chính. Doanh nghiệp tài chính còn có tên gọi là các tổ chức tài chính trung gian.

1.2.1.1 Khái niệm về tài chính trong công ty cổ phần

Tài chính trong công ty cổ phần là các quỹ bằng tiền của công ty cổ phần. Hình thái vật chất của các quỹ này hoặc là tiền, hoặc là nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hoặc các loại chứng khoán có giá. Quỹ tiền tệ của CTCP được tạo lập từ nhiều nguồn tài chính khác nhau và vận động không ngừng để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trong công ty mình.19 Trong công ty cổ phần có những nét đặc trưng về tài chính là: 20

Thứ nhất, tài chính trong CTCP là một trong những hình thức phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động

17 Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp.

18 Lê Thị Mận,Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 18, 19.

19 Lê Thị Mận,Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 73, 74.

20 VõĐình Toàn, Giáo trình luật tài chính Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, 2004, tr. 243, 244.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP. Sự vận động của các nguồn tài chính diễn ra theo bốn nhóm quan hệ kinh tế sau đây:

 Các quan hệ trong nội bộ CTCP để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh;

 Các quan hệ giữa CTCP với Ngân sách Nhà nước;

 Các quan hệ giữa CTCP với hệ thống tín dụng, ngân hàng và các tổ chức thuê mua tài chính trong việc vay, trả nợ, thuê mua tài sản;

 Các quan hệ giữa CTCP với thị trường trong việc cung ứng các yếu tố vật chất và dịch vụ sản xuất (đầu vào) cũng như tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (đầu ra) của quá trình kinh doanh.

Thứ hai, sự vận động của các nguồn tài chính trong CTCP phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP. Điều đó thể hiện ở chỗ sự chuyển hóa các nguồn tài chính hướng tới sự hình thành các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của CTCP và ngược lại. Sự chuyển hóa qua lại đó được thực hiện thông qua hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của CTCP.

Từ những đặc trưng đã được nêu ở trên có thể rút ra kết luận về tài chính trong CTCP như sau:

Tài chính trong công ty cổ phần là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính t rong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của công ty cổ phần trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.

1.2.1.2 Chức năng của tài chính trong công ty cổ phần

Nếu tài chính là một phạm trù kinh tế- lịch sử, sự phát sinh và tồn tại của nó có tính chất khách quan, thì chức năng của tài chính là những đặc tính vốn có của chúng.

Những chức năng này phát sinh khi phạm trù tài chính xuất hiện và được hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước. Tài chính trong doanh nghiệp nói chung hay trong CTCP nói riêng đều thể hiện hai chức năng, đó là: 21

Chức năng thứ nhất là chức năng phân phối

Bản chất của tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trìn h tạo lập và phân phối các nguồn tài chính. Do đó, chức năng phân phối là chức năng vốn có, nằm sẵn trong phạm trù tài chính, biểu hiện bản chất của tài chính. Công ty cổ phần là một trong các chủ thể phân phối tài chính, chính nhờ chức năng này mà các nguồn lực tài chính của

21 Lê Thị Mận,Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 13-16.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N xã hội được phân phối cho các chủ thể phân phối tài chính nói chung trong CTCP nói riêng, từ đó đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của CTCP trong nền kinh tế.

Kết quả của quá trình phân phối tài chính trong công ty cổ phần sẽ hình thành nên các quỹ tiền tệ của CTCP với các mục đích sử dụng đãđược xác định trước đó là quỹ tiền tệ của CTCP dùng để sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa và cungứng dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Phân phối tài chính trong công ty cổ phần có đặc điểm chủ yếu là luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của công ty. Ngoài ra, còn có haiđặc điểm khác là:

Thứ nhất, phân phối tài chính trong CTCP chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị;

Thứ hai, phân phối tài chính trong CTCP bao gồm cả phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại đan xen nhau, trong đó phân phối lại là chủ yếu. Hai loại phân phối này được thực hiện chủ yếu thông qua các khâu của hệ thống tài chính và hệ thống giá cả.

 Về phân phối lần đầu: là phân phối phần thu nhập cơ bản giữa những thành viên tham gia tạo ra của cải vật chất của xã hội. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu tại khâu cơ sở của hệ thống tài chính. Trong phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội trong khu vực sản xuất sẽ hình thành những bộ phận, một phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phần này hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định và quỹ bù đắp vốn lưu động đã ứng ra; một phần hình thành q uỹ lương để trả lương cho người lao động; một phần để hình thành quỹ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại); một phần nộp thuế cho Nhà nước để hình thành nên quỹ tập trung của Nhà nước và một phần là thu nhập cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tài nguyên.

Kết thúc quá trình phân phối lần đầu sẽ hình thành nên những phần thu nhập cơ bản của các chủ thể tham gia tạo ra của cải vật chất cho xã hội hay thực hiện các dịch vụ.

Nếu quá trình phân phối dừng lại ở đó thì nhiều nhu cầu cần thiết khác của xã hội sẽ không được đáp ứng. Do đó, quá trình phân phối lại phát sinh là một nhu cầu khách quan.

 Về phân phối lại: là sự tiếp tục phân phối thu nhập cơ bản đã được hình thành trong phân phối lần đầu và thực hiện các quan hệ điều tiết thu nhập để đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng, cũng như phục vụ các yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Mục đích của phân phối lại là nhằm đảm bảo cho khu vực không sản xuất vật chất có phần thu nhập thỏa đáng để tồn tại và phát triển theo định hướng của Nhà nước; để chuyển quyền sở hữu một phần thu nhập từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào tay Nhà nước dưới hình thức thuế; giúp Nhà nước điều hòa các nguồn tiền tệ để đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành, địa phương; thêm nữa là làm thay đổi quyền sử dụng

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N các khoản thu nhập đãđược hình thành qua phân phối lần đầu, giúp các tổ chức, cá nhân sử dụng các khoản thu nhập có hiệu quả hơn.

Trong công ty cổ phần, với chức năng phân phối, thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại, công ty đã thúcđẩy quá trình sản xuất kinh doanh của mình, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ trong nền kinh tế như: mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tích tụ và tập trung, mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa công ty với các chủ thể tham gia phân phối khác.

Chức năng thứ hai là chức năng giám đốc

Chức năng giám đốc của tài chính trong công ty cổ phần là chức năng vốn có bắt nguồn từ bản chất của tài chính và có quan hệ biện chứng với chức năng phân phối của tài chính trong CTCP. Giám đốc tài chính trong CTCP là sự kiểm tra sự hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của CTCP, đảm bảo cho quỹ tiền tệ của công ty trong nền kinh tế được phân phối hợp lý, sử dụng chúng hiệu quả và thực hiện được mục đích đề ra. Như vậy, đối tượng của giám đốc tài chính là giám đốc phân phối các nguồn lực tài chính trong xã hội ở tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Đặc điểm của giám đốc tài chính trong CTCP là giám đốc bằng tiền đối với các hoạt động kinh tế, tài chính của công ty và chủ thể của giám đốc tài chính trong CTCP cũng là chủ thể phân phối tài chính trong CTCP hay là chính CTCP đó.

Giám đốc tài chính đảm bảo duy trì kỷ cương, pháp luật về tài chính, phát hiện, xử lý, ngăn ngừa những hiện tượng tham ô, gây lãng phí của cải, chỉ ra những sai xót, những bất hợp lý không có hiệu quả kinh tế nhằm đưa ra các giải pháp để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo sự lành mạnh các quan hệ kinh tế, tạo điều kiện phát huy toàn bộ khả năng tiềm tàng của công ty, phục vụ cho sự phát triển công ty, từ đó cũng góp phần làm phát triển kinh tế- xã hội.

Về nội dung, giám đốc tài chính trong công ty cổ phần là sự xem xét tính cần thiết, quy mô, tỷ trọng của việc phân phối các nguồn lực tài chính để hình thành quỹ tiền tệ của CTCP và hiệu quả của việc sử dụng chúng, nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ được phân phối và sử dụng tối ưu.

Về phạm vi, giám đốc tài chính trong công ty cổ phần được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân phối sản phẩm xã hội. Nó được tiến hành rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, thông qua tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Công tác kiểm tra tài chính có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối và cũng có thể diễn ra một cách độc lập tương đối không đi liền với các hoạt động phân phối. Có thể nói, ở đâu có sự hoạt động của tiền tệ thuộc phạm trù tài chính thìở đó có sự giám đốc tài chính.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N 1.2.1.3 Vai trò của tài chính trong công ty cổ phần

Vì là một loại hình doanh nghiệp nên vai trò của tài chính trong công ty cổ phần ắt sẽ mang những đặc trưng về vai trò của tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng được đề cao, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có hai vai trò chủ yếu là: 22

Thứ nhất là tổ chức huy động - sử dụng vốn có hiệuquả

Tài chính trong doanh nghiệp nói chung hay trong CTCP nói riêng là khâu cơ sở của hệ thống tài chính, hoạt động tài chính của nó luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, đã góp phần tạo ra thu nhập quốc dân, tăng tích lũy cho nền kinh tế và tập trung vốn cho Nhà nước.

Công ty cổ phần là một đơn vị kinh tế cơ sở, sử dụng trực tiếp các tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động để tạo ra của cải vất chất cho xã hội, là nơi phát sinh ra các quan hệ kinh tế thông qua hoạt động mua bán, vay mượn, phân phối và trực tiếp thi hành các chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước.

Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, biện pháp là giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, mở rộng quyền chủ động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và cả trong tài chính. Vì vậy mà hiện nay, công ty cổ phần cũng như các loại hình doanh nghiệp khác sẽ tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn, doanh thu, chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, cùng với đó là tăng cường trách nhiệm của người lãnhđạo trong điều hành kinh doanh.

Để phù hợp và thích nghi với nền kinh tế thị trường, Chính phủ đã quy định nhu cầu về vốn đối với các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Và với loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Chính phủ quy định, ngoài các khoản vốn tự có, vốn do doanh nghiệp tự tích lũy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung hay CTCP nói riêng còn được huy động vốn dưới các hình thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn, nhận góp vốn liên kết.

Trong công ty cổ phần hay các loại hình doanh nghiệp khác, muốn chi phí huy động vốn thấp nhất được đảm bảo thì việc huy động vốn vừa phải đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh vừa phải lựa chọn hình thức huy động hợp lý. Vì vậy, để định hướng sự huy động vốn cũng như hạ thấp chi phí nhằm tăng lợi nhuận cần xác định nhu cầu vốn hợp lý cho hoạt động của doanh nghiệp mình.

22 Lê Thị Mận,Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 76-78.

GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: TrầnXuân N Cùng với việc tạo lập nguồn vốn, doanh nghiệp còn phải biết tổ chức phân phối sao cho hợp lý, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đồng thời phải bảo toàn và phát triển vốn dựa trên cơ sở giảm hao phí vật chất, sử dụng tối ưu công suất máy móc thiết bị hiện có, thu hút lao động vào làm việc với năng suất cao, tăng tích lũy, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Thứ hai là đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh

Tài chính công ty cổ phần góp phần vào việc kích thích hay kìm hãm hoạt động của nền kinh tế. Là tác dụng kích thích hay kìm hãm như bao doanh nghiệp khác, CTCP phải tùy thuộc vào sự vận dụng chức năng phân phối của người quản lý trong việc giải quyết lợi ích kinh tế đối với các chủ thể.

Vai trò kích thích,điều tiết tài chính trong CTCP thể hiện rõ nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý, thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ và t hông qua việc xác định giá mua, bán hợp lý của hàng hóa, dịch vụ, cổ phiếu sẽ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về tài CHÍNH TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)